Coveram là thuốc gì? Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ

5/5 - (10 bình chọn)

Coveram là thuốc gì?

Coveram thuộc nhóm thuốc tim mạch có tác dụng điều trị một số bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành ổn định.

Thuốc có thành phần chính là Perindopril arginine hàm lượng 5mg/viên tương đương hàm lượng 3,395mg perindopril/viên và Amlodipine hàm lượng 5mg/viên dưới dạng amlodipine besylate.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, được đóng gói trong 1 lọ, mỗi lọ gồm 30 viên. Thuốc được sản xuất bởi công ty Servier Ireland Industries Ltd.

Các dạng hàm lượng thuốc Coveram trên thị trường

Coveram 5mg/ 5mg

Coveram 5mg/ 5mg có thành phần chính là Perindopril arginine hàm lượng 5mg/viên tương đương hàm lượng 3,395mg perindopril/viên và Amlodipine hàm lượng 5mg/viên dưới dạng amlodipine besylate. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, được đóng gói trong 1 lọ, mỗi lọ gồm 30 viên.

Thuốc Coveram 5mg/ 5mg
Thuốc Coveram 5mg/ 5mg

Coveram 5mg/ 10mg

Coveram 5mg/ 10mg có thành phần chính là Perindopril arginine hàm lượng 5mg/viên tương đương hàm lượng 3,395mg perindopril/viên và Amlodipine hàm lượng 10mg/viên dưới dạng amlodipine besylate. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, được đóng gói trong 1 lọ, mỗi lọ gồm 30 viên.

Thuốc Coveram 5mg/ 10mg
Thuốc Coveram 5mg/ 10mg

Coveram 10mg/ 5mg

Coveram 10mg/ 5mg có thành phần chính là Perindopril arginine hàm lượng 10mg/viên tương đương hàm lượng 6,79mg perindopril/viên và Amlodipine hàm lượng 5mg/viên dưới dạng amlodipine besylate. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, được đóng gói trong 1 lọ, mỗi lọ gồm 30 viên.

Thuốc Coveram 10mg/ 5mg
Thuốc Coveram 10mg/ 5mg

Coveram 10mg/ 10mg

Coveram 10mg/ 10mg có thành phần chính là Perindopril arginine hàm lượng 10mg/viên tương đương hàm lượng 6,79mg perindopril/viên và Amlodipine hàm lượng 10mg/viên dưới dạng amlodipine besylate. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, được đóng gói trong 1 lọ, mỗi lọ gồm 30 viên.

Tất cả các sản phẩm trên đều là thuốc do công ty Servier Ireland Industries Ltd sản xuất.

Thuốc Coveram 10mg/ 10mg
Thuốc Coveram 10mg/ 10mg

Coveram có tác dụng gì?

Thuốc có chứa 2 thành phần  là Perindopril và Amlodipine

Amlodipine là một thuốc thuộc nhóm chẹn kênh calci phân nhóm dihydropyridine có  tác dụng chủ yếu ở động mạch. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ngoài ra tuốc còn được sử  dụng trong điều trị đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim.

Cơ chế của thuốc như sau: Bình thường ion Ca++ đi vào bên trong tế bào sẽ tạo phức với calmodulin, phức hệ Ca++-calmodulin. Phức hợp này sẽ hoạt hóa Myosin-LC-Kinase từ đó làm chuyển hóa Myosin-LC thành Myosin-LC-PO4.  Myosin-LC-PO4 sẽ tương tác với các sợi actin và từ đó gây co cơ trơn mạch máu. Tuy nhiên khi thuốc tác dụng làm ức chế kênh calci từ đó làm ức chế tác dụng co cơ trơn mạch máu và gây giãn mạch. tác dụng giãn cơ trơn mạch máu giúp hạ huyết áp, đây là cơ chế hạ huyết áp của Amlodipine.

Ngoài ra thông qua cơ chế làm giãn mạch, thuốc làm giãn các tiểu động mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi, giảm hậu gánh cho cơ tim, trong khi nhịp tim vẫn suy trì bình thường từ đó làm giảm nhu cầu oxy cho cơ tim và năng lượng cần tiêu thụ ở cơ tim. Thuốc có tác dụng giãn mạch vành đặc biệt là giãn mạch ở những nơi thiếu máu từ đó làm tăng lưu lượng máu, phân bố lại lượng máu cho những vùng có lợi cho tim bị thiếu máu, đồng thời việc giãn mạch vành sẽ làm tăng cung cấp oxy cho cơ tim. Như vậy thuốc vừa có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy cho co tim, giảm hậu gánh, phân bố máu cho những vùng thiếu máu có lợi cho cơ tim, đây cũng là những mục tiêu cho điều trị đau thắt ngực. Thuốc có tác dụng trong điều trị đau thắt ngực đau thắt ngực : thể Prinzmetal hoặc đau thắt ngực biến thế.

Công thức hóa học của Amlodipine
Công thức hóa học của Amlodipine

Tác dụng của  Perindopril

Perindopril thuốc nhóm thuốc ức chế men chuyển, thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

Cơ chế tác dụng như sau: Thuốc khi đi vào cơ thể có tác dụng ức chế enzym chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II, sự ức chế này sẽ làm tăng quá trình hoạt hóa renin ở huyets tương tư đó làm cho thương thận giảm tiết aldosteron là một hormone giữ muối nước như vậy sẽ làm tăng thải Na+ và tăng giữ K+ từ đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra sự giảm tổng hợp angiotensin II, ức chế receptor AT1 tác động trên mạch gây giãn mạch, hạ huyết áp đồng thời ức chế các yếu tổ phát triển gây phì đại cơ tim, cải thiện chức năng mạch máu. Bên cạnh đó khi ức chế enzym chuyển (ACE) làm giảm giáng hóa bradykinin thành các heptapeptid, khi bradikinin không được giáng hóa sẽ làm giãn mạch và tăng thải Na+ góp phần vào cơ chế hạ huyết áp.

Trên mạch thuốc tác động làm giãn mạch làm giảm sức cản ngoại vi từ đó giúp hạ huyết áp đồng thời làm tăng phân phối máu lại những vùng thiếu máu, giảm phì đại thành mạch.

Trên tim Perindopril có tác dụng làm giảm xơ hóa và phì đại thất trái, thuốc ít ảnh hưởng đến nhịp tim và cung lượng tim.

Perindopril có tác dụng trên thận làm giảm aldosteron từ đó làm tăng thải Na+ nên có tác dụng lợi tiểu và tăng giữ K+, tăng thải acid uric từ đó có thể làm tăng nồng độ Kali huyết và giảm nồng độ natri huyết.

Ngoài ra do thuốc ức chế quá trình giáng hóa bradykinin nên nó có tác dụng tích lũy bradykinin và một số chất khác như PGE2, PGI2, NO trong cơ thể.

Cả hai thuốc đều có tác dụng giãn mạch máu những có có cơ chế khác nhau từ đó giúp hạ huyết áp và duy trì dòng máu trong cơ thể bình thường.

Công thức hóa học của Perindopril
Công thức hóa học của Perindopril

Chỉ định của thuốc Coveram

  • Với tác dụng hạ huyết áp nên thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị tăng huyết áp.
  • Thuốc còn được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh động mạch vành ổn định
  • Thuốc có phối hợp cả hai thành phần Perindopril và Amlodipine nên có thể được chỉ định dùng thay thế cho những bệnh nhân đang sử dụng cả 2 viên thuốc tiếng biệt Perindopril và Amlodipine. (Như vậy có thể đơn giản hóa các thuốc điều trị)

Tham khảo thêm: THUỐC HẠ HUYẾT ÁP HIỆU QUẢ, TỐT NHẤT HIỆN NAY ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

Cách sử dụng thuốc Coveram

  • Thuốc được bào chế  ở dạng viên nén được sử dụng đường uống, thuốc được uống vào thời điểm buổi sáng, trước bữa ăn sáng. Uống thuốc với một lượng nước vừa đủ.
  • Do thuốc có tác dụng hạ huyết áp cho bệnh nhân nên cần sử dụng duy trì để bảo huyết áp bệnh nhân luôn giữ ổn định, tránh tình trạng dừng đột ngột, nếu ngừng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liều sử dụng: liều thông thường sử dụng cho bệnh nhân là 1 viên/lần/ngày. Liều dùng có thể thay đổi tùy theo tình trạng của bệnh nhân, các bệnh lý nên mắc kèm,  theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những bệnh nhân gặp phải tình trạng suy gan và suy thận cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có cần hiệu chỉnh liều hay không.

Tác dụng phụ của thuốc Coveram

Khi sử dụng cho bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên một số cơ quan như: tim mạch, hệ tiêu hóa, rối loạn giải, thần kinh, trên da, sinh dục…

  • Khi sử dụng thuốc một số tác dụng không mong muốn trên thần kinh và tâm thần như: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ là các triệu chứng với tần xuất hay gặp, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ là những tác dung không mong muốn với tần suất ít gặp, rối loạn thần kinh có thể dẫn đến yếu, cảm giác kim châm với tần suất rất hiếm gặp, lũ lẫn với tần suất hiếm gặp
Tác dụng phụ của thuốc Coveram
Tác dụng phụ của thuốc Coveram
  • Tác dụng không mong muốn trên da khi bệnh nhân sử dụng thuốc:  da có mảng đỏ, da mất màu với tần suất ít gặp, có thấy tình trạng phát ban, nổi đỏ, ngứa hoặc mụn nước  đặc biệt là có thể gây Hội chứng Stevens Johnson, ban đỏ hình thái hay nhạy cảm với ánh sáng nhưng với tần suất rất hiếm gặp. Với những trường hợp nhạy cảm với ánh sáng có thể mặc áo chống nắng hoặc bôi kem chống nặng để tránh các tác động của ánh sáng lên da. Theo dõi các biểu hiện trên da để xử trí kịp thời hoặc ngừng sử dụng thuốc.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa khi bệnh nhân sử dụng thuốc: khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón đây là các tác dụng không mong muốn hay gặp. Ngoài ra khi ăn có thể gặp phải tình trạng khó tiêu, khó tiêu hóa. Bệnh nhân có thể có cảm giác khô miệng, rối loạn vị giác,thay đổi thói quen đại tiện khi sử dụng thuốc. Có thể có tình trạng viêm dạ dày những tần suất rất hiếm gặp.
  • Do thuốc có tác dụng giãn mạch, khi giãn mạch trên mặt có thể gây đỏ bừng mặt.
  • Tác dụng không mong muốn trên thận, tiết niệu như khi bệnh nhân sử dụng thuốc như: tăng số lần tiểu tiện,  tăng nhu cầu tiểu tiện vào ban đêm.
  • Tác dụng không mong muốn trên thị giác có thể xảy ra như: rối loạn tri giác, nhìn đôi
  • Tác dụng không mong muốn trên thính giác như: ù tai với tần suất phổ biến
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch khi bệnh nhân sử dụng thuốc ; đánh trống ngực tần suất phổ biến, phù mạch, rối loạn nhịp tim với tần suất hiếm gặp, hạ huyết áp quá mức (ít gặp), có vấn đề về thận
  • Một số tác dụng không mong muốn trên cơ xương khớp như: chuột rút, hù sưng mắt cả chân (hay gặp), đau cơ hoặc khớp (tần suất ít gặp), hoặc tê bi tăng trương lực cơ (tần suất rất hiếm gặp), cảm giác tê bì, kiến bò ở các chi,  một số tác dụng phụ nghiêm trọng như chứng run,  rối loạn vận động
  • Tác dụng không mong muốn trên gan khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: bất thường chức năng gan, viêm gan, vàng da, xét nghiệm chức năng gan thấy men gan tăng với tần suất rất hiếm gặp.
  • Tác dụng không mong muốn trên đường hô hấp: do thuốc có tác dụng làm giảm giáng hóa bradykinin nên thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn là ho. Các tác dụng phụ khác có thể gặp phải như: thở nông (thường gặp), co thắt phế quản ( tần suất ít gặp), khó thở (tần suất rất hiếm gặp), viêm mũi; viêm phổi tăng bạch cầu tra cosin (tần suất rất hiếm gặp)
Sử dụng thuốc Coveram có thể gặp các tác dụng không mong muốn trên hô hấp như ho, khó thở,..
Sử dụng thuốc Coveram có thể gặp các tác dụng không mong muốn trên hô hấp như ho, khó thở,..
  • Tác dụng không mong muốn trên tóc khi sử dụng thuốc: rụng tóc (ít gặp)
  • Xét nghiệm huyết học thấy một số chỉ số huyết học thay đổi như giảm số lượng  bạch cầu trung tín, giảm số lượng mắt bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tình trạng  thiếu máu thường là các tác dụng bất lợi trên các thuốc ức chế men chuyển,  rối loạn huyết học.
  • Tác dụng không mong muốn liên quan đến điện giải: do tăng thải Na+ và tăng giữ K+ có thể làm giảm nồng độ natri huyết và tăng kali máu.
  • Ở nam giới một số trường hợp ít gặp có thể có tình trạng liệt dương, to ở nam giới
  • Một số tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra khi sử dụng thuocs như: hạ đường huyết, sưng mí mắt, mặt hoặc môi, sưng lưỡi và họng.
  • Báo cáo cho bác sĩ biết các triệu chứng bất thường gặp phải khi sử dụng thuốc để có thể cân nhắc xem có nên lựa chọn các thuốc khác thay thế hay không.
  • Do thuốc có khả năng gây hạ huyết áp  quá mức, nguy cơ gây nhồi máu cơ tim nên cần chú ý thận trọng sử dụng cho những bệnh nhân thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim.
  • Ở những bệnh nhân suy gan, nồng độ amlodipin trong huyết tương thường cao hơn và thời gian bán thải kéo dài, nguy cơ xuất hiện các tác dụng không  mong muốn trên đối tượng này, vì vậy thuốc cần được sử dụng ở liều thấp cho đối tượng này sau đó tăng dần liều đến liều hấp nhất có hiệu quả và chú ý theo dõi chức năng gan của bệnh nhân khi sử dụng thuốc.
  • Ở những bệnh nhân suy thận cần chú ý theo dõi một số chỉ số khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như : nồng độ kali và creatinin vì khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển việc tăng ure máu và creatinin huyết thanh thường có thể xảy ra đối với những bệnh nhân suy thận hoặc có hẹp động mạch thận.
  • Do thuốc có tác dụng không mong muốn là hạ đường huyết quá mức nên cần thận trọng sử dụng thuốc cho những bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng các thuốc hạ đường huyết để điều chỉnh lượng đường huyết trong máu như: insulin, chú ý theo dõi đường huyết trên những đối tượng này.
  • Perindopril có thể gây tăng kali huyết vì vậy cần thận trọng cho những những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ kali huyết, những bệnh nhân đang sử dụ các thuốc bổ sung kali, bệnh nhân mất nước… nguy cơ gây tăng kali huyết và gây một số tác dụng bất lợi vì vậy thận trọng theo dõi lượng kali huyết khi sử dụng thuốc trên đối tượng này.
  • Nguy cơ gây một số tác dụng bất lợi làm thay đổi chỉ số huyết học vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống hoặc bệnh xơ cứng bì, chú ý theo dõi các chỉ số huyết học đặc biệt là số lượng  l tế bào bạch cầu
Thận trọng khi sử dụng thuốc Coveram cho những bệnh nhân có bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống
Thận trọng khi sử dụng thuốc Coveram cho những bệnh nhân có bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống
  • Một số bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch như suy tim, hẹp van động mạch chủ có   có tắc nghẽn dòng chảy của tâm thất cần chú ý theo dõi khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đưa ra.

Chống chỉ định của Coveram

Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc như  perindopril và amlodipine nói riêng và các thuốc chẹn kênh calci và các thuốc ức chế men chuyển, các tá dược được đưa vào thuốc.

Thuốc được  chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai do nguy cơ gây quái thai của các thuốc ức chế men chuyển, phụ nữ đang cho con bú cũng được chống chỉ định sử dụng thuốc này.

Do một số tác dụng bất lợi trên hô hấp, sưng mặt lưỡi, một số tác dụng không mong muốn trên da nên thuốc được chống chỉ định dùng cho những bệnh nhân có các triệu chứng như sưng mặt, mũi, thở khò khè, những bệnh nhân có ngứa, dị ứng khi đã sử dụng các thuốc ức chế men chuyển trước đó để điều trị bệnh hoặc những bệnh nhân có tiền sử gia đình có các triệu chứng trên khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển.

Những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch như: suy tim sau cơn đau tim, hẹp van động mạch chủ hoặc bị sốc tim (vì nguy cơ gây một số tác dụng bất lợi trên đối tượng này).

Thuốc có tác dụng huyết áp vì vậy không được sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có huyết áp thấp huyết áp hoặc có tiền sử bị hạ huyết áp nặng.

Tham khảo thêm: Thuốc Ednyt 10mg: Công dụng, chỉ định, Tác dụng phụ, Giá bán

Tương tác của Coveram với các thuốc khác

Khi phối hợp các thuốc ức chế men chuyển, perindopril với các thuốc có chứa lithi nguy cơ gây độc tính thần kinh cao do thuốc này làm tăng nồng độ lithi huyết. Một số khuyến cáo rằng không nên phối hợp 2 thuốc  này với nhau tuy nhiên nếu có phối hợp thì cần theo dõi chặt chẽ nồng độ lithi huyết để tránh các tác dụng bất lợi có thể xảy ra.

Tương tác của Coveram với các thuốc khác
Tương tác của Coveram với các thuốc khác

Coveram có nguy cơ gây phù mạch khi phối hợp với thuốc điều trị ung thư Estramustine thì có khả năng làm tăng nguy cơ gây phù mạch, vì vậy không nên phối hợp các thuốc này với nhau, theo dõi chặt chẽ các triệu chứng nếu bắt buộc phải phối hợp thuốc.

Coveram có khả năng làm tăng kali huyết khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolactone, triamterene hoặc các thuốc có tác dụng bổ sung kali huyết thì nguy cơ làm tăng kali huyết mạnh, khuyến cáo không nên phối hợp các thuốc này để tránh tình trạng tăng kali huyết quá mức, nếu bắt buộc phải phối hợp thận trọng khi phối hợp các thuốc này chú ý theo dõi lượng kali huyết của những bệnh nhân này.

Nguy cơ gây hạ huyết áp quá mức xảy ra khi phối hợp các thuốc các thuốc lợi tiểu với các thuốc ức chế men chuyển vì vậy chú ý theo dõi huyết áp của bệnh nhân, tuân theo các hướng dẫn kèm theo của bác sĩ.

Tác dụng hạ huyết áp của các thuốc ức chế men chuyển có thể bị giảm đi đồng thời nguy cơ gây một số tác dụng bất lợi trên thận như suy thận cấp, tăng kali huyết thanh khi bệnh nhân phối hợp các thuốc ức chế men chuyển với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid. Thận trọng và theo dõi chặt chẽ sử dụng thuốc trên đối tượng này, theo dõi chặt chẽ chức năng thận và nên bù nước cho bệnh nhân.

Thuốc có tác dụng hạ đường huyết khi phối hợp với một số thuốc khác cũng có tác dụng hạ đường huyết như insulin, các sulphonamide sẽ làm tăng tác dụng cũng như nguy cơ hạ đường huyết quá mức của thuốc này, theo dõi nồng độ đường huyết nếu có phối hợp các thuốc này.

Nguy cơ gây hạ huyết áp quá mức hoặc hạ huyết áp thế đứng có thể xảy ra khi phối hợp Coveram với một số thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế men chuyển khi phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch thuốc chống thải ghép như cyclosporin, xét nghiệm huyết học thấy một số chỉ số máu có thể giảm như giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu, thận trọng và chú ý theo dõi các chỉ số đặc biệt là số lượng bạch cầu.

Thận trọng khi phốu hợp Coveram vớikhi phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch thuốc chống thải ghép như cyclosporin
Thận trọng khi phốu hợp Coveram vớikhi phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch thuốc chống thải ghép như cyclosporin

Nguy cơ gây tăng kali huyết xảy khi khi phối hợp sử dụng các thuốc chống đông với các thuốc ức chế men chuyển.

Allopurinol hoặc procainamide khi phối hợp với Perindopril xét nghiệm huyết học thấy số lượng bạch cầu tiểu cầu giảm, chú ý theo dõi các chỉ số huyết học khi phối hợp.

Coveram khi phối hợp với một số thuốc cũng có tác dụng hạ huyết áp haowcj các thuốc có tác dụng giãn mạch như nitrat nguy cơ gây huyết áp quá mức, theo dõi huyết áp nếu bắt buộc phối hợp các thuốc này.

Nguy cơ làm tăng kali huyết khi phối hợp Dantrolene (tiêm truyền) với Coveram thận trọng.

Một số thuốc có khả năng ứng enzym  CYP3A4 sẽ làm tăng chuyển hóa của amlodipin do đó làm giảm nồng độ của amlodipin trong máu. Một số thuốc cảm ứng enzym CYP3A4 như: rifampicin.

Một số thuốc các thuốc ức chế CYP3A4 như thuốc chống nấm nhóm azol,  macrolid… có thể làm giảm chuyển hóa của amlodipin từ đó làm tăng nồng độ của amlodipin trong máu và tăng nguy cơ gặp các tác dụng bất lợi

Nguy cơ gây hạ huyết áp thế đứng khi phối hợp thuốc phóng bế  alpha như prazosin, terazosin với Coveram thận trọng và theo dõi huyết áp ở những bệnh nhân phối hợp các thuốc này.

Những bệnh nhân điều trị corticoid các thuốc này có tác dụng giữ muối và nước sẽ làm tác dụng hạ huyết áp của Coveram, thận trọng khi phối hợp.

Tác dụng hạ huyết áp của amlodipin sẽ tăng lên khi phối hợp amlodipin với Amifostine, thận trọng khi phối hợp nếu có sử dụng phối hợp cần theo dõi huyết áp của bệnh nhân.

Ngoài ra thuốc còn tương tác với một số thuốc khác như các muối vàng (Au),carbamazepin, phenobarbital, primidon vì vậy cần thận trọng khi phối hợp.

Báo cáo đầy đủ các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nên như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… để được tư vấn cách sử dụng và theo dõi hợp lý hạn chế các tương tác bất lợi xảy ra khi sử dụng thuốc.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Coveram được không?

Phụ nữ có thai sử dụng Coveram được không?
Phụ nữ có thai sử dụng Coveram được không?

Phụ nữ có thai: các thuốc ức chế men chuyển khi sử dụng cho phụ nữ có thai, nguy cơ gây thiếu máu thai, đặc biệt là khi sử dụng cho đối tượng 3 tháng giữa hoặc cuối nguy cơ gây nên một số các tác dụng bất lợi cho trẻ như suy thận, chậm hóa xương hộp sọ, trẻ em khi sinh ra có mẹ sử dụng thuốc trong thời kì này có thể có tình trạng tăng kali huyết và hạ huyết áp vì vậy khuyến cáo không nên sử dụng thuốc cho đối tượng này, nên lựa chọn các thuốc khác thay thế an toàn hơn để tránh các bất lợi trên con. Nguy cơ gây quái thai có thể xảy ra khi sử dụng thuốc không được loại bỏ, nếu có sử dụng thuốc trong 3 tháng giữa của thai kỳ cần chú ý khám thai và theo dõi các chức năng thận và hộp sọ cho thai nhi để phát hiện những bất thường.

Một số báo cáo về các tác dụng bất lợi trên thai nhi ở động vật khi sử dụng amlodipin liều cao. Khuyến cáo không sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai do chưa chứng minh được mức độ an toàn của nó.

Phụ nữ cho con bú: Thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc cho đối tượng này vì nguy cơ gây một số tác dụng không mong muốn trên trẻ. tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các thuốc an toàn hơn để điều trị.

Thuốc Coveram giá bao nhiêu?

Hiện nay giá bán của thuốc trên thị trường là 237000 VNĐ/hộp 30 viên với hàm lượng 5mg/5mg. Chú ý thuốc có một số dạng có chứa hoạt chất tương tự nhưng hàm lượng khác, vì vậy giá bán sẽ khác nhau. Tham khảo giá bán của các thuốc trên web để biết thêm chi tiết.

Thuốc Coveram mua ở đâu?

Bạn có thế lựa chọn mua thuốc ở một số cửa hàng uy tín như:nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh- Hà Nội. Tại những nhà thuốc này bạn có thể được mua thuốc với giá cả hợp lý và tư vấn cũng như hướng dẫn cụ thể khi sử dụng thuốc, cần lưu ý gì, uống như thế nào, không nên uống với thuốc nào. Ngoài ra một số nhà thuốc bệnh viện bạn cũng có thể tìm mua Coveram, thuốc này là thuốc có kê đơn vì vậy cần sử dụng theo hướng dẫn không tự ý mua thuốc để sử dụng.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây