Co thắt dạ dày có nguy hiểm không? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Đánh giá post

Co thắt dạ dày là một vấn đề mà nhiều người gặp phải nhưng thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, không ít lần bạn đã cảm thấy khó chịu và đau đớn khi đầy lên cơn co thắt. Vậy thì, bệnh co thắt dạ dày là gì, nó có thực sự nguy hiểm và những mẹo nhỏ để bạn có thể giảm đau nhanh chóng khi gặp cơn co thắt dạ dày sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Co thắt dạ dày là bệnh gì?

Co thắt dạ dày là bệnh gì?
Co thắt dạ dày là bệnh gì?

Dạ dày được cấu tạo bởi các lớp cơ trơn. Các cơ trơn này có tác dụng giúp cho dạ dày có khả năng co bóp nhào trộn thức ăn. Tuy nhiên, khi các tế bào cơ trơn này bị kích thích quá mức dẫn tới sự co thắt mạnh và đột ngột của dạ dày được gọi là co thắt dạ dày. Có thể nói co thắt dạ dày tương đương như một cơn chuột rút, nó xảy đến một cách bất ngờ, đột ngột khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Co thắt dạ dày là một hiện tượng thường gặp và xảy ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi thường xuyên bị co thắt dạ dày bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và đau đớn, ngoài ra nó còn là dấu hiệu của một số bệnh khác vì thế bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng này.

Bệnh co thắt dạ dày có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, co thắt dạ dày gặp ở nhiều người, đây là một hiện tượng xảy ra đột ngột nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó bạn sẽ cảm thấy bình thường lại. Vì thế co thắt dạ dày không phải là một bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu nếu gặp phải tình trạng này. Đồng thời, nếu co thắt dạ dày xảy ra thường xuyên thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám do nó có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác.

Do khi co thắt dạ dày, bạn sẽ cảm thấy đau quặn ở vùng bụng. Nhưng có nhiều bệnh của nội tạng cũng gây ra cảm giác đau ở vùng bụng như vậy nên khó có thể phân biệt. Đồng thời, co thắt dạ dày cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như nguyên nhân do tổn thương thực thể dạ dày hay do phản xạ thần kinh. Những điều đó có thể làm cho bạn lo lắng quá về tình hình của bản thân hay bạn chủ quan bỏ qua triệu chứng làm cho một căn bệnh khác nặng hơn.

Nguyên nhân gây co thắt dạ dày

Co thắt dạ dày có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên các nguyên nhân này có thể tác động đến hệ cơ trơn dạ dày theo hai cơ chế là tổn thương thực thể hoặc do phản xạ thần kinh.

Do nhiễm độc, nhiễm khuẩn dạ dày khi ăn thức ăn, thực phẩm độc hại
Do nhiễm độc, nhiễm khuẩn dạ dày khi ăn thức ăn, thực phẩm độc hại

Thứ nhất, do nhiễm độc, nhiễm khuẩn dạ dày. Khi ăn thức ăn, thực phẩm độc hại, có chứa các chất độc, thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn để lâu ngày biến chất, thức ăn ôi thiu,…Những chất độc này sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm,… Các chất này sẽ kích thích hệ miễn dịch tiết ra các chất cũng như hệ thần kinh phó giao cảm gây kích thích co cơ trơn dạ dày cũng như nhu động ruột. Từ đó, làm cho dạ dày co bóp mạnh dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn,…

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của co thắt dạ dày.

Thứ hai, do ăn nhiều đồ khó tiêu hay ăn không đúng cách làm dạ dày phải tăng cường hoạt động để co bóp nhào trộn thức ăn. Ví dụ như ăn những đồ cay, nóng, uống rượu bia, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa đi lại, chạy, đi lại hoặc nằm ngay sau khi ăn. Đây cũng là một nguyên nhân mà nhiều người mắc phải do thói quen ăn uống hay do đặc điểm công việc của họ.

Thứ ba, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Đa số các chị em phụ nữ thường bị đau quặn bụng trong những ngày kinh nguyệt của mình. Cơn đau gây ra do sự tăng nồng độ hormon của cơ thể làm tử cung co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài cơ thể.

Thứ tư, do sự co thắt các cơ một cách liên hoàn. Điều này xảy ra trong những trường hợp vận động nhiều và mạnh, vận động quá sức, chuột rút cơ, tập cơ bụng tần suất cao. khi đó, cơ hoạt động quá sức, các cơ thiếu O2, thiếu nước, thần kinh cơ bị kích thích dẫn truyền xung động đến các cơ xung quanh gây tình trạng đau. Trong đó, có cơ dạ dày.

Thứ năm, do stress, lo âu, căng thẳng lâu ngày. Stress, căng thẳng kích thích hệ thần kinh phó giao cảm gây co thắt cơ trơn dạ dày, tăng nhu động ruột, tăng tiết acid dịch vụ, tăng tiết dịch tiêu hóa,… Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng do làm tăng tiết các yếu tố tấn công vào niêm mạc dạ dày.

Thứ sáu, do các tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa, nội tiết hay thần kinh. Chính vì thế, co thắt dạ dày có thể là một dấu hiệu cho thấy có một vấn đề bệnh lý nào đó trong cơ thể của bạn như bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, táo bón, viêm đường ruột,…

Tham khảo thêm: Bệnh đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Thứ bảy, do đầy hơi. Đầy hơi làm cho bạn có cảm giác chướng bụng, dạ dày chứa đầy khí dẫn đến tăng co bóp để đẩy khí ra ngoài, do đó dẫn đến ợ hơi hay xì hơi.

Triệu chứng của co thắt dạ dày

Triệu chứng của co thắt dạ dày
Triệu chứng của co thắt dạ dày

Co thắt dạ dày là do cơ trơn dạ dày bị kích thích co thắt mạnh và đột ngột nên biểu hiện triệu chứng chính của co thắt dạ dày là đau đột ngột, đau quặn, cảm giác đau dữ dội vùng bụng, tuy nhiên nó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày mà có thể có thêm các triệu chứng khác như:

  • Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng do trong bụng chứa đầy khí. Thường gặp bơi nguyên nhân viêm dạ dày, dạ dày tăng tiết acid dịch vị.
  • Chán ăn, ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn do co thắt dạ dày quá mức làm dạ dày đẩy ngược thức ăn ra ngoài.

Chẩn đoán co thắt dạ dày

Chẩn đoán lâm sàng bao gồm các triệu chứng mà bệnh nhân cảm thấy như đau bụng đột ngột dữ dội, buồn nôn, nôn, ợ hơi, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Bác sĩ sẽ thử các phương pháp khám sơ bộ như ấn bụng.

Chẩn đoán cận lâm sàng gồm làm các xét nghiệm máu, nội soi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ, kiểm tra pH.

Điều trị co thắt dạ dày

Điều trị co thắt dạ dày bao gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.

Điều trị triệu chứng gồm các biện pháp làm giảm hoặc cắt cơn đau dạ dày.

Điều trị nguyên nhân phải tìm ra nguyên nhân của bệnh, từ đó áp dụng các phương pháp để điều trị nguyên nhân như làm giảm hiện tượng viêm, giải độc nếu ngộ độc,… Ngoài ra, còn có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân nên chỉ có thể điều trị triệu chứng.

Có thể sử dụng thuốc hoặc các biện pháp không dùng thuốc như sau:

Dùng thuốc giảm co thắt dạ dày

Dùng thuốc giảm co thắt dạ dày
Dùng thuốc giảm co thắt dạ dày

Có nhiều loại thuốc có tác dụng giảm co thắt dạ dày một cách nhanh chóng. Trong đó chủ yếu là các thuốc làm giãn cơ trơn dạ dày.

Ngoài ra, có thể dùng các thuốc cắt nguyên nhân bệnh như các thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn.

Bạn có thể tìm đến thuốc tây y và đông y.

Biện pháp không dùng thuốc

Nếu như bạn đang rất đau nhưng không có thuốc hoặc không muốn dùng thuốc vì lo lắng tác dụng phụ thì bạn có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:

  • Bạn nên nghỉ ngơi bằng cách ngồi hoặc nằm theo tư thế mà bạn thấy thoải mái và tránh vận động mạnh, đặc biệt là cơ bụng.
  • Chườm nóng, đắp một túi nước ấm hoặc khăn ấm sẽ giúp cơ trơn dạ dày của bạn được giãn ra, giảm sự co thắt.
  • Xoa bóp nhẹ cho vùng bụng sẽ giúp cơ bụng được massage, thư giãn, làm lưu thông tuần hoàn máu và cơ mềm ra.
  • Uống trà gừng. Trà gừng sẽ giúp bạn làm ấm, làm giãn cơ trơn dạ dày tốt.
  • Uống trà hoa cúc sẽ giúp làm giảm cơn đau, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Uống trà gừng, trà hoa cúc
Uống trà gừng, trà hoa cúc

Ngoài ra trong quá trình điều trị bạn cần phải lưu ý có một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để co thắt dạ dày không tái phát nhiều lần như:

  • Bạn nên ăn ít đồ cay nóng, ăn ít đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ, hạn chế uống bia, rượu, hạn chế sử dụng các chất kích thích khác.
  • Bạn cũng nên có một chế độ nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ sẽ giúp tránh táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
  • Sửa đổi thói quen ăn uống, nên ngồi ăn, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn để giúp dạ dày khỏi quá tải.
  • Bạn nên chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng, không nên vận động hay tập luyện quá sức, nó sẽ làm tái phát các cơn co thắt dạ dày.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Bị đau dạ dày nên ăn gì? kiêng gì? Để nhanh khỏi nhất

Phòng tránh co thắt dạ dày

Để phòng tránh co thắt dạ dày bạn cần phòng tránh các nguyên nhân gây co thắt dạ dày.

Bạn nên ăn uống hợp vệ sinh, không nên ăn những đồ chưa rõ ràng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ăn đồ ăn ôi thiu, bạn cũng nên tránh ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Bạn cũng cần hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

Bạn nên ngủ đúng giờ đủ giấc, trắng căng thẳng, stress.

Một số câu hỏi thường gặp

Co thắt dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?

Co thắt dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?
Co thắt dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?

Cơn co thắt có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu thấy cơn co thắt lặp lại nhiều, ngày càng tăng về tần suất cũng như cường độ thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, và thăm khám để phát hiện ra các vấn đề bệnh lý nếu có.

Co thắt dạ dày có tự khỏi được không?

Co thắt dạ dày tùy thuộc nguyên nhân mà có thể tự khỏi hoặc không thể tự khỏi. Nếu co thắt dạ dày do ngộ độc thực phẩm hay đau bụng kinh thì sau khi đã trung hoà giải độc thì sau đó 1 đến 2 ngày cơn co thắt có thể biến mất hoàn toàn.

Nhưng nếu do một vấn đề bệnh lý dạ dày, ruột thì cơn co thắt dạ dày sẽ đi kèm với bệnh lý và chỉ hết khi đã điều trị hết nguyên nhân.

Tham khảo thêm: Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu có nguy hiểm không? Cách điều trị

Co thắt dạ dày nên ăn gì?

Khi bị co thắt dạ dày, đầu tiên bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu chất xơ hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn sữa chua mỗi ngày để tăng cường hệ vi sinh vật bảo vệ đường ruột.

Ăn một vài lát gừng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

Uống nước dừa giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, bảo vệ đường ruột cũng như các vấn đề đường tiết niệu.

Trên đây là toàn bộ bài viết về co thắt dạ dày. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh co thắt dạ dày, nó không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan. Hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc phòng chống cũng như chữa trị bệnh co thắt dạ dày.

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Lộc, tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội (Hanoi University of Pharmacy) - Một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành Y tế Việt Nam. Với sứ mệnh đem đến những thông tin sức khỏe khoa học nhất, thông qua những bài viết được đăng trên Tạp chí sức khỏe Heal Central (Health Education Assets Library) tôi mong muốn tất cả mọi người đều có thể trang bị những kiến thức cơ bản về y học - cách sử dụng thuốc.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây