Thuốc Clamoxyl là thuốc gì?
Thuốc Clamoxyl là một thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và tiêu diệt ký sinh trùng. Thuốc có tác dụng trong quá trình điều trị các nhiễm trùng gây nên bởi các vi khuẩn nhạy cảm trên đường hô hấp cả hô hấp trên và hô hấp dưới, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục-tiết niệu.
Thuốc Clamoxyl được đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam bởi nhà đăng ký GlaxoSmithKline Pte., Ltd. với số đăng ký là: VN-18308-14.
Sản phẩm do Công ty Glaxo Wellcome Production – Pháp sản xuất.
Thành phần chính và hàm lượng của thuốc Clamoxyl:
- Mỗi gói chứa 250mg hoạt chất Amoxicilin ở dạng Amoxicilin trihydrat.
- Ngoài ra, trong thuốc còn có thêm các tá dược độn, tá dược trơn và chất tạo mùi hương vừa đủ một gói.
Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp 12 gói.
Đặc tính dược học
Đặc tính dược lực học
Amoxicillin là một kháng sinh nằm trong nhóm kháng sinh beta-lactam. Amoxicillin có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, kháng sinh tác động vào vi khuẩn thông qua sự ức chế quá trình sinh tổng hợp các phân tử mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Mặt khác, amoxicillin dễ bị men beta-lactamase phân hủy nên phổ tác dụng không gồm các loại vi khuẩn sinh ra men beta-lactamase. Các vi khuẩn đó bao gồm vi khuẩn staphylococcus đã kháng thuốc, và tất các vi khuẩn chủng Pseudomonas, Enterobacter và Klebsiella.
Đặc tính dược động học
Hấp thu: Amoxicillin được hấp thu ở ruột rất nhanh chóng với mức độ hấp thu từ 72 – 93%. Sự hấp thu amoxicillin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Phân bố: Nồng độ đỉnh của amoxicillin trong máu đạt được sau khoảng từ 1 đến 2 giờ sau khi dùng. Khả năng liên kết của Amoxicillin với protein huyết tương không cao, chỉ vào khoảng 18% so với tổng hàm lượng của thuốc có trong huyết tương. Amoxicillin dễ dàng khuếch tán vào các mô và dịch thể, ngoại trừ tủy sống và dịch não. Nhìn chung khi bị viêm nhiễm thì các penicillin và có thể amoxicillin có thể tăng tính thấm qua màng não của
Chuyển hóa và thải trừ: Thời gian bán thải của amoxicillin là khoảng 61,3 phút, thời gian này sẽ dài hơn đối với trẻ sơ sinh, người già. Ở người bị suy giảm chức năng thận, thời gian bán hủy của thuốc kéo dài khoảng từ 7 đến 20 giờ. Amoxicillin được thải trừ chủ yếu qua thận. Khoảng 60-70% lượng amoxicillin ở dạng không đổi được bài tiết qua nước tiểu sau khi sử dụng một liều chuẩn trong 6 giờ đầu. Một phần amoxicillin trong nước tiểu được thải trừ ở dạng acid penicilloic không còn hoạt tính tương đương với khoảng 10- 25% so với liều dùng ban đầu. Khi sử dụng đồng thời amoxicillin với probenecid sẽ làm chậm quá trình bài tiết của amoxicillin. Ngoài ra, có một phần nhỏ thuốc được bài tiết qua mật và phân.
Thuốc Clamoxyl có tác dụng gì?
Thuốc Clamoxyl gói bột 250mg có tác dụng trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm trùng gây nên bởi các vi khuẩn nhạy cảm trên đường hô hấp ở cả hô hấp trên và hô hấp dưới, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục-tiết niệu. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trong dự phòng điều trị các trường hợp bị viêm nội tâm mạc.
Chỉ định
Thuốc Clamoxyl được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm ở những vị trí:
- Đường hô hấp trên bao gồm những nhiễm khuẩn ở mũi, tai, họng như viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa.
- Đường hô hấp dưới như đợt cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản phổi và viêm phổi thùy.
- Đường tiêu hóa như thương hàn.
- Đường sinh dục- tiết niệu như viêm thận, viêm bể thận, viêm niệu đạo, vi khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ trong thai kỳ, bệnh lậu, sảy thai do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn sau khi sinh.
- Dự phòng chứng viêm nội tâm mạc.
- Các nhiễm khuẩn vùng da và các mô mềm.
- Các nhiễm khuẩn tại xương.
- Những nhiễm khuẩn ở đường mật và túi mật.
- Amoxicillin được chỉ định trong phối hợp điều trị với thuốc ức chế hoạt động của bơm proton và các kháng sinh khác để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori.
Những bệnh nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm nội tâm mạc.
Cách sử dụng thuốc Clamoxyl
Cách dùng: Thuốc dùng để pha hỗn dịch sử dụng theo đường uống. Lấy một lượng nước vừa đủ, hòa tan gói thuốc trong nước và uống ngay sau khi hòa tan.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em nặng trên 40kg: tổng liều sử dụng là từ 750mg – 3g, chia làm 3 lần trong ngày.
- Đối với trẻ em nặng dưới 40kg: 20mg- 50mg/kg cân nặng mỗi ngày, chia làm nhiều lần sử dụng.
Chống chỉ định
Không được sử dụng Clamoxyl đối với các trường hợp:
- Những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm beta-lactam như các cephalosporin, penicillin.
Tác dụng phụ của thuốc Clamoxyl
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
Rất hiếm gặp:
- Rối loạn trên hệ máu và hạch bạch huyết : Giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu có hồi phục, thiếu máu tan máu. Thời gian prothrombin và thời gian chảy máu bị kéo dài.
- Rối loạn chức năng hệ miễn dịch: xuất hiện các phản ứng do dị ứng nặng, kể cả xuất hiện chứng phù mạch thần kinh, sốc phản vệ và viêm mạch do quá mẫn.
- Rối loạn chức năng hệ thần kinh: vận động tăng, co giật, chóng mặt. Triệu chứng co giật có thể gặp phải ở bệnh nhân suy thận hoặc sử dụng liều cao.
- Gây nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn: Nhiễm nấm candida ở niêm mạc và da.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm đại tràng kết mạc giả, lưỡi lông đen
- Rối loạn chức năng gan-mật: vàng da do ứ mật, viêm gan. Chỉ số ASAT và/hoặc ALAT tăng ở mức độ vừa phải.
- Rối loạn trên da và các mô dưới da: hội chứng Stevens – Johnson, nhiễm độc hoại tử biểu bì, viêm da bong tróc vảy, ban đỏ đa hình.
- Rối loạn hệ tiết niệu: Viêm thận kẽ, xuất hiện các tinh thể niệu.
Phổ biến, hay gặp:
- Trên hệ tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy.
- Trên da: phát ban.
Không phổ biến:
- Trên hệ tiêu hóa: nôn.
- Trên da: Nổi mày đay và mẩn ngứa.
Chú ý và thận trọng
Trong quá trình sử dụng thuốc Clamoxyl, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:
- Trước khi bắt đầu quá trình trị liệu với amoxicillin, nên hỏi kỹ lưỡng bệnh nhân về các phản ứng dị ứng mà bệnh nhân gặp phải trước đó với các kháng sinh trong nhóm cephalosporin hoặc penicillin.
- Nếu trong quá trình điều trị xảy ra các phản ứng quá mẫn, nên ngừng dùng amoxicillin và sử dụng phương pháp trị liệu thay thế thích hợp.
- Nên tránh dùng amoxicillin nếu có nghi ngờ bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn vì có thể sẽ xuất hiện các phát ban ở dạng sởi kèm theo sau khi dùng amoxicillin. Sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn tới vi khuẩn không nhạy cảm phát triển quá mức.
- Cân nhắc việc điều trị bằng Amoxicillin ở bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu chảy trong hoặc sau khi sử dụng kháng sinh. Nếu tiêu chảy xảy ra nhiều hoặc kéo dài hay bệnh nhân bị co thắt đau bụng, nên ngừng trị liệu lập tức và kiểm tra thêm cho bệnh nhân.
- Có biện pháp kiểm soát khi kê đơn sử dụng đồng thời amoxicillin với các thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu.
- Nên hiệu chỉnh liều sử dụng của amoxicillin ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
- Gói bột pha hỗn dịch Clamoxyl 250mg có chứa thành phần aspartam, là một nguyên nhân gây ra phenylalanin, do vậy cần cẩn trọng khi dùng cho những bệnh nhân mắc phenylceton niệu.
Tương tác thuốc
Thuốc Clamoxyl có thể xảy ra tương tác với các thuốc như:
- Sự bài tiết của amoxicillin qua ống thận bị làm giảm bởi Probenecid. Khi sử dụng Probenecid đồng thời với các Amoxicillin co thể làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian tồn tại của amoxicillin trong máu.
- Sử dụng allopurinol đồng thời với amoxicillin có thể dẫn đến tăng khả năng diễn ra các phản ứng quá mẫn ở trên da.
- Tetracyclin và các thuốc kháng sinh kìm khuẩn khác có thể ngăn cản tác dụng tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh amoxicillin.
- Khi tiến hành kiểm tra glucose niệu trong khi đang điều trị với amoxicillin, nên dùng phương pháp sử dụng men glucose oxidase. Do nồng độ của amoxicillin trong nước tiểu cao nên khi xét nghiệm bằng phương pháp hóa học thường dẫn tới cho kết quả dương tính giả.
- Giống như những kháng sinh khác, amoxicillin có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh tại đường ruột, dẫn đến sự tái hấp thu oestrogen bị giảm đi và hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống cũng sẽ bị giảm đi.
- Trong các báo cáo y khoa, hiếm xuất hiện trường hợp tăng INR ở bệnh nhân sử dụng acenocoumarol hoặc warfarin và được kê amoxicillin một đợt trị liệu. Nếu kê đơn đồng thời là cần thiết, cần theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin hoặc INR khi bắt đầu sử dụng hoặc ngừng sử dụng amoxicillin.
Ảnh hưởng của thuốc Clamoxyl lên phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với phụ nữ đang mang thai: Chưa có những nghiên cứu về tính an toàn khi sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai. Khi cân nhắc nhận thấy lợi ích lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ mà amoxicillin đem lại thì có thể sử dụng amoxicillin cho phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ đang cho con bú: Có thể dùng amoxicillin cho những bà mẹ đang cho con bú. Mặc dù có một lượng nhỏ amoxicillin được bài tiết vào sữa mẹ, nhưng nếu loại trừ nguy cơ mẫn cảm với amoxicillin thì thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi nào cho trẻ đang bú mẹ.
Tuy nhiên đây là những đối tượng rất nhạy cảm, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc trên những bệnh nhân này.
Xem thêm thuốc kháng sinh cùng hoạt chất:
Thuốc Augmentin 625mg: Tác dụng, liều dùng & tác dụng phụ
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng: buồn nôn, có thể nôn và tiêu chảy, rối loạn cân bằng nước- điện giải. Đã có thử nghiệm quan sát thấy sự xuất hiện của tinh thể amoxicillin trong nước tiểu, ở một vài trường hợp có thể dẫn đến suy thận.
Xử trí: Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Thẩm phân máu để loại amoxicillin.
Thuốc Clamoxyl có giá bao nhiêu?
Thuốc Clamoxyl có giá khoảng 200.000 VND một hộp. Ở từng nơi bán thì giá bán của sản phẩm sẽ có sự khác biệt so với mc giá bên trên do mỗi nhà thuốc sẽ có chi phí vận chuyển, bảo quản và nhiều chi phí khác.
Thuốc Clamoxyl mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?
Các bạn có thể đặt mua thuốc Clamoxyl trên Heal Central qua hotline 0333.4050.80 ở góc trái màn hình
Ngoài ra các bạn có thể đến các nhà thuốc trên địa bàn toàn quốc để có thể được tư vấn trực tiếp từ các dược sĩ đứng quầy về vấn đề của mình. Một số nhà thuốc uy tín mà bạn có thể tham khảo là:
- Nhà thuốc Lưu Anh – 748 Kim Giang, Thanh Liệt, Hà Nội
- Nhà thuốc Ngọc Anh – KĐT Kim Văn Kim Lũ, Hà Nội
Xem thêm thuốc kháng sinh cùng hoạt chất:
Thuốc Zelfamox: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng