Cách chăm sóc vết thương hở mau lành, tránh sẹo ngay tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Các vết thương có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, xảy ra phổ biến từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, người cao tuổi. Những vết thương nhỏ có thể nhanh chóng được khắc phục, tuy nhiên việc chăm sóc các vết thương hở nếu không được tuân thủ đúng có thể gây ra nhiễm trùng, để lại sẹo, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Trong bài viết này, Heal Central sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để người đọc có thể nhận biết và chăm sóc vết thương hở đúng cách.

Nguyên tắc chăm sóc vết thương hở

Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là một chấn thương bên ngoài xa, khiến các mô bên ngoài da bị rách. Một số dấu hiệu đi kèm khi xuất hiện vết thương hở như xước da, chảy máu hoặc rỉ máu, sưng đỏ, có đau, trường hợp nhiễm trùng có thể gây sốt hoặc rỉ mủ có mùi hôi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra các vết thương hở: như đứt tay, vết mổ rạch hoặc bị cào bởi dao, kéo, thủy tinh, vết cắt phẫu thuật,… Các vết thương hở thường không quá nặng, có thể được xử lý tại nhà.

Quá trình lành của vết thương hở

Quá trình lành vết thương hở gồm các giai đoạn:

Quá trình lành của vết thương hở
Quá trình lành của vết thương hở

Giai đoạn cầm máu và viêm

Thường kéo dài khoảng vài giờ, có khi kéo dài đến 4 ngày, tùy thuộc vào mức độ nặng của vết thương. Ở giai đoạn này có sự tham gia của tiểu cầu, bạch cầu trung tính, đại thực bào.

Khi mạch máu nơi có vết thương vỡ, các thành phần tham gia kích thích hình thành cục máu đông, tạo chất trung gian thu hút đại thực bào đến vị trí vết thương làm sạch các yếu tố gây viêm, hình thành các nguyên bào sợi và các tế bào nội mô, hỗ trợ làm kín vết thương, giảm mất máu.

Giai đoạn tăng sinh

Kéo dài từ 1 đến 3 tuần, với sự tham gia của các nguyên bào sợi và Keratinocytes. Sau khi các tổ chức tái cấu trúc, các mạch máu mới được hình thành nhờ sự tăng sinh các tế bào nội mô kết hợp cùng các nguyên bào sợi, ngoại gian bào được tái tạo làm suy thoái một số hoạt chất trong biểu bì, tổng hợp ra một protein làm sạch vết thương là Matrix metallo.

Các nguyên bào sợi được chuyển đổi thành các cơ nguyên bào sợi, sắp xếp liên kết vết thương từ mép vết thương đến khu vực chính. Giai đoạn này có thể gây tình trạng ngứa quanh mép da vùng vết thương.

Giai đoạn tái tạo

Có sự tham gia của đại thực bào và nguyên bào sợi. Các nguyên bào sợi và ngoại gian bào cùng các tế bào mới được di chuyển đến vết thương, liên kết với các bó vi sợi để tạo thành các liên kết mới chặt chẽ hơn.

Hướng dẫn sơ cứu khi có vết thương hở sâu

Các vết thương hở nếu không được sơ cứu hoặc xử lý đúng cách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm vết thương nhiễm trùng, lâu khỏi và để lại sẹo ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Bạn có thể tham khảo các bước sơ cứu vết thương hở dưới đây:

Bước 1: Vệ sinh tay

Cần rửa tay sạch sẽ bằng nước xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiến hành sơ cứu vết thương hở. Vệ sinh tay sạch giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng da khi tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương. Bạn cũng nên sử dụng găng tay y tế dùng một lần để xử lý vết thương, hạn chế dính máu hoặc dịch vết thương lên tay.

Bước 2: Cầm máu

Cầm máu, hạn chế máu chảy là việc cần thiết phải làm khi xử lý vết thương hở có chảy máu, nếu để chảy máu quá lâu có thể dẫn đến tình trạng sốc nhẹ, choáng, nặng hơn có thể ngất, trụy tim mạch. Cầm máu gồm một số bước chính:

Cầm máu cho vết thương hở
Cầm máu cho vết thương hở
  • Dùng miếng băng gạc sạch hoặc vải sạch, đắp lên bề mặt vết cắt, vết trầy xước, đồng thời dùng tay tác động lực ép lên miếng vải đắp trên vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu và hạn chế chảy máu.
  • Nâng vị trí vết thương lên cao hơn mức tim để giảm áp lực máu tới khu vực này.
  • Trường hợp vết thương nặng không cầm được máu bằng biện pháp thông thường, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý vết thương, tránh để lâu có thể làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Vết thương hở cần được làm sạch bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trong khoảng 5 đến 10 phút sau khi đã cầm được máu để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt vết thương. Dùng khăn khô, mềm lau vết thương nhẹ nhàng, nếu bề mặt vết thương có bụi bẩn kích thước lớn hoặc mảnh vụn, có thể dùng nhíp để gắp ra. Trường hợp chấn thương do dị vật đâm sâu vào da không loại bỏ được, cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương an toàn.

Bước 4: Sát trùng vết thương hở đúng cách

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thực hiện chăm sóc vết thương hở tại nhà. Việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp để sát trùng vết thương sẽ quyết định khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng vết thương hở. Chế phẩm sát trùng không thích hợp có thể gây kích ứng, nổi ban hoặc một số biểu hiện phản ứng phụ trên vết thương.

Bước 5: Băng kín vết thương

Băng vết thương bằng gạc vô trùng cẩn thận sau khi cầm máu và sát trùng giúp giữ cho vết thương sạch sẽ, tuy nhiên cần chú ý không nên băng quá chặt hoặc quá kín, có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu.

Băng kín vết thương hở
Băng kín vết thương hở

Với vết xước nhỏ có thể không cần băng vết thương, giữ vết thương thông thoáng có thể làm vết thương chóng lành hơn.

Vết thương lớn có rỉ máu thì nên được băng lại và nên hạn chế vết thương tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn.

Bước 6: Thay băng

Khi chăm sóc vết thương tại nhà, bạn nên chú ý thay băng hàng ngày, hoặc thay bất cứ khi nào vết thương bị dính nước hoặc bẩn. Việc thay băng nên thực hiện thường xuyên cho đến khi vết thương liền sẹo, mỗi lần thay băng cần rửa lại vết thương bằng các chế phẩm sát trùng.

Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Khi thực hiện chăm sóc vết thương hở tại nhà, bạn cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu có thể là biểu hiện của nhiễm trùng như: vùng có vết thương sưng đỏ lan rộng, hoặc vết thương không lành, đau nhiều hơn, xuất hiện chảy mủ có mùi, đặc biệt là sốt. Nhiễm trùng nặng nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến hô hấp, tuần hoàn.

Các loại thuốc sát trùng dùng trong chăm sóc vết thương hở

Các sản phẩm dùng để sát trùng vết thương hở được khuyến cáo nên dùng gồm có:

Nước oxy già rửa vết thương hở

Đây là dung dịch sát khuẩn có tính oxy hóa mạnh, khi sử dụng nồng độ càng cao thì tính oxy hóa càng mạnh hơn. Khi dùng nước oxy già rửa vết thương có hiện tượng sủi bọt, có thể gây xót khi rửa, nồng độ thường dùng là 1.5 – 3%.

Nước oxy già được dùng để sát trùng các vết thương ngoài da như vết dao cắt, vết đứt hoặc các vết trầy xước trên da.

Việc sử dụng nước oxy già cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không uống oxy già. Nước oxy già có thể gây bỏng da, niêm mạc với nồng độ trên 5%.
  • Không sử dụng nước oxy già cho vết thương vùng kín hoặc các hốc tự nhiên của cơ thể.
  • Không dùng nước oxy già khi vết thương đang lên da non.

Cồn sát trùng vết thương

Cồn được sử dụng để sát trùng vết thương có nồng độ từ 70-75%, dùng để sát khuẩn các vết chầy xước, sát khuẩn tay, dụng cụ y tế,… Nồng độ cồn dưới 60% hoặc trên 90% có tác dụng thấp với các vết thương. Khi dùng cồn có thể gây ra các biểu hiện khô da, rát hoặc xót vết thương.

Cồn sát trùng vết thương
Cồn sát trùng vết thương

Cần tránh sử dụng cồn cho các vết thương trên vùng da mặt, vùng da mỏng, da nhạy cảm và các hốc tự nhiên của cơ thể do có thể gây kích ứng, tránh để cồn dây vào mắt, và tuyệt đối không được uống cồn.

Cồn – Iod

Là dung dịch Iod trong cồn, thường dùng nồng độ 5%, có tính sát trùng mạnh, có tác dụng oxy hóa vi khuẩn, diệt nấm. Tuy nhiên, khi dùng Cồn – Iod sát trùng vết thương có nguy cơ phá hủy tế bào và một số mô lành xung quanh vết thương, khiến cho vết thương lâu liền sẹo.

Cồn – Iod không được dùng cho vùng da mặt, vùng da cần chú ý tính thẩm mỹ, da nhạy cảm. Tuyệt đối không uống hoặc để dung dịch dây vào mắt.

Povidon Iod

Phức hợp của povidon và iod có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm, có màu vàng nâu, dùng rửa vết thương có thể gây kích ứng, xót hoặc làm chậm lành vết thương.

Chú ý: Povidon Iod hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi.

Povidon Iod sát trùng vết thương hở
Povidon Iod sát trùng vết thương hở

Thuốc đỏ

Thuốc đỏ có thành phần chứa thủy ngân, có tác dụng diệt khuẩn mạnh và làm khô vết thương, sau khi vết thương được sát trùng có thể bôi lên vết thương. Tuy nhiên, thuốc đỏ không nên dùng với vết thương đã để lâu, vết thương lan rộng hoặc vết thương nông nhưng đã chạm vào mạch máu do thành phần thủy ngân đi vào máu có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.

Thuốc tím

Thuốc tím có thành phần chính là KMnO4, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, không được dùng trực tiếp để rửa vết thương mà cần được hòa tan trong nước để sát trùng vết thương.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có bán một số chế phẩm dùng sát trùng vết thương hoặc dùng bôi trực tiếp lên vết thương như sản phẩm Băng vết thương dạng xịt Nacurgo, tạo lớp màng mỏng ngăn sự thấm nước vào vết thương, đồng thời thúc đẩy tái tạo các mô da tổn thương, giúp vết thương chóng lành và không để lại sẹo.

Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, khi xuất hiện vết thương hở cần được xử lý khéo léo và nhẹ nhàng, đồng thời đảm bảo vết thương được xử lý sạch để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Về cơ bản, việc sơ cứu vết thương ở trẻ nhỏ tương tự như ở người lớn, gồm:

  • Chuẩn bị nước sạch, xà bông, băng gạc, thuốc mỡ, băng keo dán trên da. Trẻ sơ sinh được khuyến cáo sử dụng sữa tắm có thành phần dịu nhẹ và nước sạch để xử lý những vết thương nhỏ, vết cắt hở.
  • Rửa sạch vết thương với nước sạch, sau đó rửa bằng xà bông, nước ấm và rửa lại với nước sạch.
  • Dùng vải sạch mềm để cầm máu cho trẻ, dùng lực ép nhẹ nhàng đến khi máu ngưng chảy.
  • Thoa thuốc sát trùng, bạn nên dự trữ sẵn thuốc ở nhà, thuốc cần được tham khảo qua ý kiến của bác sĩ do trẻ nhỏ có thể nhạy cảm với các thành phần có trong một số thuốc sát trùng nồng độ cao dành cho người lớn. Nước muối sinh lý có thể được sử dụng cho trẻ để làm sạch vết thương.
  • Băng vết thương nhẹ nhàng, kiểm tra hàng ngày, thường xuyên, thực hiện rửa vết thương khi thay băng mới cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Đồng thời phụ huynh nên chú ý kiểm tra vết thương trên trẻ, nếu có dấu hiệu sưng đỏ vết thương, chảy mủ, trẻ quấy khóc hoặc sốt, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc phù hợp.

Những lưu ý khi chữa vết thương hở tại nhà

Một số vấn đề về việc chăm sóc vết thương hở tại nhà mà bạn cần lưu ý:

  • Vết thương hở cần được làm sạch ngay, không nên chủ quan dù là vết thương nhỏ. Việc không làm sạch vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập, gây chảy nước hoặc gây loét rộng vết thương, làm vết thương lâu khỏi hoặc kéo dài gây tổn thương cho người bệnh.
  • Không rắc bột kháng sinh hay bất cứ loại bột nào không được chỉ định và hướng dẫn cụ thể lên vết thương hở, không chỉ không có tác dụng ngừa nhiễm khuẩn mà còn gây ra nhiều nguy cơ trên người có vết thương như: sốt, nhiễm trùng, dị ứng, sốc phản vệ, nặng hơn có thể gây tử vong.
  • Oxy già là chất oxy hóa mạnh, có thể làm vết thương lâu lành hơn, do đó nên cân nhắc việc sử dụng oxy già để sát trùng vết thương hở của bạn.
  • Đối với các vết thương hở ở vị trí da nhạy cảm, như da mặt hoặc gần mắt, nên cân nhắc sử dụng nước muối sinh lý làm sạch vết thương, không nên sử dụng các dung dịch sát trùng có tác dụng quá mạnh có thể gây kích ứng mạnh vùng da nhạy cảm.
Những lưu ý khi chữa vết thương hở tại nhà
Những lưu ý khi chữa vết thương hở tại nhà
  • Sau khi sơ cứu vết thương, bạn cần tránh để vết thương tiếp xúc với nước, nên nghỉ ngơi và kê cao vết thương để hỗ trợ cầm máu, tránh vận động mạnh.
  • Với bệnh nhân có vết thương sâu hoặc bẩn, đồng thời không được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm trở lại đây có thể đề nghị tiêm thêm liều phòng uốn ván trong vòng 2 ngày kể từ khi bị thương.
  • Với các vết thương gây ra bởi chó mèo cắn, cần xác nhận rằng chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại hay chưa, đồng thời báo với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và có cách khắc phục phù hợp nhất.
  • Trường hợp vết thương quá nặng, vết thương không cầm máu được tại nhà hoặc không thể vệ sinh sạch được tại nhà, bệnh nhân nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu đúng cách.

Một số câu hỏi liên quan

Có nên bít kín vết thương hở không?

Những vết xước nhẹ, diện tích nhỏ có thể không cần băng kín, để vết thương thông thoáng sẽ hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn.

Tuy nhiên, với những vết thương hở sâu, diện tích rộng, việc băng kín vết thương là cần thiết để hạn chế tối đa sự tiếp xúc miệng vết thương với các tác nhân bên ngoài, như nước, bụi bẩn, có thể làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng vết thương.

Bên cạnh đó, cũng không nên băng quá chặt vết thương gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, băng vừa đủ, vừa đảm bảo vết thương không tiếp xúc với môi trường ngoài, cũng đảm bảo vết thương đủ độ ẩm, không bị khô lại, vết thương đóng vảy có thể gây kéo dài thời gian liền da.

Dùng thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở nhiễm trùng như thế nào?

Rắc thuốc kháng sinh lên vết thương là cách xử trí mà nhiều người hiện nay vẫn đang sử dụng, tuy nhiên việc rắc trực tiếp bột kháng sinh lên vết thương không chỉ không có tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Bột kháng sinh khi rắc trực tiếp lên vết thương hở có thể gây kích thích da mạnh, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ, gây tình trạng dị ứng, nặng hơn có thể gây sốc phản vệ. Vấn đề dị ứng kháng sinh là vấn đề nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng.
  • Khi rắc kháng sinh, bột thuốc khô lại, kháng sinh thấm vào các mô, cơ quan không đáng kể nên không có ý nghĩa ngăn ngừa nhiễm khuẩn, ngược lại còn có thể làm nặng hơn tình trạng sưng tấy vết thương, gây sốt, để lại dịch mủ bên trong vết thương, lâu dần gây chảy mủ có mùi hôi, hoại tử mô, có thể gây nhiễm trùng nặng.
  • Bột kháng sinh khi dùng trên vết thương hở tạo ra lớp vỏ khô bên ngoài, cản trở đường đi của các yếu tố bảo vệ và kích thích làm lành vết thương, do đó cơ chế chống viêm, đề kháng của cơ thể cũng bị hạn chế, làm cho vết thương lâu liền.
  • Ngoài ra, bột kháng sinh làm hạn chế quá trình lên mô hạt và lên da non tại vị trí vết thương.

Do đó, việc xử lý vết thương hở không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Đối với những vết thương hở có nhiễm trùng, bệnh nhân cần được thăm khám và chú ý tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây