[Chia sẻ] Cách chữa ho cho bé khi ngủ vào ban đêm đơn giản và hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Ho là một phản xạ của cơ thể với mục đích tống các dị vật ra khỏi cổ họng và làm sạch đường thông khí. Đây là một triệu chứng khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ho khan, nhất là ho vào ban đêm là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ khiến cho nhiều phụ huynh phải lo lắng. Vậy, có cách nào có thể chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả không? Quý bậc phụ huynh có thể tham khảo ở bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân trẻ bị ho khi ngủ

Trước khi tìm hiểu về một số cách chữa ho hiệu quả cho bé, chúng ta cần phải biết được những nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan về đêm của bé là gì đã.

Có rất nhiều trẻ vào ban ngày thì không hoặc rất ít khi bị ho, nhưng cứ về đêm, vào lúc đi ngủ là lại bị ho nhiều, ho dữ dội đến mức không ngủ được. Chính vì thế, đây thường là nỗi lo chung của rất nhiều các ông bố, bà mẹ.

Một trong những nguyên nhân chính và hay gặp nhất của tình trạng ho khan khi ngủ của trẻ là do thời tiết thay đổi đột ngột vào ban đêm hay những lúc chuyển mùa, nhiệt độ xuống thấp hơn bình thường làm cho các loại chất nhầy không được bài tiết ra ngoài mà ở lại trong cổ họng gây ra các phản ứng khác thường của cơ thể như bị kích ứng và ho khan. Việc cho trẻ nằm trong phòng có điều hòa ở nhiệt độ thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Ngoài nguyên nhân do thời tiết kể trên, tình trạng ho khan của trẻ lúc đi ngủ cũng có thể do một số bệnh lí gây ra như:

Một số nguyên nhân như: dị ứng, viêm họng...
Một số nguyên nhân như: dị ứng, viêm họng…

Dị ứng

Do hệ hô hấp ở trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện như ở người lớn nên trẻ thường bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân của môi trường như phấn hoa, lông thú, bụi mịn,…. Từ đó gây ra tình trạng ho khan, ho liên tục về đêm ở trẻ. Những triệu chứng thường đi kèm với trường hợp ho do dị ứng này là hắt hơi, ngứa, đau rát khi ho,…

Viêm họng

Viêm họng cũng là một trong những nguyên nhân chính thường gặp gây nên tình trạng ho ở bé. Một số triệu chứng có thể đi kèm với bệnh viêm họng đó là: đau họng, sưng hạch, sổ mũi,…

Hen phế quản

Với những bé bị hen phế quản, triệu chứng hay gặp hơn cả là khó thở. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể gặp phải các vấn đề khác về đường hô hấp như ho khan, khó chịu khi thở,…

Viêm xoang

Khi bị viêm xoang, mũi bị tắc ứ đầy chất nhầy khiến cho chất nhầy chảy xuống cổ họng và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, đặc biệt là khi đi ngủ nên thường làm cho trẻ ho khan liên tục. Trong những trường hợp này, các mẹ chỉ cần kê gối cao hơn để cho bé nằm là được.

Các bệnh về dạ dày, thực quản 

Trào ngược dạ dày hay hóc dị vật ở thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan về đêm ở trẻ. Những triệu chứng này chỉ bắt gặp với những trẻ ăn quá nhiều trước giờ ngủ.

Thiếu sắt

Tình trạng thiếu sắt rất thường gặp ở trẻ em do chế độ ăn uống còn bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Khi cơ thể thiếu sắt, cổ họng sẽ bị sưng, kích thích và gây ra cảm giác khó chịu cho bé. Với trường hợp này, các mẹ chỉ cần bổ sung sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày là đã có thể cắt đứt được tình trạng ho khan về đêm của bé.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng ho khi ngủ ở bé cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: Bé bị các vấn đề về tim, viêm phổi, không khí khô, cảm cúm,…

Việc hiểu rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng ho khi ngủ của bé cũng rất quan trọng. Bởi, chỉ khi các bậc phụ huynh nắm rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ thì mới có thể tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu trong trường hợp bé bị mãi không khỏi và kèm với những triệu chứng như khóc quấy, bỏ bữa,… thì các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

Cách trị ho vào ban đêm cho trẻ bằng thuốc Tây

Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà việc lựa chọn các sản phẩm điều trị ho cho bé cũng sẽ khác nhau. Một trong những phương pháp hay được các ông bố bà mẹ sử dụng nhất đó là dùng các loại thuốc Tây như

Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho: Bổ phế Nam Hà
Thuốc giảm ho: Bổ phế Nam Hà

Thuốc giảm ho với công dụng làm dịu mát cổ họng, giảm ho hiệu quả nên rất hay được các bậc phụ huynh sử dụng cho bé. Các bà mẹ nên lưu ý lựa chọn cho trẻ những thuốc giảm ho không chứa bất kì thành phần hoạt tình nào để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ cho bé.

Một số loại thuốc giảm ho được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng cho bé như thuốc ho Prospan, Bổ phế Nam Hà, thuốc ho Bảo Thanh,… (vì thành phần chính của các loại thuốc này đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe của bé). Vì đối tượng sử dụng là trẻ em nên các mẹ cũng nên lựa chọn các thuốc ở dạng siro uống để cho trẻ dễ hấp thu hơn.

Thuốc kháng sinh

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng khá tốt trong việc điều trị ho cho trẻ vào ban đêm nhưng bố mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Chỉ khi có đơn thuốc của bác sĩ thì các bậc phụ huynh mới được dùng thuốc cho bé.

Thuốc tiêu đờm

Thuốc tiêu đờm là thuốc có công dụng làm loãng đờm hoặc làm tan đờm và đẩy các chất này ra khỏi đường hô hấp. Một số thuốc tiêu đờm thường hay gặp là: Acetylcystein, Bromhexin, Acemuc,…

Thuốc Acemuc 100mg
Thuốc Acemuc 100mg

Tham khảo thêm: Acemuc 100mg & 200mg có dùng cho trẻ sơ sinh? Tác dụng, liều dùng

Thuốc tiêu đờm được chỉ định sử dụng cho những trẻ đang bị ho có đờm hoặc có một lớp đờm dày đặc trong cổ họng gây nên tình trạng khó thở cho bé. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhóm thuốc này cho những trẻ bị ho có đờm dưới 2 tuổi và những trẻ mắc phải các bệnh lí về đường hô hấp như hen phế quản, suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản,…

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhóm thuốc này cũng cần được sự cho phép và kê đơn của bác sĩ.

Thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc kháng viêm với tác dụng giảm viêm, chống sưng rát nên thường được các mẹ sử dụng để tiêu viêm ở cổ họng cho các bé.

Các nhóm thuốc Tây y trên đây đều phải sử dụng theo đơn thuốc đã được các bác sĩ kê nên tuyệt đối bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng. Việc sử dụng tự ý và lạm dụng các nhóm thuốc trên có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cũng như các biến chứng nghiêm trọng cho bé, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng mẹo dân gian tại nhà

Thông thường, các phương pháp trị ho khi ngủ cho bé bằng mẹo dân gian rất hay được các bà mẹ áp dụng bởi các cách này rất an toàn với trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có công dụng khá hiệu quả.

Củ cải trắng chữa ho khi ngủ cho bé

Củ cải trắng chữa ho khi ngủ cho bé
Củ cải trắng chữa ho khi ngủ cho bé

Củ cải trắng là một loại củ có tính mát và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong củ cải trắng còn có chứa một lượng chất oxy hóa giúp giảm bớt tình trạng ho khan rất hiệu quả.

Các mẹ có thể tham khảo một số cách làm giúp giảm ho cho bé dưới đây:

  • Nước củ cải: Thái nhỏ củ cải thành hạt lựu, đem đi rửa sạch và đun lấy nước trong khoảng 15 phút. Để nguội và cho bé uống nước củ cải nhiều lần trong ngày.
  • Nước ép củ cải với gừng và mật ong: Củ cải sau khi đã được rửa sạch thì đem đi ép lấy nước. Cho thêm một miếng gừng đã thái mỏng và mật ong vào nước củ cải đã ép và đun sôi trong 10 phút. Để nguội và cho bé sử dụng hằng ngày. Lưu ý, nước ép củ cải với gừng và mật ong chỉ nên dùng cho các bé từ 1 tuổi trở lên để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc
  • Củ cải ngâm đường phèn: Cho vào một lọ thủy tinh một ít củ cải đã rửa sạch và thái hạt lựu cùng với một lượng đường phèn vừa đủ. Ngâm trong một đêm và đem pha nước ấm cho bé uống.

Sử dụng nghệ tươi trị ho về đêm cho trẻ

Từ xưa đến nay, nghệ tươi được biết đến như là một loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp rất tốt.

Với nghệ tươi, các mẹ có thể dùng kết hợp với một số nguyên liệu khác để tạo nên tác dụng giảm ho về đêm cho bé như:

  • Nghệ tươi kết hợp với đường phèn: Hấp cách thủy đường phèn và nghệ tươi giã nhuyễn khoảng từ 7 – 20 phút. Chắt lấy nước ấm và cho bé uống khoảng 2 lần mỗi ngày.
  • Nghệ tươi kết hợp với mật ong: Tương tự như nghệ tươi, mật ong cũng là một chất thường được sử dụng để làm giảm cơn ho. Với phương pháp này, mẹ nên chắt lấy nước nghệ tươi, cho thêm một ít mật ong vào và cho bé sử dụng từ 2 – 3 lần trong ngày. Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi
  • Nghệ và trầu không: Đây cũng là một phương thuốc khá hiệu quả trong việc điều trị ho cho bé.

Nước mật ong ấm

Nước mật ong ấm giúp giảm ho
Nước mật ong ấm giúp giảm ho

Mật ong có tính ấm nên rất hay được các mẹ sử dụng làm thuốc chữa ho cho bé. Đây là một phương pháp khá an toàn và rất hiệu quả.

Các ông bố bà mẹ chỉ cần pha một cốc nước mật ong ấm và cho bé uống là đã có thể làm dịu cơn ho một cách nhanh chóng. Không những vậy, mật ong còn giúp bổ sung một hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp các bé tránh khỏi những vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể.

Tuy nhiên, vì mật ong có thể gây nên các triệu chứng ngộ độc đường tiêu hóa nên thường chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi.

Nước vo gạo với diếp cá

Diếp cá là một vị dược liệu có công dụng trị ho rất an toàn. Sự kết hợp giữa nước vo gạo và diếp cá càng làm tăng khả năng kháng sinh tự nhiên và công dụng trị ho cho bé.

Về cách dùng, mẹ có thể cho khoảng từ 5 – 10 lá diếp cá đã rửa sạch, xay nhuyễn vào nước vo gạo và đun sôi trong khoảng 30 phút. Sau đó để nguội và lọc lấy nước cho bé uống hàng ngày.

Việc sử dụng nước vo gạo với diếp cá có thể gây ra tác dụng phụ là bé đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, vì tác dụng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên mẹ không cần lo ngại và nên bổ sung nhiều nước cho bé là được.

Lá hẹ

Lá hẹ được dùng trong trị ho
Lá hẹ được dùng trong trị ho

Lá hẹ có tác dụng sát khuẩn khá tốt nên cũng là một nguyên liệu thường được sử dụng trong trị ho. Để đạt được tác dụng tốt hơn, người ta hấp cách thủy 7 – 9 lá hẹ đã rửa sạch với một ít đường phèn và chắt lấy nước cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày.

Vì phương pháp này rất an toàn nên có thể sử dụng cho những bé dưới 1 tuổi. Còn với những bé trên 1 tuổi, người ta hay hấp cách thủy lá hẹ với mật ong để có được tác dụng tốt hơn.

Lá húng chanh

Ngoài những biện pháp trên, lá húng chanh cũng là một nguyên liệu trị ho rất tốt và các tác dụng rất nhanh. Lấy một ít lá húng chanh đã rửa sạch đem đi vắt lấy nước và hấp cách thủy với đường phèn để cho bé uống khoảng từ 2 – 3 lần trên ngày. Sau một thời gian thì triệu chứng ho khan ở bé sẽ giảm đi đáng kể.

Với trường hợp bé bị ho gió, ho khan nhẹ thì các ông bố bà mẹ có thể cho bé sử dụng một trong các phương pháp trên. Nhưng nếu sau khi sử dụng vài ngày mà các triệu chứng này không khỏi hoặc thậm chí nặng hơn thì nên đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay

Vì hệ miễn dịch ở trẻ em còn khá yếu nên các chuyên gia y tế, các bác sĩ thường khuyên các bậc phụ huynh lựa chọn những phương pháp trị ho an toàn cho bé. Ngoài những bài thuốc dân gian kể trên, các mẹ cũng có thể áp dụng một số các biện pháp chữa ho cho bé khi ngủ rất hiệu quả dưới đây.

Dùng nước muối loãng để rửa mũi, họng

Dùng nước muối loãng để rửa mũi, họng
Dùng nước muối loãng để rửa mũi, họng

Đôi khi có thể do mũi, họng của trẻ có chứa nhiều dị vật hoặc vi khuẩn nên đã gây ra các triệu chứng ho khan về đêm cho bé. Vì vậy, việc sử dụng nước muối sinh lí để rửa sạch mũi, họng cũng là một cách giảm ho an toàn cho bé.

Buổi tối, vào lúc trước khi đi ngủ, bố mẹ nên nhỏ một vài giọt nước muối sinh lí để rửa sạch những bụi bẩn, chất nhầy và vi khuẩn còn bám lại trong mũi, họng của trẻ. Từ đó giúp cho trẻ có một giấc ngủ sâu và dễ chịu hơn.

Ngâm chân bé bằng nước gừng

Ngâm chân không chỉ là một phương pháp được sử dụng cho người lớn để giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn là một cách trị ho rất hiệu quả cho trẻ em.

Bài thuốc ngâm chân hay được dân gian sử dụng phổ biến là ngâm chân với nước gừng trong khoảng từ 10 – 15 phút. Trong quá trình ngâm, mẹ nên thường xuyên massage chân một cách nhẹ nhàng để giảm cơn ho, đặc biệt là các cơn ho về đêm cho bé. Bên cạnh đó, việc ngâm chân còn giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Xoa dầu nóng vào lòng bàn chân, tay, cổ chống cảm lạnh

Xoa dầu nóng vào lòng bàn chân, tay, cổ chống cảm lạnh
Xoa dầu nóng vào lòng bàn chân, tay, cổ chống cảm lạnh

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ho về đêm của bé là do bị cảm lạnh. Chính vì vậy, việc phòng không cho trẻ nhiễm lạnh cũng rất quan trọng.

Trước khi đi ngủ, mẹ nên xoa một ít dầu nóng vào lòng bàn chân, tay hay cổ cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đắp kĩ chăn vào phần chân cho bé để tránh trẻ bị cảm do nhiễm lạnh. Đây cũng là một mẹo rất hiệu quả và cực kì an toàn cho bé.

Không cho bé ăn sát giờ ngủ

Cho bé ăn quá no trước giờ đi ngủ cũng có thể gây nên tình trạng tắt, hóc dị vật ở họng và làm cho bé liên tục bị ho khan. Vậy nên, trong vòng 1 tiếng trước giờ đi ngủ, phụ huynh không nên cho bé ăn quá nhiều để tránh trường hợp no quá mức không ngủ được hoặc trào ngược dạ dày gây ho khan liên tục.

Kê cao gối cho bé khi ngủ

Hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ hay ứ đọng các chất dịch, nhầy ở cổ họng cũng làm cho trẻ khó thở và ho khan nhiều hơn. Vậy nên, việc kê cao gối khi ngủ có tác dụng giúp cho đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn, giúp bé dễ thở, giảm ho và ngủ ngon hơn. Thường chỉ nên kê gối đầu của bé cao hơn khoảng từ 15 – 20 cm.

Sử dụng máy phun sương, máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy phun sương, máy tạo độ ẩm
Sử dụng máy phun sương, máy tạo độ ẩm

Về đêm, nhiệt độ thường hạ thấp hơn và hanh khô hơn (đặc biệt là vào mùa đông) nên dễ làm cho cổ họng bé bị khó chịu. Việc đặt một chiếc máy phun sương hay máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp cho không khí không bị khô và rỉ mũi trẻ mềm hơn, từ đó giúp trẻ dễ thở hơn và không bị ho. Tuy nhiên, việc vệ sinh máy cũng cần phải được làm thường xuyên để tránh máy không bị mốc, hư hỏng.

Xông hơi bằng dầu khuynh diệp

Ngoài ra, việc xông hơi bằng các loại dầu (đặc biệt là dầu khuynh diệp) cũng là một cách rất an toàn để làm dịu cổ họng, tống các chất dịch ra ngoài và làm giảm triệu chứng ho khan khi ngủ ở trẻ. Bước này nên được thực hiện trước khi cho bé tấm và nên xông bằng hơi dầu khuynh diệp ấm. Nếu mẹ sợ bé bị lạnh thì có thể pha ra một cốc nước ấm và cho bé hít hơi tinh dầu cũng được.

Cách phòng tránh bị ho về đêm cho bé

Ngoài các biện pháp giúp trị ho cho bé ở trên, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý việc chăm sóc và phòng tránh cho bé. Mẹ có thể tham khảo một số cách giúp phòng tránh tình trạng ho khi ngủ cho bé ở dưới đây:

Bổ sung đủ nước, vitamin và các khoáng chất từ các loại rau củ quả, trái cây
Bổ sung đủ nước, vitamin và các khoáng chất từ các loại rau củ quả, trái cây
  • Bổ sung đủ nước, vitamin và các khoáng chất từ các loại rau củ quả, trái cây để tăng sức đề kháng cho con. Với những trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn để giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm loãng dịch đờm trong khoang mũi, cổ họng.
  • Những ngày thời tiết nóng, hanh khô và độ ẩm không khí xuống quá thấp thì có thể sử dụng các loại máy phun sương, máy tạo độ ẩm để không khí không bị khô gây nên cảm giác khó chịu cho bé
  • Khi trẻ ngủ thì nên giữ cho đầu trẻ luôn cao hơn phần ngực để đảm bảo lưu thông khí dễ dàng hơn và các chất dịch, chất nhầy không bị chảy xuống họng gây ra ho.
  • Rửa sạch tay cho bé để tránh những vi khuẩn lây lan có hại
  • Luôn vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lí. Luôn đảm bảo cho trẻ một không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và tránh những tác nhân gây dị ứng như lông thú, khói thuốc, phấn hoa,…
  • Giữ ấm và đảm bảo trẻ không bị lộ chân, bụng, cổ ra ngoài không khí. Tuyệt đối không cho trẻ nằm trong phòng có điều hòa với nhiệt độ dưới 25oC.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng ho của bé ngày càng nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu thuyên chuyển, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để kịp thời được tư vấn và trị liệu.

Trên đây là một số cách trị ho cho bé khi ngủ rất hiệu quả, an toàn và rất dễ dàng để thực hiện. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý quan sát kĩ tình trạng bệnh của bé để lựa chọn ra những phương pháp điều trị thích hợp.

 

 

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Lộc, tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội (Hanoi University of Pharmacy) - Một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành Y tế Việt Nam. Với sứ mệnh đem đến những thông tin sức khỏe khoa học nhất, thông qua những bài viết được đăng trên Tạp chí sức khỏe Heal Central (Health Education Assets Library) tôi mong muốn tất cả mọi người đều có thể trang bị những kiến thức cơ bản về y học - cách sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây