Cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả nhất [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

5/5 - (2 bình chọn)

Ngày nay, bệnh trĩ khá phổ biến và cũng có rất nhiều các phương pháp chữa trị khác nhau đặc biệt là với trĩ nội. Trĩ nội là tình trạng búi tĩnh mạch trực tràng to và sa xuống hậu môn gây ra tình trạng rất khó chịu và đau rát khiến ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và hoạt động của người bệnh. Bài viết Heal Central sau sẽ cung cấp chi tiết thông tin về cách chữa bệnh trĩ nội bằng nhiều cách khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và cũng xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi trung niên ngoài 40 đến 60 tuổi. Nhờ vào điều tra hồ sơ bệnh án nên đã tổng hợp được một số nguyên nhân dưới đây.

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ là một yếu tố gây trĩ vì chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, tránh các hiện tượng táo gây phân khô cứng kích ứng lên hậu môn, trực tràng.

Tinh thần, tâm lý căng thẳng, nhiều muộn phiền khiến cơ thể sản sinh ra các chất ức chế lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể.

Làm việc, sinh hoạt hàng ngày phải ngồi văn phòng, không hoạt động thể lực nhiều, vì thế máu lưu thông chậm, đi xuống theo trọng lực mà khó đi lên nên sẽ tích trữ nhiều ở các tĩnh mạch, trong đó có tĩnh mạch trực tràng hậu môn. Tĩnh mạch này to ra và sa xuống gây ra bệnh lý trĩ.

Ngồi lâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Ngồi lâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Uống quá ít nước cũng là một trong các nguy cơ phổ biến gây trĩ. Bình thường mỗi người cần bổ sung 1.5-2l nước mới gọi là đủ. Khi cung cấp thiếu nước gây các vấn đề về da, các bệnh tiêu hóa đặc biệt là gây táo bón, phân cứng, làm tăng cường triệu chứng trĩ.

Lão hóa là nguy cơ dẫn đến trĩ. Phần lớn bệnh nhân trĩ đều nằm ở độ tuổi sự lão hóa cao như tuổi tiền mãn kinh gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến nhiều rối loạn cơ quan.

Táo bón, tiêu chảy mạn tính thúc đẩy những tổn thương ống tiêu hóa, điều này làm xuất hiện trĩ.

Phụ nữ có thai đặc biệt là khi thai lớn, nặng sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và các cơ quan khác, chèn ép nhiều mạch máu. 

Làm việc nặng thường xuyên là yếu tố tạo nguy cơ trĩ khá phổ biến. Khi phải chịu áp lực lớn, toàn bộ cơ thể phải gồng lên gánh đỡ. Do vậy, áp lực lên hậu môn và áp lực lên trực tràng tăng đột ngột dễ gây trĩ.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khó giải thích khác như di truyền, bệnh lý mạn tính mắc kèm, dùng thuốc … Khi có các yếu tố nguy cơ phát bệnh hãy hạn chế tối đa và theo dõi biểu hiện để phát hiện và điều trị trĩ sớm.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Triệu chứng của trĩ nội gồm triệu chứng lâm sàng nhìn nhận được và những triệu chứng thực thể, phải qua thăm khám mới thấy.

Bệnh trĩ nội khác với bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ nội khác với bệnh trĩ ngoại

 

Triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ phân theo các mức độ của bệnh. 

Bệnh trĩ cấp độ 1: Là khi chưa thấy đau nhưng khi phân đào thải kéo theo máu và dịch nhầy, đôi khi thấy máu dính ở giấy vệ sinh, việc sa trực tràng gây chảy máu nên trực tràng tiết nhiều dịch nhớt ướt tạo cảm giác khó chịu, mất tự tin cho bệnh nhân.

Bệnh trĩ cấp độ 2: Biểu hiện trĩ rõ hơn, búi trĩ sa xuống thấp hơn, đôi khi còn thò ra ngoài khi dặn hoặc khi đi vệ sinh nhưng búi trĩ xa tự thụt vào được mà không cần can thiệp, cấp độ này có đau nhưng còn nhẹ và thoáng qua.

Bệnh trĩ cấp độ 3: Là cấp độ rõ ràng và biểu hiện gay gắt nhất. Búi trĩ to và dày hơn, sa xuống sâu hơn thậm chí không tự thụt vào được nếu không dùng tay nhét lại. Bệnh nhân khi ho, hoạt động mạnh hay dặn đều có thể làm búi trĩ rơi ra ngoài hậu môn gây đau mạnh và làm bệnh nhân đứng ngồi không yên.

Bệnh trĩ nội cấp độ 4: Đây là cấp độ mà mức độ bệnh nặng nhất và có rất nhiều các biến chứng xảy ra.

Biểu hiện rõ ràng nhất là các búi trĩ tiết ra những dịch nhầy có mùi và bị nứt ra và chảy máu.

Các búi trĩ này to đến mức mà bạn không thể lấy tay đẩy chúng vào.

Bệnh nhân sẽ thường xuyên có những cảm giác đau đớn, khó chịu và gần như không thể mặc quần.

Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như nhiễm trùng vùng hậu môn, hoại tử búi trĩ, chảy máu.

Triệu chứng thực thể của trĩ nội là khi thăm khám trực tràng, soi đại tràng sigma, soi hậu môn hoặc xét nghiệm tìm máu trong phân đều có thể giúp chẩn đoán trĩ nội dễ dàng.

Cách chữa bệnh trĩ nội

Điều trị trĩ nội thường áp dụng với hai dạng bệnh nhân chủ yếu.

Thứ nhất là những người phát hiện trĩ sớm, còn trong giai đoạn nhẹ, việc điều trị kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì tuân thủ của người bệnh như ăn uống lành mạnh, tránh những rối loạn tiêu hóa, đặc biệt táo bón và tiêu chảy, có thể sử dụng một số thuốc uống hoặc thuốc đặt để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên cần duy trì sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn uống nghỉ ngơi và tuân thủ trong suốt quá trình điều trị là không dễ dàng.

Thứ hai với những bệnh nhân cấp độ 2, cấp độ 3 búi trĩ đã sa xuống hậu môn thường được chỉ định cắt búi trĩ để rút ngắn thời gian điều trị và bệnh nhân mau chóng thoát khỏi những triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp dân gian đơn giản tại nhà

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ xưa này không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Một vài nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn nhiều chất xơ giúp bệnh nhân hồi phục trĩ nhanh hơn bình thường. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa dễ dàng tránh những va chạm, co bóp ở hậu môn trực tràng, tránh cảm giác đau.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cách phòng ngừa hiệu quả
Uống nhiều nước là cách phòng ngừa hiệu quả

Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể, khi uống nhiều nước, dịch tiêu hóa có thể tiết ra nhiều hơn để bôi trơn nhiều bộ phận cũng như pha loãng phân, giảm cứng chắc, dễ dàng tống ra ngoài. 

Chữa trĩ nội bằng rau diếp cá

Nước ép từ rau diếp cá
Hình ảnh: Nước ép từ rau diếp cá

Rau diếp cá là loại cỏ mọc nhiều trong vườn và có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Khi ăn rau diếp cá hoặc uống nước chiết rau này có thể cải thiện nhiều vấn đề của trĩ. Trong loại rau này cũng chứa những thành phần có tác dụng giúp thành mạch dẻo dai, chắc khỏe hơn.

Tham khảo thêm: Cách chữa trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà bằng rau diếp cá

Chữa trĩ nội bằng cây cúc tần

Chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần
Chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần

Lá cúc tần rất hữu hiệu cho bệnh trĩ ở thể nhẹ. Có nhiều bài thuốc chế biến cưc tần để điều trị trĩ chẳng hạn như nấu nước hơ hậu môn gồm cúc tần kết hợp ngải cứu, lá lốt, lá sung, sau khi đun sôi 2 phút dùng để xông hơi hậu môn và khi nước nguội có thể ngâm hậu môn khoảng 15-20 phút giúp các búi trĩ se nhỏ lại và về vị trí cũ, mỗi tuần thực hiện khoảng 3-4 lần. Bài thuốc này đã được áp dụng rộng rãi và thấy sau 1-2 tháng có hiệu quả. 

Chữa trĩ nội bằng lô hội

Lô hội chữa bệnh trĩ
Lô hội chữa bệnh trĩ

Lô hội là cây thuốc không chỉ làm đẹp da mà cũng giúp cho bệnh trĩ cải thiện đáng kể nhờ vào khả năng làm bền thành mạch. Chỉ cần đun sô nước với lô hội đã bóc vỏ rồi uống thường xuyên mỗi ngày 2 lần. Duy trì thực hiện trong 2 tháng sẽ đỡ trĩ nội nhanh chóng. 

Thuốc chữa bệnh trĩ nội

Thuốc Titanoreine

Hộp thuốc Titanoreine
Hộp thuốc Titanoreine

Thuốc Titanoreine được nghiên cứu và ra đời tại pháp với thành phần là các hoạt chất như Lidocain, Kẽm oxyd, Titanium dioxide và caraghenates giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát của trĩ kết hợp với việc giúp co búi trĩ nên rất được các bệnh nhân trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2 tin tưởng sử dụng. Thuốc cũng ngấm sâu và nhanh vào vị trí gây tác dụng lên búi trĩ và cũng có thêm tác dụng chống viêm hậu môn, trực tràng khi tình trạng trĩ gây viêm nhiễm.

Tuy nhiên có một đặc điểm cần lưu ý là thuốc không dùng được cho bệnh nhân có thai.

Thuốc Cotriprogel

Thuốc bôi trĩ Cotriprogel
Thuốc bôi trĩ Cotriprogel

Với dạng gel nên sản phẩm tạo cho bệnh nhân cảm giác rất thoải mái. Thuốc Cotriprogel được nghiên cứu và bào chế từ công ty dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, thuốc có rất nhiều công dụng đáng chú ý cho bệnh nhân. Ngoài tác dụng giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện cảm giác khó chịu do trĩ, làm co búi trĩ, Thuốc Cotriprogel còn giảm mụn nhọt hậu môn, giảm nứt rò hậu môn và làm thoáng mát tạo điều kiện hồi phục nhanh các tổn thương do trĩ gây ra.

Ưu điểm của Gel bôi Cotripro là được làm từ các thành phần tự nhiên an toàn với sức khỏe người bệnh. Thuốc bôi trĩ Cotripro có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Gel bôi trĩ Preparation H

Preparation H
Thuốc Preparation H

Preparation H có nhiều tác dụng trên nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có chỉ định điều trị trĩ. Thuốc vừa làm giảm đau đớn, bỏng rát lại giúp co tĩnh mạch trực tràng hậu môn nên giảm hiện tượng sa trực tràng, hậu môn, giảm các triệu chứng của trĩ một cách hiệu quả.

Thuốc bôi trĩ Preparation H ointment được cục quản lý FDA công nhận là dòng thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên thuốc này không dùng được cho phụ nữ mang thai.

Viên uống Thăng trĩ Mộc Hoa

Thuốc thăng trĩ mộc hoa
Thuốc thăng trĩ mộc hoa

Thăng trĩ Mộc Hoa là một thực phẩm chức năng có thành phần từ các dược liệu như kim ngân hoa, hòe hoa, đương quy, sài hồ… Với ưu điểm nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với sức khỏe nên ngoài tác dụng trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau, ngứa, viêm nhiễm do trĩ gây ra mà còn giảm một số tác dụng bất lợi với các cơ quan khác.

Thuốc trợ tĩnh mạch Daflon

Thuốc Daflon
Thuốc Daflon

Thuốc Daflon thường hay được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh trĩ cấp. Với tác dụng giúp giảm áp lực lưu lượng máu ứ trệ ở tĩnh mạch, tăng sức bền dai của thành mạch mà thuốc tác dụng trực tiếp lên búi trĩ.

Đây là dòng thuốc tây được nhiều người sử dụng hiện nay. Thuốc bị chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Can thiệp phẫu thuật

Kỹ thuật chích xơ búi trĩ

Trích xơ tĩnh mạch
Trích xơ tĩnh mạch

Đây là một thủ thuật dùng cồn 700 tiêm/ chích vào búi trĩ nội kết hợp với chế độ dùng thuốc đông hoặc tây y và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Liệu trình tiêm phải liên tục để ngăn tiếp máu nuôi dưỡng trĩ, dần dần búi trĩ teo khô và rụng xuống. Kỹ thuật này cần đảm bảo vô khuẩn nên không thể tự thực hiện mà phải do các bác sĩ chuyên khoa, đủ năng lực thực hiện.

Đông máu (hồng ngoại, laser hoặc lưỡng cực)

Cắt trĩ bằng phương pháp Laser
Cắt trĩ bằng phương pháp Laser

Đây là phương pháp bác sĩ dùng các tia sáng hồng ngoại hoặc laser để đốt cháy cắt đứt được búi trĩ, mặc dù có một lượng máu bị chảy ra và đông tạo sẹo để nắp kín tĩnh mạch trực tràng. Phương pháp này có ưu điểm là ít tác dụng phụ nhưng cũng có nhược điểm cần quan tâm là có khả năng bệnh trở lại cao.

Phương pháp PPH

Phương pháp cắt trĩ PPH
Phương pháp cắt trĩ PPH

Đây là một trong các phương pháp cắt bỏ búi trĩ theo y học hiện đại. Phương pháp này cắt bỏ vòng niêm mạc trực tràng và giúp phục hồi các tổ chức sa hậu môn. Phương pháp PPH có rất nhiều ưu điểm như rất an toàn, giảm đau đơn cho bệnh nhân, có thể áp dụng rộng rãi, vết thương gây ra nhỏ nên nhanh phục hồi. Bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm khiến không nhiều người lựa chọn đó là để thực hiện được phương pháp này cần bác sỹ chuyên môn giỏi cùng máy móc, thiết bị cần thiết và chi phí của việc căt sbor này cũng cao hơn nhiều những phương pháp nói ở trên.

Phương pháp HCPT

Phương pháp cắt trĩ HCPT
Phương pháp cắt trĩ HCPT

Phương pháp này sử dụng sóng cao tần để vận chuyển ion tạo tác dụng từ tính vào búi trĩ kết quả là dễ dàng cắt búi trĩ mà giảm đau đớn cho người bệnh. Phương pháp HCPT có một số ưu điểm như cắt búi trĩ chính xác, nhanh gọn, ít tốn thời gian, ít gây tổn thương nên giúp hồi phục nhanh sau mổ, an toàn và ít gây biến chứng. Do đây là phương pháp hiện đại nên đòi hỏi máy móc và người thực hiện cũng hiện đại, đủ giỏi vì thế chi phí của phương pháp này tương đối cao.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tương đối an toàn thế nhưng do chủ quan và một số người có tâm lý e ngại với căn bệnh này nên khi để trĩ diễn biến trong thời gian dài là rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, tắc mạch, viêm nhiễm trùng hậu môn, trực tràng… Vì vậy cần phát hiện và chữa trị kịp thời.

Bệnh trĩ nội có tái phát không?

Bệnh trĩ nội có thể tái phát
Bệnh trĩ nội có thể tái phát

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát cho dù là trĩ nội hay trĩ ngoại vì có rất nhiều búi tĩnh mạch trực tràng và tĩnh mạch hậu môn. Bệnh này do các nguyên nhân về lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt gây ra nên chỉ cần tránh được các yếu tố đó sẽ giảm rủi ro bị trĩ.

Bệnh trĩ nội có nên quan hệ không?

Bệnh trĩ nội hay ngoại đều gây ra cảm giác đau rát, khó chịu mỗi khi hoạt động co duỗi liên quan đến cơ trực tràng hậu môn. Vì thế, tuy trĩ ít ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nhưng hoạt động quan hệ sẽ có thể gây cảm giác khó chịu và làm giảm hưng cảm trong những lần quan hệ.

Bệnh trĩ nội độ 1 chữa như thế nào?

Độ 1 của trĩ là mức bệnh còn nhẹ và điều trị dễ hơn, việc phẫu thuật là thực sự chưa cần thiết vì tốn kém và có thể không an toàn. Vì thế, trong giai đoạn này bệnh nhân nên sử dụng thuốc hoặc dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với sinh hoạt, vận động cùng chế độ ăn uống và giữ tinh thần thoải mái để cải thiện trĩ tốt nhất.

Bệnh trĩ nội độ 2 chữa như thế nào?

Bệnh trĩ độ 2 có nhiều băn khoăn rằng liệu ở mức độ bệnh như thế này nên chữa trị ra sao? Các chuyên gia y tế thường khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng các thuốc hơn là việc phẫu thuật trừ một số trường hợp đặc biệt khác. Điều trị trĩ là một việc lâu dài và đòi hỏi kiên trì cao của người bệnh cho dù đã chữa khỏi thì việc tái phát trĩ là rất phổ biến.

 

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.