Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng. Bệnh trĩ là căn bệnh tế nhị, nhiều người e ngại dấu diếm càng làm tình trạng bệnh trĩ dần xấu đi. Việc nhận biết và chẩn đoán chính xác để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Bài viết này Heal Central sẽ đưa ra một số mẹo chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian, đơn giản tại nhà mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
10 cách điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Tác dụng của rau diếp cá trong điều trị bệnh trĩ:
Rau diếp cá có thành phần chính là Quercetin và Isoquercetin có tác dụng làm bền thành mạch, giúp các tĩnh mạch trĩ không bị nứt vỡ chảy máu khi gặp áp lực mạnh như đi đại tiện. Đồng thời, một phần nhỏ hoạt chất decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng khuẩn ngăn chằn tình trạng viêm nhiễm ở quanh hậu môn.
Trong y học cổ truyền rau diếp cá có vị cay tính lương có tác dụng điều trị viêm loét, nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn cách điều trị trĩ bằng rau diếp cá:
Nước ép rau diếp cá điều trị trĩ
Bước 1: Lựa chọn lá rau diếp cá tươi ngon, không bị úa vàng, cọng không được quá già. Rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước.
Bước 2: Xay lá rau diếp cá bằng máy xay sinh tố. Lọc rửa bã bằng nước tinh khiết.
Bước 3: Thêm đường điều chỉnh vị ngọt tùy thích
Dùng 3 lần/ tuần đến khi triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.
Nước ép rau diếp cá dễ làm, dễ uống không chỉ có tác dụng trong điều trị trĩ mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc mát gan.
Tham khảo chi tiết: Cách chữa trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà bằng rau diếp cá
Chườm lạnh khu vực hậu môn
Chườm đá là phương pháp thủ công có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ. Phương pháp này được nhiều người sử dụng bởi tính đơn giản tiện lợi nhưng lại hiệu quả rõ rệt trên nhưng bệnh nhân đang bị trĩ độ 3,4 khi mà búi trĩ mất tính đàn hồi, sưng to và không thể tự co lại.
Hướng dẫn chườm lạnh khu vực hậu môn bằng đá:
Bước 1: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý.
Bước 2: Dùng 1 viên đá lạnh, sạch sẽ bọc trong miếng băng gạc. Chườm lên vùng hậu môn đang có búi trĩ lòi ra. Thực hiện chườm nhẹ nhàng không chà xát.
Ngày thực hiện từ 3 – 4 lần giúp giảm cảm giác đau, ngứa do búi trĩ gây ra.
Phương pháp này chỉ làm giảm tạm thời các triệu chứng của bệnh trĩ. Để điều trị tận gốc người bệnh cần tham khảo các phương pháp điều trị đông tây y khác.
Bổ sung nhiều chất xơ
Đa phần nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ là do lối sống và chế độ ăn uống không hợp lý. Chất xơ là thành phần vô cùng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Nó giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, cải thiện tiêu hóa, làm mềm phân giúp giảm nhanh các triệu chứng táo bón nặng ở người bệnh trĩ làm việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
Bổ sung chất xơ thông qua các thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, trái cây tươi.
Thay đổi lối sống hàng ngày
Tư thế ngồi, tư thế đi vệ sinh không chính xác, lối sống ít vận động, hay sử dụng chất kích thích là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ. Vì thế việc thay đổi lối sống hàng ngày góp phần không nhỏ trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn sớm.
Không được nhịn đi vệ sinh: Nhịn đi vệ sinh sẽ khiến tình trạng đi đại tiện sau đó trở nên khó khăn hơn. Việc đi đại tiện đúng giờ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh trĩ không chuyển biến tệ hại hơn.
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên: Điều này giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Việc lựa chọn một bài tập hợp lý sẽ giúp tình trạng bệnh sẽ cải thiện hơn rất nhiều.
Thay đổi lối sống ít vận động: Lối sống ít vận động có thể là do tính chất công việc của từng cá nhân. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi nó. Khi phải ngồi quá lâu thì mỗi tiếng hãy đứng dậy vận động một chút để máu lưu thông dễ dàng hơn.
Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá như là một tác nhân khiến tình trạng bệnh của bạn ngày càng tệ hại. Vì thế hãy hạn chế chúng ngay từ hôm nay.
Đi vệ sinh đúng cách: Việc ngồi đi vệ sinh ở tư thế không chính xác khiến bạn phải tốn nhiều lực hơn trong việc đi đại tiện. Vì thế hãy ngồi ở tư thế thuận tiện nhất cho việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
Chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Quả sung là loại quả dân gian dễ kiếm, được trồng nhiều hiện nay. Quả sung ít ai biết được rằng nó có tác dụng vô cùng hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ và các bệnh đường tiêu hóa khác.
Tác dụng của quả sung:
Quả sung trong có chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp hỗ trợ tiêu hóa giảm táo bón, viêm ruột. Đồng thời thành phần calci, auxin và các acid giúp cầm máu ở những bệnh nhân bị trĩ có xuất huyết.
Trong y học học cổ truyền quả sung tên khoa học là Ficus Racemosa có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh trạng, giải độc, bồi bổ tỳ vị trị các chứng tiêu hóa kém, đại tiện bí kết. Ngoài ra, quả sung có tác dụng thăng dương khí trị các chứng sa giáng trực tràng( trĩ), trĩ sang( trĩ đã có lở loét, viêm nhiễm).
Phương pháp chữa trĩ bằng quả sung:
Phương pháp xông
Chuẩn bị: 10 quả sung tươi xanh hoặc một nắm lá sung to đun đến sôi với 2 lít nước( có thể sử dụng phối hợp cả 2). Sau khi đun sôi 10 phút nhấc nồi ra.
Tiến hành xông hậu môn trong vòng 30 phút. Khi nhiệt độ nước hạ xuống 37 đến 38oC( nước ấm) thì chuyển sang thau rộng để ngâm rửa hậu môn nơi búi trĩ lòi ra. Thực hiện xông trước khi đi ngủ, trước khi xông phải vệ sinh sạch hậu môn.
Ngày xông 1 lần, liên tục trong vòng 10 ngày tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Phương pháp nấu canh sung với lòng lợn non
Chuẩn bị: 10 đến 15 quả sung đã được rửa sạch và bổ đôi. 100g lòng lợn đã rửa sạch, ướp muối và thái lát. Phi lòng non cùng với hành mỡ đến thơm thêm nước, sau đó thêm sung đã bổ đôi vào hầm 10 phút. Lúc này có thể dùng với cơm.
Món canh sung nấu với lòng lợn non không chỉ giúp điều trị trĩ hiệu quả mà còn có tác dụng tăng kéo nước ra lòng ruột làm mềm phân giảm tình trạng táo bón.
Nên dùng 4 lần một tuần tới khi nào triệu chứng được cải thiện.
Phương pháp khác: Có thể sử dụng quả sung để ăn sống, nhựa sung để bôi vào búi trĩ, muối sung hay gỏi sung cũng đem lại hiệu quả đáng kể.
Chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
Cây lược vàng luôn nằm trong top các cây thuốc dân gian để điều trị bệnh trĩ. Cây lược vàng có thành phần flavonoid có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm bền thành mạch và gia tăng đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trong cây lược vàng có thành phần steroid và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện tiêu hóa và kháng khuẩn tiêu viêm.
Cách sử dụng cây lược vàng trong điều trị bệnh trĩ:
Đắp lá lược vàng lên hậu môn: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn. Giã nát lá lược vàng và đắp lên vùng hậu môn. Chờ trong vòng 30 phút để hoạt chất ngấm sâu vào trong búi trĩ. Đắp lá 1 lần/ ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 2 đến 3 lần/ tuần, kiên trì trong 1 tháng hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.
Ăn trực tiếp cây lược vàng: Mùi vị của cây lược vàng khá dễ chịu nên việc ăn trực tiếp là phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả. Tiến hành rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài rắn và ăn phần lõi bên trong. Mỗi ngày ăn từ 2 đến 4 lá trước mỗi bữa cơm, duy trì trong 1 tháng.
Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng:
Cây lược vàng có độc tính vì thế nếu dùng lâu có các triệu chứng khó chịu, đau đầu thì nên dừng sử dụng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chữa bệnh trĩ bằng mướp đắng
Tác dụng của mướp đắng trong điều trị bệnh trĩ
Mướp đắng với thành phần flavonoid thanh nhiệt, giải độc, mát gan hiệu quả trong điều trị chứng nội nhiệt gây táo bón, điều trị chứng nóng ruột, giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới bệnh trĩ.
Ngoài ra,mướp đắng còn nhiều tác dụng khác phải kể đến như giúp lưu thông khí huyết, phòng ngừa ung thư và ngăn ngừa tiểu đường.
Cách sử dụng mướp đắng trong điều trị trĩ
Quả mướp đắng: Rửa sạch, xay nhỏ bằng máy xay sinh tố để làm nước ép sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Lá mướp đắng làm trà sắc uống là tốt nhất. Để đảm bảo hiệu quả bạn nên tham khảo các loại trà mướp đắng đã qua chế biến tại các cơ sở uy tín để mua dùng.
Lưu ý: Quả và lá mướp đắng chỉ có tác dụng điều trị trong trị độ 1, độ 2. Khi búi trĩ đã sa ngoài hậu môn thì hiệu quả điều trị mướp đắng chỉ có tác dụng là phương pháp bổ trợ
Chữa bệnh trĩ nội, ngoại bằng lá thiên lý
Lá thiên lý từ lâu đã được sử dụng trong các món ăn hàng ngày, nhưng ít ai biết được rằng lá thiên lý có công dụng thần kỳ trong điều trị trĩ nội, trĩ ngoại từ giai đoạn sớm đến trĩ độ nặng.
Công dụng của lá thiên lý trong điều trị bệnh trĩ:
Lá thiên lý có thành phần là alkaloid, vị ngọt tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm. Điều trị từ bên trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ như táo bón, nóng ruột.. Ngoài ra, thành phần alkaloid còn có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, làm teo búi trĩ.
Vì thế không chỉ hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị trĩ ở giai đoạn đầu mà lá thiên lý còn là thần dược hiệu quả trong điều trị trĩ độ 3 khi mà búi trĩ đã mất khả năng co lại.
Cách sử dụng lá thiên lý để chữa bệnh trĩ
Lá thiên lý sẽ có tác dụng tốt nhất khi uống trong dùng ngoài, điều trị phối hợp giúp triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.
Uống nước ép lá thiên lý:
– Hãm lá thiên lý với nước đun sôi trong 10 phút sau đó uống như trà.
– Xay lá thiên lý bằng máy xay sinh tố, lọc bã bằng nước đun sôi để nguội là có thể dùng được.
Nước ép thiên lý sau 5 ngày đã cảm nhận được hiệu quả giảm ngứa, giảm đau rát vùng hậu môn. Kiên trì dùng 1 tháng búi trĩ sẽ teo dần, các triệu chứng viêm, sưng đau giảm rõ rệt.
Tham khảo chi tiết: [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG] Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá và hoa thiên lý
Chữa trĩ nội tại nhà bằng tỏi
Tỏi là nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn, cũng là thành phần quan trọng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Tại sao tỏi lại điều trị hiệu quả trĩ nội?
Tỏi có thành phần chính là Alliin khi tác dụng lực ép tép tỏi thì nó được chuyển thành allicin. Allicin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm giúp mau chóng phục hồi vùng búi trĩ đang bị tổn thương và sưng tấy.
Ngoài ra, tỏi có tác dụng quan trọng trong điều hòa khí huyết, làm giảm áp lực tĩnh mạch trĩ giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh từ giai đoạn đầu. Vì thế búi trĩ sẽ được co dần sau thời gian sử dụng.
Tỏi là nguyên liệu từ lâu được biết đến với khả năng tăng sức đề kháng, miễn dịch. Đem lại một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, tăng sức đề kháng cho trường hợp viêm nhiễm do trĩ gây nên.
Trĩ chỉ được sử dụng trong điều trị trĩ nội độ 1, độ 2 khi mà búi trị chưa bị sa ra ngoài.
Cách sử dụng tỏi để điều trị trĩ nội
Sử dụng tỏi nướng để chữa trĩ: Dùng 1 củ tỏi chưa bóc vỏ đem nướng lên than đến khi chín đều hơi ngả màu nâu đen. Sau đó bóc lớp vỏ lụa bên ngoài dập nhẹ để giải phóng được allicin ra ngoài. Dùng vải gạc bọc lại, để đến khi tép tỏi còn ấm đặt lên hậu môn rồi khép lại.
Tỏi nướng không chỉ có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm vùng hậu môn mà còn có tác dụng cầm máu trong chảy máu hậu môn do trĩ.
Tham khảo chi tiết: [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản tại nhà
Chữa trĩ tại nhà hiệu quả bằng đu đủ
Hiện nay, người tiêu dùng chỉ sử dụng đu đủ như loại trái cây ăn khi chín cây mà không biết rằng trái đu đủ xanh là loại trái cây điều trị triệu chứng ngứa ngáy và đau rát của bệnh trĩ.
Công dụng của đu đủ trong điều trị bệnh trĩ:
Bệnh trĩ trong giai đoạn đầu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau rát và ngứa vùng hậu môn. Quả đu đủ xanh với thành phần giàu carotene và các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, đu đủ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho tiêu hóa thức ăn giảm nhanh triệu chứng nóng ruột, táo bón.
Ngoài ra trong đu đủ có các thành phần kháng khuẩn, giúp làm búi trĩ trong giai đoạn đầu dễ dàng thu lại ngăn bệnh tiến triển nặng.
Cách sử dụng đu đủ trong điều trị trĩ
Mẹo dân gian: Úp đu đủ xanh lên cẳng chân để điều trị trĩ
Đây là mẹo dân gian được truyền đi nhiều đời để điều trị triệu chứng của bệnh trĩ. Cách làm như sau
Mặc dù chưa thể lý giải bằng khoa học về tác dụng thần kỳ này của đu đủ nhưng hiệu quả điều trị của phương pháp này là không thể phủ nhận. Sau 1 đêm, búi trĩ đang sưng đã teo nhỏ lại và giảm đau đáng kể.
Tham khảo chi tiết: [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG] Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh đơn giản tại nhà
Lựa chọn phương pháp điều trị trĩ tại nhà hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng thuốc dân gian
Đa phần các loại thuốc dân gian đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sớm. Vì thế bệnh nhân phải nhận biết được các triệu chứng của bệnh để có những chuẩn đoán sớm nhất.
Đối với trĩ giai đoạn đầu thường có các triệu chứng như ngứa rát, chảy máu nên việc sử dụng các loại thảo dược để giảm nhanh triệu chứng ngăn ngừa tái phát là rất quan trọng.
Ở giai đoạn này bạn có thể sử dụng tỏi, thiên lý hoặc rau diếp cá điều trị từ bên trong bằng uống nước ép. Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp với phương pháp xông để sát khuẩn và làm co búi trĩ đang tiến triển. Kiên trì thực hiện cho đến khi triệu chứng của bệnh gần như không còn xuất hiện.
Đặc biệt trong giai đoạn này, bạn phải thực hiện chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để không làm nặng lên tình trạng bệnh.
Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản
Bệnh trĩ nội có 4 độ trĩ. Khi búi trĩ đang nằm trong thì phương pháp sử dụng rau diếp cá, quả sung hay lá thiên lý để nấu canh, uống nước ép để bồi bổ trừ bên trong là vô cùng quan trọng.
Khi búi trĩ bắt đầu sa ngoài hậu môn thì việc điều trị bằng thuốc dân gian là không triệt để trĩ có tác dụng điều trị các triệu chứng và hỗ trợ làm co búi trĩ bằng phương pháp đắp lá hay úp cẳng chân đu đủ. Lúc này bạn nên cần can thiệp của các phương pháp cắt bỏ búi trĩ sớm nhất có thể.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà
Bệnh trĩ ngoại phương pháp hiệu quả nhất là uống trong đắp ngoài. Bệnh nhân vừa phải sử dụng phương pháp uống nước ép để kích thích đề kháng từ bên trong và giúp cho tiêu hóa tốt. Đồng thời, bệnh nhân phải đắp lá thiên lý hoặc diếp cá để đẩy nhanh quá trình làm teo búi trĩ, kháng khuẩn tiêu viêm cùng hậu môn để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Thuốc dân gian trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai
Do trong thời kỳ mang thai sự nở rộng cử tử cung làm chèn ép vùng hố chậu và mạch máu lưu thông khiến rất nhiều bà mẹ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng phương pháp đắp lá và uống lá diếp cá hoặc thiên lý để điều trị trĩ. Do lá diếp cá và thiên lý không chỉ an toàn mà còn có nhiều tác dụng tốt cho bà bầu. Phương pháp xông cũng rất hiệu quả cho các mẹ bầu nhưng lại bất tiện trong thao tác xông.
Bà bầu mang thai bị trĩ rất hạn chế sử dụng cây lược vàng do hàm lượng nhỏ chất độc có thể có hại cho thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu không được chữa trị bằng đu đủ xanh do nhựa đu đủ xanh có thể làm xuất huyết, gây co bóp tử cung và sinh non.
Tham khảo thêm: [CHIA SẺ] Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản tại nhà
Dấp cá rất tốt cho bệnh trĩ