Tổng quan về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là tình trạng biểu hiện của sự rối loạn tâm trạng có khả năng tiến triển và nguy hiểm. Hiện tượng này kích thích đến tâm trạng người bệnh gây mất phương hướng, có cảm giác buồn bã, tự ti về khả năng của bản thân và thiếu đi động lực sống. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, những triệu chứng có thể gặp ở người mắc bệnh trầm cảm như chán ăn, mệt mỏi, lãnh đạm, khó ngủ và bệnh còn có thể tiến triển nặng hơn nữa.
Những triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm việc, ngủ và tận hưởng cuộc sống. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm vẫn còn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên những kết quả mới đây đã chỉ ra rặng trầm cảm có sự phối hợp của các yếu tố sinh học, di truyền, tâm lý và cả môi trường sống. Đa số các trường hợp mắc bệnh trầm cảm cần được điều trị để cải thiện tâm trạng, giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.
Người bệnh không thể nào tự thoát khỏi triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Bệnh nhân cần nói chuyện, tâm sự với người nhà, bạn thân về căn bệnh trầm cảm để có thể thoát khỏi cảm giác tiêu cực mà bệnh gây ra, hoặc người bệnh chỉ cần thay đổi lối suy nghĩ tích cực hơn, nếu bệnh nhân càng cố gắng thực hiện thì tâm trạng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Trầm cảm không phải là một biểu hiện, dấu hiệu của khiếm khuyết nào đó về nhân cách hay của một người yếu đuối. Thực tế cho thấy người đã thoát khỏi bệnh trầm cảm cần được điều trị để tốt hơn, cải thiện hơn.
- Nếu thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm thì người xung quanh (người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) có thể giúp bệnh nhân về mặt cảm xúc. Những hành động có thể giúp ích cho người bệnh như tỏ ra hiểu biết, quan tâm họ, khuyến khích bệnh nhân thực hiện những việc tích cực hoặc kiên nhẫn với người bệnh. Tuyệt đối không bỏ qua cảm xúc của người bệnh bởi điều này sẽ tác động rất mạnh và xấu đến người bệnh, có thể làm bệnh trầm trọng, khó kiểm soát hơn. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy tốt hơn nếu được nói chuyện, tâm sự và nhắc nhở về điều trị và thời gian điều trị.
Đa số người bệnh đều cần được điều trị để có thể cải thiện bệnh
- Nếu bạn cho rằng mình đang có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm, bạn nên hẹn gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ (ví dụ như bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học).
- Một số tình trạng về sức khỏe hay một số loại thuốc như rối loạn tuyến giáp hoặc virus cũng có thể mang đến những triệu chứng gần giống như trầm cảm. Bác sĩ có thể loại bỏ các khả năng này bằng cách thực hiện một bài phỏng vấn, kiểm tra thể chất và xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và thực hiện các thủ thuật tiếp theo sau khi nói chuyện và kiểm tra bệnh nhân.
Phân biệt giữa trầm cảm ở nữ giới và ở nam giới
Sự khác nhau giữa trầm cảm ở nam giới và ở nữ giới
- Bệnh trầm cảm ở nữ giới thường xuyên rơi vào tình trạng tội lỗi và cố gắng tự tử nhiều hơn so với nam giới. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ tự tử thành công ở nam giới lại nhiều hơn so với nữ giới.
- Ở nữ giới, trầm cảm thường kéo dài hơn, xảy ra sớm hơn và khả năng tái phát bệnh cao hơn so với nam giới. Tình trạng này gây ra bởi sự căng thẳng trong một thời gian dài và có sự nhạy cảm đối với những biến đổi cảm xúc theo mùa.
- Trầm cảm ở nữ giới thường có mối tương quan đến những rối loạn lo âu, đặc trưng nhất là các triệu chứng như ám ảnh, rối loạn ăn uống và hoảng loạn.
Tại sao trầm cảm ở nữ giới xảy ra nhiều hơn so với nam giới?
- Trên thực tế, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở cả nam giới và nữ giới trước độ tuổi thiếu niên là tương đương nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ tăng lên gấp đôi (nguy cơ ở nữ giới gấp hai lần nam giới) khi bước vào tuổi dậy thì.
- Một số chuyên gia y tế nhận định rằng ở nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm có mối liên quan mật thiết đến sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết tố trong suốt cuộc đời. Đặc trưng nhất ở những giai đoạn có sự thay đổi nồng độ hormone rõ rệt như dậy thì, mang thai, sinh con và mãn kinh.
- Bên cạnh đó, hội chứng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng (PMDD) hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) cũng có nguyên nhân xuất phát từ sự dao động nồng độ hormone theo chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Hiện tượng này là chứng bệnh có liên quan đến lo lắng, trầm cảm và sự thay đổi tâm lý xảy ra ở thời gian trước hành kinh một tuần và sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Tỷ lệ trầm cảm ở nam giới thấp hơn so với nam giới
- Nữ giới, người chủ yếu phụ trách phần lớn công việc chăm lo gia đình là vợ và con gái. Tại Hoa KỲ, thống kê có khoảng 12 triệu người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm lâm sàng mỗi năm. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với nam giới. Bạn nên suy nghĩ lại nếu cho rằng trầm cảm chỉ là do mình tự nghĩ ra. Các yếu tố có thể gây ra bệnh trầm cảm như hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, sinh đẻ và thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu như acid béo omega-3, sắt, vitamin D.
- Kết quả nghiên cứu của Sức khỏe Tâm thần Mỹ đã chứng minh được rằng có nhiều phụ nữ không tiếp nhận điều trị bệnh trầm cảm do cảm thấy xấu hổ hoặc không được điều trị. Trên thực tế, có đến 41% nữ giới đã được khảo sát cho rằng rào cản điều trị bắt nguồn từ cảm giác thẹn thùng, xấu hổ. Bạn nên nhớ rằng, tất cả các vấn đề này bác sĩ đều đã từng nghe qua. Thực hiện khám sức khỏe toàn diện là một điều vô cùng quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Bạn nên dành một ít thời gian trong quá trình thăm khám sức khỏe để trao đổi với bác sĩ về vấn đề này nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình mắc chứng trầm cảm.
Xem thêm: Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Ai dễ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Trầm cảm ở phụ nữ có thai
Trầm cảm ở thời kỳ thai nghén hay còn gọi là trầm cảm trước sinh. Theo kết quả nghiên cứu từ Trung tâm trầm cảm ở Michigan thì có tới 10% phụ nữ có thai mắc phải những chứng muộn phiền. Trong số đó, phần lớn phụ nữ sẽ tiếp tục mắc trầm cảm sau khi sinh và có tới 2/3 các trường hợp này không được điều trị.
Chứng trầm cảm thời kỳ thai nghén có liên quan đến thay đổi nồng độ hormone nội tiết. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai của người phụ nữ có thêm nhiều những yếu tố khác tham gia vào sự hình thành và phát triển của bệnh trầm cảm. Khủng hoảng tâm lý thời kỳ tiền sản có thể cộng hưởng từ những áp lực về tài chính, áp lực trong công việc hoặc khi người phụ nữ chưa sẵn sàng có con.
Hàng loạt các cảm xúc tiêu cực và các nỗi buồn dai dẳng dần dần sẽ tác động đến phụ nữ khiến họ có các thay đổi rõ rệt cả về nhận thức và thói quen của mình. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất của người mẹ và làm suy nhược cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, chứng trầm cảm trước sinh còn mang đến nhiều nguy cơ sinh non do người mẹ yếu hoặc gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ rất dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh nếu tiền sử trước đó đã mắc trầm cảm lúc mang thai hoặc trước đó đã bị trầm cảm. Thực tế lâm sàng cho thấy hiện tượng ‘baby-blue’ (một thời kỳ tồi tệ của đã số thai phụ sau khi sinh con khoảng 2 tuần) rất dễ nhầm lẫn với chứng trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, những triệu chứng trầm cảm thường có xu hướng diễn ra âm thầm và kéo dài hơn. Đôi khi, người nhà không quan tâm đến sản phụ vì cho đó chỉ là các biểu hiện bình thường. Chỉ khi có kết quả nghiêm trọng, đau thương thì họ mới bắt đầu hồi tưởng lại các dấu hiệu ban đầu của sản phụ.
Thống kê cho thấy có khoảng 15% sản phụ sau sinh khoảng 3 tháng đầu sau sinh mắc bệnh trầm cảm. Căn nguyên của trầm cảm sau sinh và trầm cảm trước sinh là tương tự nhau. Phụ nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và dễ mất cân bằng do sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết sẽ làm biến đổi về huyết áp và chuyển hóa miễn dịch. Tuy nhiên, áp lực làm mẹ và nhất là mẹ đẻ con đầu lòng thường làm cho các bà mẹ thực sự khủng hoảng ngay cả với chính bản thân mình.
Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đây là thời điểm quan trọng trong sức khỏe của người phụ nữ. Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, người phụ nữ sẽ bị suy giảm nồng độ nội tiết tố dẫn đến các thay đổi về tâm sinh lý và cơ thể. Trong thời kỳ này, phụ nữ gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe là có nguy cơ đối mặt với trạng thái trầm cảm.
Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh chưa được tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh trầm cảm . tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân của sự thay đổi về tinh thần và thể chất khi người phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do mất cân bằng nồng độ hormone có trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thấy khó chịu cả về tinh thần lẫn sức khỏe là do trong thời kỳ tiền mãn kinh nồng độ estrogen thay đổi thất thường. Yếu tố được cho là then chốt làm phụ nữ đối mặt với bệnh trầm cảm là sự mất cân bằng nồng độ hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Những biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ:
- Tâm trạng lo lắng, buồn bã và luôn cảm thấy trống rỗng.
- Thường xuyên mất niềm vui và hứng thú trong những hoạt động sinh hoạt thường ngày (ngay cả hoạt động tình dục).
- Đa số phụ nữ mắc bệnh trầm cảm có biểu hiện cáu gắt, bồn chồn và đặc biệt là khóc nhiều.
- Luôn rơi vào trạng thái tội lỗi, thiếu niềm tin vào cuộc sống, bất lực và tự ti về bản thân.
- Đặc trưng ở những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm là thức dậy sớm vào buổi sáng và thời gian ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
- Thường xuyên ăn không ngon miệng dẫn đến giảm cân.
- Đôi khi phụ nữ mắc bệnh trầm cảm lại ăn quá nhiều gây ra tăng cân, có thể dẫn đến béo phì nếu không được kiểm soát.
- Luôn thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và cảm giác chậm lại.
- Xét về mặt trí tuệ thì những người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm thường khó có thể tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ.
- Mắc bệnh lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài và đau đầu.
- Rất nhiều trường hợp mắc bệnh nặng sẽ suy nghĩ về cái chết, cố gắng tự tế và tử tự.
Yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố nguy cơ mắc trầm cảm ở nữ giới thường bị ảnh hưởng từ những yếu tố di truyền, sinh sản, tính cách nhất định và một số đặc điểm tâm sinh lý. Những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh trầm cảm là mẹ đơn thân và phụ nữ trong thời gian chăm con nhỏ. Những yếu tố cụ thể có thể kể đến như sau:
- Có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tâm trạng.
- Trong những năm đầu sinh con có tiền sử rối loạn tâm trạng.
- Trước 10 tuổi bị mất mẹ hoặc cha hoặc cả hai.
- Có các yếu tố môi trường tác động gây ra cảm giác mất mát như bị cộng đồng xa lánh hoặc những yếu tố tương tự.
- Căng thẳng, lo âu do các mối quan hệ, mất việc, ly hôn hoặc ly thân.
- Khi còn nhỏ bị lạm dụng tình dục hoặc bị bóc lột sức lao động.
- Do bị ảnh hưởng tác dụng của thuốc.
- Phụ nữ sau khi sinh con và biểu hiện trầm cảm theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông.
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Những biện pháp được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm bào gồm liệu pháp tâm lý cá nhân, thuốc chống trầm cảm và liệu pháp kích thích hoạt động của não bộ (ví dụ như ECT). Nếu người bệnh bị trầm cảm có nguyên nhân do lo âu, căng thẳng trong cuộc sống gia đình thì giải pháp điều trị bệnh cho người này có thể là trị liệu gia đình.
Bác sĩ tâm lý sẽ tư vấn và lựa chọn liệu trình điều trị hợp lý và tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể chọn lựa những sự trợ giúp điều trị khác từ cộng đồng như:
- Chương trình hỗ trợ nhân viên.
- Trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng.
- Bác sĩ gia đình.
- Tổ chức bảo vệ sức khỏe.
- Dịch vụ cơ quan, gia đình xã hội.
- Phòng khám ngoại trú hoặc khoa tâm thần bệnh viện.
- Trung tâm tâm thần địa phương hoặc trung tâm y tế.
- Bệnh viện ngoại trú.
- Những chuyên gia về sức khỏe tâm thần như nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, cố vấn sức khỏe tâm thần hoặc nhân viên xã hội.
- Phòng khám tư nhân.
- Những chương trình liên kết với các trường y dược hoặc trường đại học.
Ngay cả các trường hợp mắc bệnh trầm cảm vô cùng nặng cùng có thể điều trị bệnh được. Trầm cảm thường được áp dụng điều trị bằng tâm lý trị liệu, bằng thuốc. Trong khi đó, đôi khi bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp trò chuyện, tức là người bệnh sẽ nói chuyện với chuyên gia đã được đào tạo về chuyên môn. Bác sĩ có thể sẽ cân nhắc sử dụng liệu pháp kích thích não và liệu pháp chống co giật (ECT) nếu những biện pháp điều trị trên không giúp cải thiện và làm giảm các triệu chứng bệnh.
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu trầm cảm để có thể cải thiện hơn phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Những nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu sự thay đổi hormone sinh sản đã gây ra rối loạn tâm trạng. Các chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao một số trường hợp lại có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn người khác và làm sao mới có thể chuyển các kết quả nghiên cứu đó thành biện pháp điều trị mới và có thể cải thiện những biện pháp hiện nay đang sử dụng.
Trầm cảm là bệnh liên quan mật thiết đến cơ thể và tâm trí, bệnh có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ cao do nhiều yếu tố như sinh con, áp lực cuộc sống, sau sinh,… chính vì vậy, cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa sớm nhất nếu cảm thấy các triệu chứng trầm cảm ở chính mình, người thân xung quanh hoặc bạn bè để được điều trị bằng những liệu pháp tâm lý và thuốc sao cho phù hợp.
Sự ảnh hưởng của bệnh trầm cảm đối với phụ nữ
Bệnh trầm cảm thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác và diễn ra âm thầm. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tình trạng tổn thương về tất cả các khía cạnh trong cuộc sống người bệnh:
- Trầm cảm có thể gây ra ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: những mối quan hệ của phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sẽ mất dần hoặc tồi tệ hơn. Do bệnh trầm cảm gây ra tình trạng ngại giao tiếp với mọi người xung quanh và dần thu hẹp không gian của chính mình.
- Trầm cảm sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Rất nhiều người mắc bệnh trầm cảm phải phối hợp điều trị song song với những chứng bệnh khác về hệ tim mạch hoặc hệ tiêu hóa. Bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh đau nửa đầu hoặc có thể bị ngất với tần suất ngày càng nhiều do suy kiệt thể lực.
- Trầm cảm sẽ làm thay đổi thói quen thường ngày của bệnh nhân: trầm cảm vừa thay đổi cảm xúc theo hướng tồi tệ hơn, vừa làm biến mất các thói quen hàng ngày một cách nhanh chóng. Bệnh có thể khiến một người có tính năng động bỗng chốc thay đổi trở nên chây ỳ, chẳng muốn làm gì và chỉ thích ở nhà một mình. Người bệnh có thể sẽ chẳng còn hứng thú với cả những điều bệnh nhân thường yêu thích thực hiện khi có thời gian rảnh rỗi. Tất cả chỉ là di bệnh nhân chỉ muốn đơn độc trong thế giới riêng và không thấy hạnh phúc, vui vẻ.
- Trầm cảm kích hoạt các hành vi tiêu cực của bệnh nhân: bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn khi đạt đến một giai đoạn nhất định nào đó. Trong giai đoạn bệnh nặng, bệnh nhân không chỉ dừng lại có mức độ mất ngủ hay buồn bã mà là nhận thức thay đổi hoàn toàn. Người bệnh cảm thấy như mình đang thừa thãi, vô dụng do trong tâm trí luôn trong trạng thái vang vọng tiếng buộc tội chỉnh bản thân mình.
Mối liên hệ giữa trầm cảm ở phụ nữ và kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng (PMDD) có mối quan tâm với trầm cảm ở nữ giới:
- PMS xảy ra ở khoảng ¾ phụ nữ có kinh nguyệt. PMS là một bệnh lý rối loạn đặc trưng bởi những triệu chứng gây ra thay đổi tinh thần và thể chất tùy theo mức độ dao động của hormone của từng chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh lý PMS thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30.
- Rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng chiếm khoảng 3% đến 5% phụ nữ có kinh nguyệt. Bệnh lý PMS và PMDD có triệu chứng tương tự như nhau nhưng mức độ biểu hiện bệnh của PMDD nặng hơn PMS. Đặc biệt là các triệu chứng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khoảng 7 đến 10 ngày trước ngày hành kinh của chị em phụ nữ.
- Mối liên hệ giữa bệnh lý PMDD và PMS với bệnh trầm cảm chưa được xác định một cách cụ thể và chính xác, những nhà khoa học hiện này chỉ mới nghi ngờ mối tương quan này. Yếu tố nguy cơ có thể là do mọi điều kiện gây ra tình trạng thay đổi hoạt động điều hòa tâm trạng của não bộ kèm theo sự dao động nồng độ hormone nội tiết.
Điều trị PMDD và PMS như thế nào?
- Các phương pháp có thể cải thiện và giúp ích cho quá trình điều trị bệnh lý PMDD và PMS như ngồi thiền, tập thể dục,.. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh đã diễn biến nặng thì bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng những phương pháp điều trị bệnh bằng liệu pháp tâm lý cá nhân hoặc nhóm, điều trị bằng thuốc hoặc sử dụng liệu pháp kiểm soát căng thẳng.
Trầm cảm ở phụ nữ trong thai kỳ và sau sinh
Trong thời gian mang thai: mang thai được cho rằng là quãng thời gian vui ve, hạnh phúc của người phụ nữ, là thiên chức cao cả của người phụ nữ và mang thai còn có khả năng giúp cho phụ nữ bảo vệ khỏi các rối loạn tâm thần.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của chuyên gia công bố rằng tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh lý trầm cảm khi không mang thai và mang thai là tương đương như nhau.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở phụ nữ mang thai
- Phụ nữ phải sống một mình, cô đơn đối phó với những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống.
- Cuộc sống người phụ nữ không được hạnh phúc, xảy ra xung đột cũng là nguyên nhân góp phần hình thành bệnh lý trầm cảm .
- Phụ nữ có tiền sử mắc chứng trầm cảm trước đó hoặc mắc bệnh lý PMDD.
- Độ tuổi mang thai của người mẹ: trên thực tế, tuổi người mẹ càng trẻ thì nguy cơ mắc chứng trầm cảm lại càng cao hơn do người trẻ chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng để đổi mặt với khó khăn.
- Sản phụ ít nhận được sự chăm sóc, quan tâm từ gia đình, bạn bè và người xung quanh.
- Người mẹ có ý định bỏ đứa nhỏ.
Ảnh hưởng của chứng trầm cảm đến thai kỳ
Chứng trầm cảm đối với thai kỳ có thể tác động tiềm tàng đến người bệnh như:
- Người phụ nữ trong thời điểm mang thai mà mắc phải chứng trầm cảm thì khả năng tự chăm sóc bản thân bị cản trở nghiêm trọng. Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao không tuân thủ, thực hiện đúng theo những hướng dẫn chăm sóc thai sản vằn ngủ không đúng cách.
- Chứng trầm cảm có thể sẽ khiến phụ nữ gây hại đến em bé do sử dụng những chất như rượu, thuốc lá hoặc các loại thuốc có hại đến sức khỏe của cả bé mà mẹ.
- Sự kết nối tình cảm giữa mẹ con có thể gặp cản trở, khó khăn khi mắc bệnh lý trầm cảm.
- Mang thai cũng ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe và tâm lý người phụ nữ như:
- Các căng thẳng, lo âu trong thời kỳ thai kỳ có thể tham gia vào quá trình làm các triệu chứng trầm cảm trở lên trầm trọng hơn, tiến triển nhanh hơn và có thể tái phát lại bất kỳ lúc nào.
- Khi mang thai, sản phụ mắc chứng trầm cảm thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
Nên làm gì khi bị trầm cảm thai kỳ
- Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ nên ưu tiên quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe của chính bản thân mình. Hạn chế hoặc bỏ qua công việc và thực hiện các điều nhằm tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bản thân. Một điều vô cùng quan trọng chính là người mẹ nên tích cực tâm sự với người thân và bạn bè một cách thường xuyên về những điều khó khăn, mong muốn trong quá trình mang thai để kịp thời nhận được sự hỗ trợ.
- Nếu bạn luôn có cảm giác thất vọng, lo lắng thì bạn nên xem xét đến các phương pháp điều trị. Bạn hãy bày tỏ với bác sĩ để được tư vấn đến những trung tâm chăm sóc về sức khỏe tâm thần uy tín để điều trị hiệu quả.
Điều trị trầm cảm trong thời kỳ mang thai
- Hiện nay, thai nhi đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc chống trầm cảm (trừ paxil và hầu hết những SSRI). ảnh hưởng có thể khác nhau tùy theo từng loại thuốc được sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để hiểu rõ hơn về lợi ích và rủi ro khi điều trị trầm cảm trong thời kỳ mang thai để quyết định cho mình lựa chọn hợp lý nhất.
- Cả thai nhi và mẹ đều sẽ bị gặp nguy hiểm nếu không được điều trị bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm nặng trong thời kỳ mang thai thường được sử dụng liệu pháp sốc điện (ECT). Tuy nhiên, điều trị bằng ECT chỉ áp dụng khi những phương pháp điều trị khác không có tác dụng đối với bệnh nhân.
Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ được điều trị như thế nào
- Cũng tương tự như các dạng trầm cảm khác, trầm cảm sau sinh thường điều trị bằng liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Nếu muốn sử dụng thuốc chống trầm cảm cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ rồi mới quyết định sử dụng thuốc. Ảnh hưởng của thuốc trầm cảm đến trẻ sơ sinh hiện này vẫn chưa được tìm hiểu rõ và thuốc chỉ tồn tại với một nồng độ nhỏ trong sữa mẹ.
Hiện nay, trong điều trị trầm cảm sau sinh đã có một loại thuốc mới được phê duyệt là thuốc brexanolone (zulresso). Cách sử dụng của thuốc này là tiêm tình mạch trong thời gian khoảng 3 ngày. Đối với hầu hết phụ nữ, thuốc này có tác dụng hiệu quả.
Tham khảo: Trầm cảm sau sinh là gì? Dấu hiệu, hậu quả và biện pháp khắc phục
Trầm cảm ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên
- Ở độ tuổi 40, thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu diễn ra (một số trường hợp xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn, tùy cơ địa mỗi người). Thời kỳ tiền mãn kinh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn kinh au khi tiền mãn kinh kéo dài đến khi kết thúc kinh nguyệt trong 1 năm. Trong khoảng từ 1 đến 2 năm cuối thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone estrogen suy giảm nhanh chóng và gây ra những triệu chứng mãn kinh.
- Người phụ nữ sẽ có các thay đổi về cảm xúc như lo lắng hoặc trầm cảm và thay đổi về thể chất. Nguyên nhân được xác định là do sự sụt giảm đột ngột nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời kỳ mãn kinh gây ra. Những thay đổi ảnh hưởng về tinh thần và thể chất nhất định như kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, bốc hỏa và chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Phương pháp làm giảm những triệu chứng mãn kinh
- Phụ nữ nên tập thể dục thường xuyên và chú trong chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn gây hại đến cơ thể.
- Tích cực tham gia vào những hoạt động môi trường và xã hội phát triển lành mạnh.
- Thiền, yoga hoặc thực hiện những bài tập thở sâu và chậm.
- Giữ cho phòng ngủ luôn thông thoáng , mát mẻ, hạn chế mồ hôi đến và tránh việc xáo trộn giấc ngủ.
- Khi thời tiết nóng bức, phụ nữ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát.
- Chú trọng nuôi dưỡng tình bạn, luôn tích cực kết nối cộng đồng và gia đình.
- Khi gặp khó khăn nên chia sẻ cho người thân, bạn bè hoặc nhờ sự tư vấn, giúp đỡ từ những tư vấn viên chuyên ngành.
- Uống vitamin, uống thuốc và khoáng chất có sự chỉ định từ bác sĩ.
Bảng mức độ tự đánh giá bệnh trầm cảm
Trên thực tế, do áp lực từ cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều người có những dấu hiệu trầm cảm ở những mức độ biểu hiện khác nhau (từ nhẹ cho đến nặng). Mặc dù vậy, có rất nhiều người không biết rằng mình đang mắc bệnh. Vì thế nên bệnh nhân không đi khám bệnh và không được điều trị kịp thời dẫn đến ảnh hưởng và gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống và có cảm giác thất vọng, chán nản.
Những triệu chứng trong bảng mức độ tư đánh giá bệnh trầm cảm: bạn hãy trả lời trung thực và nhanh chóng những câu hỏi sau. Trong 2 tuần lễ liên tiếp gần đây bạn có những triệu chứng biểu hiện nào:
- Ngủ ít, khó ngủ, ngủ rất nhiều hoặc thức dậy sớm?
- Thường xuyên rơi vào trạng thái mất năng lượng, mệt mỏi, uể oải và mất sinh lực?
- Ăn ít hoặc ăn quá nhiều, ăn mất ngon?
- Trong quá trình sinh hoạt, giải trí và làm việc luôn cảm thấy mất hứng thú và không thấy thú vị hoặc không quan tâm?
- Có cảm giác bực bội khó chịu, buồn bã hoặc buồn rầu vô cớ?
- Xuất hiện những ý nghĩ buông xuôi, chán nản, bỏ mặc gia đình hoặc bản thân, cảm thấy mình đang tự buộc tội bản thân hoặc tự cho rằng mình không xứng đáng?
- Gặp phải khó khăn trong việc tâm trung vào công việc cụ thể nào đó ví dụ như xem truyền hình, đọc báo hoặc xem ti vi?
- Có cảm giác bồn chồn, bứt rứt, lo lắng, đứng ngồi không yên hoặc bạn cử động và nói chậm chạp hơn so với bình thường khiến cho người xung quanh có thể nhận thấy sự thay đổi của bạn?
- Trong 2 tuần lễ này, bạn đã từng có ý định muốn tự gây thương tích cho bản thân mình hoặc thực hiện ý định tự tử? Hoặc bạn chán sống hay không bằng lòng với cuộc sống hiện tại?
- Đối với những rối loạn trong cơ thể mình như đau bụng, nhức đầu, đau ngực, nôn, đau cơ, đánh trống ngực, đổ mồ hôi,..bạn có thường xuyên quan tâm, lo lắng đến các rối loạn đó không?
Đánh giá kết quả thu được:
- Nếu kết quả đánh giá câu hỏi của bạn có 5 câu trả lời có trở lên thì bạn có thể đã xuất hiện các triệu chứng của chứng trầm cảm. Bạn nên mang bảng câu hỏi đến thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa về tâm thần tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý, tránh bệnh tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát hơn.
- Bạn có thể kết nối từ xa với bác sĩ khám tư vấn chứng trầm cảm qua các cuộc gọi có hình video để trao đổi trực tiếp thêm về các vấn đề của bản thân mình.
- Đứng âm thần chịu đựng chứng trầm cảm: nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng trầm cảm thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bệnh trầm cảm có thể chữa được không dược sĩ?
Bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý bạn nhé