Teo não là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và biện pháp điều trị

Đánh giá post

Não bộ có thể coi là một trong những cơ quan quan trọng và phức tạp bậc nhất của cơ thể với mỗi con người. Nơi đây tập trung hơn 100 tỷ tế bào neuron thần kinh và nhiều mạch máu lớn nhỏ để nuôi dưỡng, điều hòa và kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể chúng ta. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, các bệnh liên quan đến não bộ ngày một nhiều và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh teo não cũng nằm trong số đó và đến nay các nhà khoa học hay y bác sĩ vẫn chưa nghiên cứu được loại thuốc đặc trị để giúp phòng ngừa và chữa trị nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một góc nhìn tổng quát về căn bệnh này.

Bệnh teo não là bệnh gì?

  • Khi bước sang tuổi trưởng thành (khoảng 25 tuổi), cơ thể chúng ta bắt đầu có dấu hiệu lão hóa nhưng khá chậm. Tuy nhiên đến năm 50 – 60 tuổi các dấu hiệu lão hóa xuất hiện rõ rệt và tốc độ có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn trước. Não bộ cũng không tránh khỏi bị như vậy.
  • Bệnh teo não thường hay gặp ở người già nhiều hơn. Vì vậy chúng ta có thể hiểu bệnh teo não là căn bệnh liên quan đến các tế bào thần kinh bị thoái hóa, mất đi sự liên kết dẫn đến hệ thần kinh trung ương không thể hoạt động bình thường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người như: suy giảm trí nhớ; rối loạn chức năng ngôn ngữ, vận động, nhận thức;…

Bệnh teo não có nguy hiểm không?

  • Căn bệnh này cũng khá nguy hiểm nếu không có biện pháp can thiệt sớm và kịp thời. Do các tế bào thần kinh bị thoái hóa, không liên kết lại được với nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô và các khu vực xung quanh. Tùy vào vị trí tổn thương mà chức năng hoạt động do khu vực đó chi phối bị suy giảm. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng suy giảm trí nhớ, khó kiểm soát vận động, rối loạn ngôn ngữ,…
  • Nếu bệnh nhân không được khám và chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nặng nề như: viêm phổi, nhiễm khuẩn, gãy xương,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Phân loại teo não ở người?

Theo lứa tuổi thì bệnh teo não được chia làm ba loại:

  • Bệnh teo não ở trẻ em: Bệnh teo não gặp ở trẻ sơ sinh gần đây có xu hướng gia tăng hơn và hầu hết là bẩm sinh do người mẹ bị mắc một số căn bệnh như AIDS, Virut Zika hoặc bị đôt quỵ trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào não khiến chúng bị dị dạng, hoặc khiếm khuyết ở khu vực nào đó. Hoặc một số nguyên nhân khác như: sinh non, người mẹ làm trong môi trường ô nhiễm độc hại,…
Bệnh teo não ở trẻ em
Bệnh teo não ở trẻ em
  • Bệnh teo não ở người già: hiện nay bệnh teo não ở người già vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tổ nguy cơ có thể gây ra bệnh này như: tuổi cao, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… Ngoài ra còn do biến chứng nặng nề của bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson.
  • Bệnh teo não ở người trẻ cũng đang ngày càng gia tăng nhanh chóng do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mang đến: căng thẳng, stress; môi trường sống ô nhiễm nặng nề,…

Nguyên nhân gây bệnh teo não?

Phần lớn những người bị mắc bệnh này thường không biết rõ được nguyên nhân thực sự nằm ở đâu. Tuy nhiên, để có kết quả chuẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng các kĩ thuật như: chụp cộng hưởng hoặc chụp cắt lớp vi tính để xác định nguyên nhân và đưa ra các chỉ định, hướng dẫn cho bệnh nhân.

Teo não thường xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến già nhưng tỉ lệ mắc cao nhất là ở người lớn tuổi khoảng 60 tuổi trở lên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Ở trẻ nhỏ: nguyên nhân hàng đầu là do di truyền từ bố hoặc mẹ; trong thời gian trước và trong khi mang thai người mẹ bị mắc một số căn bệnh như AIDS, Virut Zika hoặc bị đột quỵ, tai nạn làm ảnh hưởng đến não, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, sinh non,…
  • Ở người già: các cơ quan bộ phận đã lão hóa nên thể tích não cũng dần co lại theo thời gian. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: xơ vữa động mạch, đột quỵ, biến chứng nặng nề của bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson,…
  • Ở người trẻ: bệnh teo não thường xảy ra do môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại; luôn trong trạng thái căng thẳng, stress; sử dụng các chất kích thích, lạm dụng rượu bia;… Đây đều là những yếu tố có hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo não ở người trẻ tuổi hiện nay.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác cũng có thể tăng nguy cơ bị bệnh này như: người bị động kinh, tiểu đường tuýp II, viêm não, viêm não cấp tính, nhiễm trùng não hoặc tủy sống, thiếu vitamin B12,…

Tham khảo thêm: [CHIA SẺ] TOP 10+ THUỐC BỔ NÃO CỦA MỸ, ÚC, NHẬT TỐT NHẤT HIỆN NAY

Triệu chứng của bệnh teo não?

Khi các tế bào thần kinh neuron không thể thực hiện được đúng chức năng bình thường cả nó: kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, gửi và nhận các tín hiệu tại một khu vực nào đó của não bộ thì vùng đó sẽ không thể chi phối các hoạt động của cơ thể gây ra:

  • Mất trí nhớ: Mất trí nhớ một trong những triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh. Triệu chứng này xuất hiện từ khá sớm nhưng người để ý, sau đó sẽ diễn biến nặng dần và không có khả năng hồi phục dẫn đến không thể nhận thức mọi việc xung quanh. Giai đoạn đầu, biểu hiện chỉ là mất trí nhớ gần: không nhớ để đồ ở đâu, quên một số việc mình vừa làm xong, hỏi đi hỏi mãi một câu hỏi mà đã có câu trả lời,… sau đó họ sẽ dần quên đi những gì đã rất thân thuộc với mình: quên tên, không nhận biết được người thân trong nhà, không nhớ mình là ai, bao nhiêu tuổi,…
Mất trí nhớ một trong những triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh teo não
Mất trí nhớ một trong những triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh teo não
  • Rối loạn ngôn ngữ: Thùy thái dương chi phối hoạt động của thị giác, nhận biết sự vật, khuôn mặt và tham gia vào bộ nhớ ngôn ngữ, phân tích cảm xúc. Thùy trán là thùy lớn nhất trong bốn thùy não. Thùy trán chịu trách nhiệm về lời nói, trí tuệ, hành vi, vận động. Khi những thùy này bị teo, người bệnh sẽ có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ: khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, nói dông dài không trọng tâm đôi khi là những câu vô nghĩa, hoặc nói quá ngắn gọn không biểu lộ được hết ý,…
  • Rối loạn phối hợp các động tác: Tiểu não có chức năng phối hợp các động tác, tạo nhịp điệu khi cử động như khi tập luyện thể thao, làm công việc hàng ngày,…Người bệnh không thể thể sắp xếp theo thứ tự các công việc cần làm trước và việc gì cần làm sau, định làm việc này nhưng lại làm việc khi trước,… nếu như vùng tiểu não bị tổn thương.
  • Rối loạn định hướng về không gian và thời gian: không xác định được các thời điểm trong ngày, không nhớ đường về nhà hoặc thậm chí không biết mình đang ở đâu,…
  • Thay đổi tính cách: người bệnh dễ cáu gắt, nổi giận, khó hòa đồng với mọi người,… Đôi khi có tâm lý mặc cảm, tự ti nên người bệnh sẽ tự thu mình lại, không dám giao tiếp với bất cứ ai.
  • Trầm cảm: theo số liệu thống kê có khoảng 25% người mắc bệnh teo não có dấu hiệu trầm cảm với triệu chứng: ảo tưởng, hoang tưởng, cảm giác bị người khác theo dõi, tâm lí bất ổn định lúc đờ đẫn lúc tự nói chuyện một mình có lúc lại cáu kỉnh, bệnh nhân có thể xuất hiện các ý nghĩ muốn tự tử.
  • Ở trẻ sơ sinh bị mắt bệnh teo não có thể dễ nhận ra là thể tích não nhỏ hơn so với trẻ bình thường khác.

Tham khảo thêm: Thuốc Hoạt huyết dưỡng não Traphaco có tốt không? giá bao nhiêu?

Biến chứng của bệnh teo não?

Thông thường, khi mắc bệnh teo não, bệnh nhân được tiên lượng sống trong khoảng 4 – 8 năm tùy theo diễn biến và mức độ biến chứng của bệnh. Nếu không có biện pháp can thiệp và điều trị sớm, kịp thời, bệnh teo não sẽ tiến triển nhanh và gây ra những hậu quả nặng nề. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân hầu như không có khả năng tự chăm sóc bản thân và làm các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Các biến chứng có thể gặp như:

  • Viêm phổi: bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, các dịch và chất lỏng, chất nhày có thể đi ngược vào phổi gây ra viêm phổi.
  • Nhiễm trùng: ở giai đoạn nặng, bệnh nhân khó vận động, không thể tự chủ tiểu tiện nên sẽ được bác sĩ chỉ định đặt thông tiểu. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn không được tống đi hết và nó có thể quay ngược trở lại vào bàng quang. Nếu không được điều trị tốt có thể đe dọa đến tính mặng củ người bệnh.
  • Té ngã và các biến chứng: do vùng điều khiển chức năng cân bằng vận động của não bộ không thể điều khiển được nên người bệnh không có khả năng cân bằng cơ thể, dễ té ngã, gãy xương và bị chấn thương,…
Té ngã là một trong những biến chứng điển hình và nguy hiểm của bệnh teo não
Té ngã là một trong những biến chứng điển hình và nguy hiểm của bệnh teo não

Chuẩn đoán bệnh teo não?

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để đưa ra chuẩn đoán bệnh:

Lâm sàng

  • Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử sau đó dựa vào các biểu hiện lâm sàng theo lời kể và quan sát được của bệnh nhân như: đau đầu, chóng mặt, trí nhớ kém, khó tập trung, sa sút tinh thần, thờ ơ, nói không mạch lạc, di chuyển chậm và không theo một đường thẳng, chân tay run lẩy bẩy,…
  • Tâm trạng của người bệnh cũng trở nên bất ổn: lo âu, khó chịu, cáu gắt,… Đôi khi gặp mê sảng, hưng phấn hoặc gặp ảo giác tại một số giác quan: thị giác và thính giác.

Cận lâm sàng

Ngoài dựa vào các chuẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số kĩ thuật quét thông thường: chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính. Dựa trên hình ảnh đã quét được bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Hoạt Huyết Nhất Nhất có tác dụng gì? Giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Điều trị bệnh teo não?

Dùng thuốc

  • Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được phương pháp chữa bệnh tốt nhất, hiệu quả điều trị vẫn còn khiêm tốn. Mục tiêu trong điều trị bệnh là: ngăn chặn các biến chứng kèm theo, bảo vệ phần não vẫn còn khỏe mạnh để tránh các gốc tự do tiếp tục tấn công lên não. Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị trong thời gian dài và có thể phải sử dụng thuốc suốt đời để cải thiện triệu chứng cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
  • Các bài thuốc đông y được sử dụng với mục đích bổ trợ để giảm nhẹ một số triệu chứng đi kèm: các bài thuốc trọng trấn an thần, dưỡng tâm an thần, kiện tỳ ích khí,…

Không dùng thuốc

  • Ngoài việc phải dùng thuốc thường xuyên để cải thiện triệu chứng thì người bệnh cũng cần cải thiện chế độ ăn và sinh hoạt.
  • Bổ sung vitamin trong bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng dược phẩm chứa vitamin, nhất là vitamin B12, các loại đa sinh tố (multivitamin) nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, đặc biệt các trường hợp teo não do thiếu hụt trầm trọng vitamin B12.
  • Bên cạnh đó cần cho bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu để kích thích nhận thức, cải thiện trí nhớ và khả năng vận động. Hơn thế cần cho người bệnh tham gia các hoạt động văn hóa, các hoạt động thể dục thể thao.

Phòng chống bệnh teo não?

Chúng ta không thể ngăn cản quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng như là não bộ, nhưng chúng ta có thể làm chậm lại quá trình lão hóa bằng cách hạn chế các gốc tự do sản sinh sinh quá mức trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến não bộ.

Vì vậy, để phòng chống căn bệnh này chúng ta cần có lối sống lành mạnh, khám bệnh định kì 6 tháng một lần để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Khám bệnh định kì 6 tháng một lần để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh teo não
Khám bệnh định kì 6 tháng một lần để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh teo não
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hẹp động mạch, béo phì,… Đây là các bệnh góp phần thúc đẩy tình trạng thiếu máu não cục bộ dẫn đến teo não.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng một ngày; hạn chế thức khuya; không hút thuốc lá, uống bia, rượu và sử dụng các chất kích thích. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để tăng cường thể lực, sức đề kháng của cơ thể: bổ sung và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt vitamin B12 bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Hơn thế cần hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, hướng dương, bắp rang bơ,… vì đây là những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo não.
  • Lao động trí não thường xuyên dưới những hình thức học tập như đọc sách, học ngoại ngữ hay nghiên cứu,… vừa mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện khả năng ghi nhớ vừa giúp não bộ được khỏe mạnh hơn và làm chậm quá trình lão hóa não.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, dưỡng sinh hay yoga phù hợp với lứa tuổi, giúp lưu thông máu, các dưỡng chất tới não một cách tốt hơn, giúp mô não khỏe mạnh tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
  • Giảm stress: tránh để tình trạng căng thẳng liên tục vì nếu đầu óc luôn căng thẳng, áp lực quá nhiều liên tục sẽ khiến não trở nên rối loạn và làm cho trí nhớ suy giảm.

Tham khảo thêm: [Review] Thuốc Cebraton có thật sự tốt không? Cách uống và giá bán

Một số câu hỏi thường gặp?

Bệnh teo não sống được bao lâu?

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi bệnh đã có các triệu chứng rõ ràng và xuất hiện biến chứng thì người bệnh chỉ sống được trong khoảng 4 – 8 năm, có thể kéo dài hơn do chế độ chăm sóc và tập luyện tốt.

Bệnh teo não chữa được không?

Hiện nay, bệnh này vẫn chưa có phương pháp chữa trị tốt nhất. Các pháp đồ điều trị được áp dụng hiện này chỉ giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế các biến chứng. Tuy hiệu quả vẫn còn khiêm tốn nhưng người bệnh vẫn cần tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ đưa ra.

Bệnh teo não nên ăn gì?

Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đặc biệt, bạn cần thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho não như dầu cá, bông cải xanh, các loại quả mọng, hải sản,… Hơn thế, bạn cần đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 để hỗ trợ lưu thông máu lên não.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây