Phình (vỡ) mạch máu não là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trẻ tuổi bị đột ngụy chảy máu não. Theo thống kê cho thấy có khoảng 30% biến chứng mạch máu não có hiện tượng xuất huyết não do các túi phình bị rò rỉ và vỡ ra. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao.
Phình mạch máu não là bệnh gì?
Phình mạch não là tình trạng xuất hiện một khối phồng trong mạch máu trong não. Các túi phình chứa đầy máu và thành mạch bao bọc bị mỏng, căng phồng. Vì thế nó có thể bị rò rỉ hoặc vỡ, gây chảy máu vào não (đột quỵ xuất huyết).
Phình động mạch thường hình thành tại các điểm nhánh của động mạch vì những đoạn này có thành mạch yếu nhất. Thông thường, chúng thường bị vỡ gây ra xuất huyết ở động mạch não giữa và màng não. Loại đột quỵ xuất huyết này được gọi là xuất huyết dưới nhện. Xuất huyết dưới nhện có nguy cơ tử vong cao và nhanh chóng.
Tuy nhiên, hầu hết các chứng phình động mạch não không bị vỡ, gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc gây ra các triệu chứng.
Phình mạch máu não có nguy hiểm không?
Phình mạch phình ra có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc mô não. Lúc này khối phình chèn ép làm hạn chế chức năng của các mô xung quanh. Nó cũng có thể vỡ hoặc vỡ ra, chảy máu tràn vào mô xung quanh (được gọi là xuất huyết). Phình mạch bị vỡ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ xuất huyết, tổn thương não, hôn mê, thậm chí tử vong.
Chứng phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất kì lứa lứa tuổi nào. Chúng phổ biến ở những người từ 30 – 60 tuổi. Những người có yếu tố di truyền thường có nguy cơ cao hơn.
Tình trạng xuất huyết dưới nhện (do các túi phình bị vỡ ra) gây nguy cơ tử vong rất cao. Theo thống kê có gần 50 % bệnh nhân xuất huyết màng nhện sẽ tử vong trong một thời gian ngắn sau đó và lên tới 10% tử vong trước khi vào viện.
Phình mạch máu não có mấy loại?
Theo tính chất nghiêm trọng của bệnh cũng như tình trạng mạch máu sẽ chia phình mạch máu não theo 3 loại:
- Phình vỡ mạch máu não: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh. Tình trạng các túi phình bị vỡ ra, gây chảy máu não. Loại này có tiên lượng xấu, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
- Phình mạch “rò rỉ”: Khi một lượng máu nhỏ bị rò rỉ từ các túi phình. Tình trạng rò rỉ cũng thường xảy ra sau một vết vỡ nghiêm trọng.
- Phình mạch não không vỡ: Đây là tình trạng có tiên lượng và triệu chứng nhẹ nhất. Các túi phình chưa vỡ hoặc mới hình thành. Tuy nhiên chúng cũng gây chèn ép dây thần kinh cùng các mô xung quanh.
Ở một số tài liệu khoa học cũng chia chứng phình mạch máu não thành 3 loại:
- Phình mạch túi: Phình động mạch hình túi là một túi tròn chứa máu, được gắn vào động mạch chính hoặc một trong các nhánh của nó. Còn được gọi là chứng phình động mạch quả mọng (vì nó giống quả mọng treo trên cây nho), đây là dạng phổ biến nhất của chứng phình động mạch não.
- Phình mạch Fusiform: Hay còn gọi là phình mạch bóng. Xuất hiện một túi phình động mạch hình bóng hoặc phình ra ở tất cả các bên của động mạch.
- Chứng phình động mạch cơ: Chứng phình động mạch cơ xảy ra do nhiễm trùng đôi khi có thể ảnh hưởng đến các động mạch trong não. Tình trạng nhiễm trùng làm suy yếu thành động mạch, khiến hình thành một túi phình.
Nguyên nhân gây phình mạch máu não
Chứng phình động mạch não hình thành khi thành động mạch trong não trở nên mỏng và suy yếu. Đôi khi, chứng phình động mạch não có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh, thường là do bất thường ở thành động mạch. Cho tới hiện nay vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể gây ra chứng phình mạch máu não.
Tuy nhiên có có hàng loạt các yếu tố nguy cơ có thể làm phát triển chứng phình động mạch.
- Yếu tố di truyền: Đôi khi chứng phình động mạch não là kết quả của các yếu tố nguy cơ di truyền, bao gồm:
- Rối loạn mô liên kết di truyền làm suy yếu thành động mạch.
- Hẹp bất thường động mạch chủ làm tình trạng cung cấp máu giàu oxy từ tim đến cơ quan suy giảm
- Bệnh thận đa năng: Ở những người có nhiều u nang hình thành trong thận sẽ gây ra chứng tăng huyết áp và dễ gặp phải phình mạch máu não
- Tiền sử phình động mạch ở một thành viên trong gia đình như: anh, chị em hoặc cha mẹ
Các yếu tố rủi ro khác phát triển theo thời gian và bao gồm:
- Bệnh tăng huyết áp không được điều trị: Huyết áp cao làm tổn thương và làm suy yếu các động mạch, khiến chúng dễ hình thành và dễ vỡ hơn.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá hình thành nhiều túi phình mạch máu não và nguy cơ vỡ cao hơn.
- Người lạm dụng ma túy, đặc biệt là cocaine hoặc amphetamine, làm tăng huyết áp đến mức nguy hiểm.
- Người trên 40 tuổi.
Ngoài ra còn có một số yếu tố rủi ro ít phổ biến hơn như: chấn thương đầu, nhiễm trùng thành động mạch, u não, …
Một số trường hợp các túi phình bị vỡ. Các đặc điểm của túi phình như kích thước, vị trí và sự phát triển trong quá trình đánh giá theo dõi có thể ảnh hưởng đến nguy cơ túi phình bị vỡ. Ngoài ra, các điều kiện chăm sóc y tế có thể ảnh hưởng đến việc vỡ túi phình.
Triệu chứng của phình mạch máu não
Đầu tiên, chứng phình mạch não không vỡ có thể không gây ra triệu chứng gì, đặc biệt nếu nó nhỏ. Tuy nhiên, khi túi phình lớn hơn không bị vỡ có thể đè lên các mô não và dây thần kinh, có thể gây ra:
- Đau phía trên và sau một mắt
- Đồng tử giãn
- Giảm thị lực, nhìn kém hơn, nhìn đôi nhìn ba
- Tê một bên mặt
Khi đau đầu dữ dội, đột ngột là triệu chứng chính của chứng phình vỡ mạch máu não. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của chứng phình động mạch bị vỡ bao gồm:
- Đau đầu đột ngột, cực kỳ nghiêm trọng, cơn đau đầu được miêu tả “tồi tệ nhất” từng trải qua
- Buồn nôn và nôn
- Cứng cổ đột ngột
- Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
- Xuất hiện cơn co giật, hoặc bệnh nhân ngã xuống đột ngột
- Sụp mí mắt
- Bệnh nhân có thể hôn mê, mất ý thức hoặc lú lẫn
- Phình mạch ‘rò rỉ’ cũng gây ra đau đầu dữ dội và nghiêm trọng
Hậu quả của phình mạch máu não
Các túi phình từ nhỏ đến lớn, gây ra chèn ép hoặc vỡ gây tràn máu não. Chảy máu não có thể gây các triệu chứng từ đau đầu nhẹ đến tổn thương mạch máu não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Khi các túi phình vỡ gây hiện tượng xuất huyết dưới nhện. Điều này có thể gây ra hiện tượng co động mạch não. Lúc này sự cung cấp máu tới các bộ phận của não bị hạn chế. Do đó có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu não. Ngoài ra xuất huyết não còn gây ra tình trạng “não úng thủy”. Đây là tình trạng xuất hiện quá nhiều dịch não tủy ở trong não. Tình trạng này làm não mất chức năng một cách vĩnh viễn và nguy cơ tử vong rất cao.
Bên cạnh đó phình mạch máu não còn gây ra các cơn co giật. Khi các cơn co giật này không được kiểm soát gây khó khăn trong điều trị. Đôi khi co giật lại gây ra các chấn thương não.
Chẩn đoán phình mạch máu não
Hầu hết các chứng phình động mạch não không được chú ý cho đến khi chúng bị vỡ hoặc được phát hiện trong các xét nghiệm hình ảnh y tế cho một tình trạng khác.
Khi bạn đau đầu dữ dội hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác liên quan đến chứng phình mạch máu não bị vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để xác định xem máu có bị rò rỉ hay không.
Hiện nay, một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán chứng phình mạch máu não và xác định phương pháp điều trị tốt nhất. Bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là phương pháp thường được bác sỹ chỉ định đầu tiên xem có bị rò rỉ máu vào não hay không. Phương pháp quét nhanh và không đau. CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh hai chiều, hoặc “lát cắt” của não và hộp sọ. Đôi khi thuốc cản quang được tiêm vào máu trước khi quét để đánh giá tình trạng động mạch và tìm chứng phình động mạch. Quá trình này, được gọi là chụp mạch CT (CTA), tạo ra hình ảnh sắc nét hơn, chi tiết hơn về dòng máu trong động mạch não. CTA có thể cho biết kích thước, vị trí và hình dạng của một túi phình chưa vỡ hoặc đã vỡ.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến do máy tính tạo ra và từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết của não. Chúng có thể xác định xem có chảy máu vào não hay không. Phương pháp MRI có thể hiển thị kích thước, vị trí và hình dạng của các túi phình.
- Chụp động mạch não: Kỹ thuật hình ảnh này sử dụng tia X để tìm thấy tắc nghẽn trong các động mạch ở não hoặc cổ. Xét nghiệm này được sử dụng để xác định nguyên nhân gây chảy máu trong não và chính xác vị trí, kích thước và hình dạng của chứng phình động mạch não. Nếu tiêm thuốc cản quang sẽ giúp tia X tạo ra hình ảnh chi tiết về sự xuất hiện của túi phình và hình ảnh rõ ràng về bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong động mạch.
- Phân tích dịch não tủy (CSF): Xét nghiệm này đo các chất hóa học trong dịch não tủy. Thông thường, dịch não tủy được thu thập bằng chọc dò thắt lưng hoặc cột sống thắt lưng. Một lượng nhỏ chất lỏng được lấy ra và xét nghiệm. Kết quả sẽ giúp phát hiện bất kỳ hiện tượng chảy máu xung quanh não. Nếu phát hiện chảy máu, sẽ cần làm thêm các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu.
TÌM HIỂU THÊM Chụp CT não có ảnh hưởng gì không? Giá bao nhiêu?
Điều trị phình mạch máu não
Không phải chứng phình mạch máu nào cũng được điều trị. Điều quan trọng là phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ còn tồn tại. Với một số trường hợp phình động mạch rất nhỏ có thể theo dõi và kiểm soát tốt bằng CTA hay MRI để phát hiện bất kì sự phát triển nào.
Khi điều trị những mạch máu bị phình chưa vỡ tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải lựa chọn phương pháp cẩn thận và cân nhắc kĩ các yếu tố bao gồm:
- Loại, kích thước và vị trí của chứng phình động mạch não
- Nguy cơ vỡ các túi phình
- Tuổi và sức khỏe của người bệnh
- Tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình
Có 2 phương pháp chính điều trị phình mạch máu não
Dùng thuốc
Các phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và giảm biến chứng:
- Thuốc chống co giật: Những loại thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa co giật liên quan đến chứng phình động mạch bị vỡ.
- Thuốc ức chế kênh canxi. Nguy cơ đột quỵ do co thắt mạch có thể được giảm bớt khi dùng các thuốc ức chế kênh canxi.
Không dùng thuốc
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc đối với chứng phình mạch máu não chưa vỡ hoặc đã vỡ: Phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Ngoài ra một số liệu pháp khác có thể sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương.
- Phẫu thuật cắt vi mạch: Thủ thật này sẽ cắt đứt dòng chảy của máu đến túi phình và yêu cầu phẫu thuật mở não. Cắt túi đã được chứng minh là có hiệu quả cao, tùy thuộc vào vị trí, kích thước và hình dạng của túi phình. Nhìn chung, các túi phình được cắt bỏ hoàn toàn không tái phát. Tuy nhiên nó cũng mang lại một số rủi ro như có thể gây ra tổn thương các mạch máu khác.
- Điều trị nội mạch: Các thủ thuật điều trị nội mạch sẽ ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật cắt vi mạch. Tuy nhiên thủ thuật đưa ống thông hay đặt stent có thể sẽ cần thực hiện nhiều lần trong suốt cuộc đời bệnh nhân.
TÌM HIỂU THÊM Liệu pháp tăng thông khí để kiểm soát tăng áp lực nội sọ sau chấn thương
Phòng ngừa bệnh phình mạch máu não
- Điều quan trọng vẫn phải kiểm soát và loại trừ các yếu tố rủi ro của bệnh như hút thuốc lá, uống rượu, chế độ sinh hoạt không hợp lý.
- Đối với những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu phải kiểm soát tốt bệnh lý của mình và đi khám định kì để phát hiện biến nếu xuất hiện phình mạch máu não.
- Hãy tạo cho mình một thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên luyện tập thể thao để phòng ngừa các bệnh tim mạch và thần kinh.
- Đi khám định kì để đảm bảo rằng bạn vẫn khỏe mạnh và phát hiện sớm nếu có bất kì dấu hiệu phình mạch máu não có thể xảy ra.
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh phình mạch máu não có tự khỏi được không?
Đây là một chứng bệnh nguy hiểm và không thể tự khỏi được. Nếu quản lý tốt nguy cơ sẽ hạn chế túi phình phát triển và xuất huyết. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng đến phẫu thuật và can thiệp nội mạch.
Chi phí mổ phình mạch máu não
Chi phí cho một lần phẫu thuật phình mạch máu não khá cao. Tuy nhiên bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn phần lớn.
Mổ phình mạch máu não ở đâu?
Bạn có thể đến các cơ sở y tế tại các thành phố lớn có đầy đủ trang thiết bị để mổ. Hiện nay các bệnh viện lớn như Vinmec, Bạch Mai (Hà Nội) hay Bệnh viện quân đội 108, … đều đã thực hiện thành công các cuộc phẫu thuật mạch máu não.
TÌM HIỂU THÊM Teo não là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và biện pháp điều trị
Bệnh này nguy hiểm lắm, mọi người nếu có dấu hiệu thì nên đi khám ngay đi