Bệnh Minkowski Chauffard: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh Minkowski Chauffard là gì

Bệnh Minkowski Chauffard (hay còn được gọi với cái tên khác là chứng tăng hồng cầu di truyền), là bệnh xảy ra khi có sự bất thường của các tế bào hồng cầu.

Tế bào hồng cầu của người bình thường có cấu trúc tương tự với một chiếc đĩa lõm 2 mặt, cấu trúc này giúp chúng thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các tế bào, đồng thời vận chuyển CO2 và các chất thải, chất độc hại đến các cơ quan bài tiết. Cụ thể:

  • Cùng thể tích nhưng hình dáng đĩa giúp hồng cầu tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với các chất khác, làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu có dạng hình cầu.
  • Hình dáng đĩa với độ dày chỉ khoảng 2-2,5 mm giúp hồng cầu có thể đi qua các mao  đường kính nhỏ mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân nó.

Trong bệnh lý Minkowski Chauffard, nguyên nhân về đột biến và di truyền gây nên sự bất thường về hình dạng tế bào hồng cầu, cấu trúc hình đĩa lõm 2 mặt không còn, thay vào đó là những tế bào hình cầu, khiến chúng di chuyển trong mao mạch khó khăn hơn, trong môi trường nhược trương, nước đi vào tế bào hồng cầu nhiều hơn, thể tích tế bào ngày một tăng lên và rất dễ vỡ(dẫn đến thiếu máu huyết tán), khả năng vận chuyển oxy cũng giảm đi đáng kể.

Triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh Minkowski Chauffard

Các triệu chứng thường gặp ở bất kỳ bệnh nhân nào, bao gồm thiếu máu, vàng da, lách to, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi.

Triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh Minkowski Chauffard
Triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh Minkowski Chauffard
  • Hồng cầu bị vỡ giải phóng bilirubin, làm tăng nồng độ của chúng trong máu, gây nên hiện tượng vàng da. Có khoảng 50% bệnh nhân mắc hội chứng Minkowski Chauffard có biểu hiện này.
  • Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh Minkowski Chauffard đều bị thiếu máu trầm trọng, cơ thể trở nên suy nhược. Bệnh diễn tiến theo từng đợt với các biểu hiện sốt, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung,  đau bụng, sắc da nhợt nhạt, xanh xao, cơ thể đau nhức, mệt mỏi. May mắn là triệu chứng này có thể được cải thiện sau một vài năm.
  • Lách to có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, từ thời thơ ấu cho đến khi trẻ trưởng thành, lách to chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng, gây đau đớn cho bệnh nhân. Khoảng 50 % bệnh nhân bị sỏi mật (xuất hiện cặn cứng trong túi mật).

Bệnh Minkowski Chauffard được phân thành 4 dạng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Dạng nhẹ: Bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể bị thiếu máu rất nhẹ hoặc đôi khi không có triệu chứng.
  • Dạng trung bình: Bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ trung bình thường có các triệu chứng như thiếu máu, vàng da và lách to, có thể đi kèm với sỏi mật hoặc không. Các triệu chứng này xuất hiện khá sớm, ngay ở giai đoạn trẻ sơ sinh.
  • Dạng trung bình- nặng: Bệnh nhân ở giai đoạn này có tất cả các triệu chứng trên với các dấu hiệu thiếu máu trầm trọng hơn.
  • Dạng nặng: Thiếu máu nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Họ cần phải được điều trị bằng cách truyền máu thường xuyên để cung cấp kịp thời tế bào hồng cầu bị thiếu hụt. Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn này có thể đã xuất hiện nhiều biến chứng.

Biến chứng có thể kể đến như:

  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, đặc biệt là với parvovirus B19.
  • Thiếu folate do tăng nhu cầu tủy xương dẫn đến các bất thường về xương.
  • Loét dạ dày, loét chân.
  • Tốc độ phát triển cơ thể giảm cả về chiều cao và cân nặng, dáng vóc của người bị bệnh thấp bé hơn rất nhiều so với người bình thường.
  • Chậm phát triển cả về giới tính, dậy thì muộn.

Nguyên nhân gây ra bệnh Minkowski Chauffard

Đột biến ở bất kỳ gen nào trong số một số gen, chẳng hạn như gen ANK1, EPB42, SLC4A1, SPTA1 và SPTB được xem là nguyên nhân gây nên bệnh Minkowski Chauffard. Đột biến xảy ra ở gen trội trên NST thường. Một người mà gen của họ xảy ra đột biến có thể không có các biểu hiện nào, nhưng gen đột biến có thể di truyền cho con cái của họ và thể hiện thông qua các triệu chứng. Một bệnh nhân có 50% cơ hội truyền đột biến cho đứa con. Nguyên nhân của đột biến có thể do tự phát.

Các gen SPTA1 (1q21), SPTB (14q23.3), ANK1 (8p11.21), SLC4A1 (17q21.31) và EPB42 (15q15-q21) mã hóa cho các protein màng tế bào lần lượt là chuỗi hồng cầu 1 chuỗi phổ alpha, chuỗi beta phổ hồng cầu 1, protein vận chuyển anion ankyrin-1, dải 3 và dải protein màng hồng cầu 4.2, quyết định tế bào hồng cầu có màu đỏ. Những khiếm khuyết do đột biến trong các protein này dẫn đến mất sự gắn kết màng tế bào hồng cầu và giảm diện tích bề mặt màng, hình thành các tế bào nhân xơ với khả năng biến dạng giảm, chúng giữ nguyên hình dạng hình cầu mà không phải là hình đĩa lõm 2 mặt.

Tế bào hồng cầu hình cầu với kích thước lớn, gây khó khăn khi di chuyển trong mao mạch và sức bền của thành tế bào cũng giảm trong môi trường nhược trương khiến chúng dễ bị vỡ hoặc bị phá hủy ở lá lách với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng lách to.

Trường hợp các tế bào hồng cầu hình cầu không thể đi qua các mao mạch đến lách, chúng sẽ bị thực bào, gây ra chứng tan máu ngoài mạch.

Phương pháp chẩn đoán bệnh Minkowski Chauffard

Chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc bệnh Minkowski Chauffard dựa trên các triệu chứng lâm sàng của họ và thông qua khai thác tiền sử gia đình. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

Phương pháp chẩn đoán bệnh Minkowski Chauffard
Phương pháp chẩn đoán bệnh Minkowski Chauffard
  • Soi dưới kính hiển vi để xem xét hình thái tế bào hồng cầu: tế bào hồng cầu bất thường có kích thước nhỏ hơn, đường kính hồng cầu giảm, màu đỏ nhạt dần về trung tâm và nhạt hơn so với các tế bào hồng cầu bình thường có hình dạng đĩa lõm 2 mặt.
  • Xét nghiệm công thức máu, đo các chỉ số hồng cầu và nồng độ bilirubin trong máu:  Số lượng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành (số lượng hồng cầu lưới) và nồng độ bilirubin sẽ tăng cao hơn mức bình thường.
Người bình thường Dạng nhẹ Dạng trung bình Dạng nặng
Hemoglobin bình thường 14-19 g/ dL 11-15 g / dL Hb 8-12 g / dL Hb <8 g / d
Hồng cầu lưới <3% 3-6% > 6% > 10%
 Nồng độ bilirubin <17 micromol/ L 17-34 micromol/ L > 34 micromol/ L > 51 micromol / L

 

  • Xem xét khả năng kháng thẩm thấu, xét nghiệm nhiệt phân ưu trương:Trong thử nghiệm này, các tế bào hình cầu sẽ vỡ ra trong dung dịch lỏng ít cô đặc hơn bên trong hồng cầu. Điều này là do sự tăng tính thấm của màng tế bào hình cầu đối với muối và nước, nước đi vào trong tế bào nhiều hơn và dẫn đến sự vỡ của nó.
  • Đánh dấu liên kết eosin-5-maleimide trong phép đo dòng chảy, điện di trên gel natri dodecyl sulfate-polyacrylamide và phép đo ektacytometry đều được sử dụng để chẩn đoán hỗ trợ.
  • Thử nghiệm Coombs âm tính. Thử nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt bệnh minkowski chauffard với các trường hợp hồng cầu hình cầu xuất hiện trong những bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn, đối với những trường hợp này thì test Coombs lại cho kết quả dương tính.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Minkowski Chauffard

Kiểm soát vấn đề vàng da bằng liệu pháp chiếu đèn.

Truyền máu thường xuyên cho các bệnh nhân mắc bệnh minkowski chauffard mức độ trung bình đến nặng, bổ sung thêm axit folic.

Cắt lách: Biện pháp này được chỉ định đối với các trường hợp bệnh nhân đang ở mức độ trung bình đến nặng. Tuy rằng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng vẫn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhờ kéo dài thời gian sống của hồng cầu. Nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao trước và sau tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lách, chính vì thế không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ em dưới 5 tuổi. Đồng thời cho bệnh nhân dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn.

  • Cắt lách 1 phần: Lựa chọn cắt lách một phần có thể được cân nhắc vì lợi ích của việc bảo tồn chức năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Cắt toàn bộ lá lách.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nếu cần thiết.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây