Bệnh lao phổi: Nguyên nhân, Triệu chứng, Hậu quả, Phác đồ điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi (hay còn gọi là TB) là một căn bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, trung bình một người mắc bệnh lao phổi có thể lây truyền cho khoảng từ 10 đến 15 người khác có tiếp xúc gần mỗi năm.

Bên cạnh đó lao phổi còn là căn bệnh nguy hiểm do có khả năng đe dọa tới tính mạng con người và trong năm 2015 có tới 1,8 triệu ca tử vong trên tổng số 10,4 triệu người mắc lao phổi. Đây là một tỉ lệ tương đối cao. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO cho biết, mỗi năm có khoảng 9 triệu bệnh nhân mắc lao phổi và 1/3 số bệnh nhân đó không được tiếp cận y tế.

Vi khuẩn lao có thể phát triển ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể, tuy nhiên có tới 80% đến 85% trên tổng số bệnh nhân gặp phải là mắc lao phổi và đây cũng là nguồn phát tán vi khuẩn và lây nhiễm chủ yếu.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do có khả năng lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát. Thông qua hoạt động hô hấp các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể con người và gây bệnh lao tại phổi, chúng phá hoại phổi và ngăn cản hoạt động hô hấp gây nguy hiểm cho con người. Do đó để phòng chống nguy cơ lây nhiễm trẻ em sơ sinh được tiêm vắc – xin kháng lao trong 1 tháng tuổi đầu tiên.

Bệnh lao phổi có nguyên nhân từ đâu?

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là tác nhân chính gây nên bệnh lao phổi. Một người khỏe mạnh có tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi trong khi họ đang ho, hắt hơi hay khạc đờm có thể sẽ vô tình hít phải vi khuẩn lao vừa bị phát tán ra ngoài. Ban đầu loại vi khuẩn này mới chỉ sinh sống và gây bệnh tại phổi. Theo thời gian chúng có thể di chuyển đến các tạng khác của cơ thể như gan, thận… và gây ra bệnh lao ngoài phổi.

Mycobacterium tuberculosis là tác nhân chính gây nên bệnh lao phổi
Mycobacterium tuberculosis là tác nhân chính gây nên bệnh lao phổi

Mycobacterium tuberculosis có khả năng sống trong cồn và axit cao hơn các loại vi khuẩn khác. Đờm, rác ở nơi ẩm ướt, ô nhiễm không khí do khói bụi là môi trường phát triển và gây bệnh lý tưởng của loài vi khuẩn này. Ngược lại hoạt động của chúng sẽ bị suy yếu rất nhiều dưới tác động của ánh nắng mặt trời và sẽ bị tiêu diệt sau 5 phút khi ở nhiệt độ 1000 độ C.

Bệnh không bắt nguồn từ các ổ dịch trong tự nhiên hay từ các loài vật trung gian truyền nhiễm mà lây trực tiếp từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh, ngoài ra tiếp xúc gần với rác thải của người nhiễm vi khuẩn lao mà không được bảo hộ kỹ càng hay sử dụng các loại thực phẩm nhiễm vi khuẩn lao cũng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao có khả năng truyền bệnh cho người xung quanh khi họ chưa được sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc chống lao để điều trị thì nguy cơ gây bệnh cho người xung quanh rất thấp.

Chỉ bệnh lao phổi mới có khả năng lan truyền cho những người tiếp xúc gần còn ngoài ra các dạng lao ngoài phổi không có nguy cơ phát tán bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc lao phổi cao là:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu ví dụ như người nhiễm HIV
  • Người thường xuyên tiếp xúc hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi nhất là trẻ em với hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
  • Người mắc các bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, suy thận.
  • Người sử dụng cồn và các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, thuốc phiện) thường xuyên.
  • Người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch lâu ngày (corticosteroid), hóa trị.

Xem thêm: Bệnh tràn khí màng phổi: Triệu chứng, Cách chăm sóc và điều trị

Các dấu hiệu của bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có các triệu chứng đặc trưng sau:

  • Một triệu chứng điển hình của loại bệnh này là ho lâu ngày không khỏi ( khoảng hơn 3 tuần ), mới đầu có thể chỉ là ho khan vào buổi sáng sau đó là ho có đờm, theo thời gian lượng đờm sẽ nhiều dần lên và hình thành mủ, nếu không được điều trị kịp thời để bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến ho ra máu.
  • Tức ngực, khó thở: bình thường chỉ đau âm ỉ nhưng khi hoạt động mạnh hoặc ho sẽ đau nhói lên.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn: mắc bệnh lao phổi khiến việc điều hòa không khí trong cơ thể bị gián đoạn thêm vào đó là tình trạng sốt nhẹ vào buổi chiều càng khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra do tính chất lây lan của vi khuẩn lao  sẽ khiến cho người mắc bệnh thêm tự ti, ngại tiếp xúc với người xung quanh khiến mệt mỏi cả về tinh thần, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý. Mệt mỏi kéo dài dai dẳng kể cả có được nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm
  • Đêm ngủ đổ nhiều mồ hôi “ trộm ”.
  • Về buổi chiều có thể sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh: không đều đặn và nhiệt độ tăng dần về chiều.
  • Sút cân nhanh: Người bệnh có thể không biếng ăn nhưng cân nặng vẫn bị sụt giảm nhanh chóng.
Các dấu hiệu của bệnh lao phổi
Các dấu hiệu của bệnh lao phổi

Trên đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lao phổi, ngoài ra còn tùy vào cơ địa mỗi người có thể sẽ có những biểu hiện khác nhau. Hãy chú ý sức khỏe và đến gặp bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán chính xác và được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp nhất.

Phân biệt với các bệnh mãn tính khác về đường hô hấp

Bệnh phế quản tắc nghẽn mãn tính (hay còn gọi là COPD): triệu chứng điển hình của loại bệnh này là ho có đờm, thường xuyên cảm thấy khó thở và mức độ nặng dần theo thời gian và trong đờm không có trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB)

Bệnh giãn phế quản: biểu hiện đặc trưng là ho có đờm thậm chí có thể là ho ra máu, sốt cao khi phát bệnh. Bệnh phát theo từng đợt và thời gian điều trị nhanh (chỉ 2 đến 3 tuần sau khi điều trị bằng kháng sinh bệnh đã có tiến triển khả quan). Trong đờm không có trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB), viêm dày các phế quản, phổi bị tổn thương. Bệnh không ảnh hưởng đến thể chất, không gây sụt cân của người mắc.

Bệnh ung thư phổi: Là tình trạng bệnh nhân ho, ho ra máu mãn tính, tức ngực, suy giảm thể trạng. Nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nhất là những người hút thuốc lá lâu dài hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Xuất hiện khối u đa hình và trong đờm không có trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB).

Phương pháp chẩn đoán bệnh lao phổi hiện nay

Trước tiên dựa vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải các bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán bước đầu sau đó sẽ tiến hành các bước xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất các bác sĩ sử dụng những thiết bị hỗ trợ và kỹ thuật hiện đại như: Chụp X – quang phổi, xét nghiệm, nhuộm soi tiêu bản đờm, thực hiện phản ứng tuberculin và nuôi cấy vi khuẩn lao để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

Lao phổi là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng đe dọa đến tính mạng con người vì thế hãy chú trọng đến cả việc phòng và chữa bệnh do nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như:

  • Ho ra máu, tràn dịch, tràn khí màng phổi.
  • Hiện nay y học phát triển hoàn toàn có khả năng trị khỏi bệnh lao phổi tuy nhiên bệnh vẫn có thể để lại nhiều di chứng về sau như: tràn dịch màng phổi, suy hô hấp mãn tính, phế quản bị giãn, nấm đường hô hấp.
  • Bệnh lao phổi ban đầu chuyển biến nặng hơn trở  thành bệnh lao đa kháng thuốc ( hay còn gọi là MDR ) do vi khuẩn lao lúc này có khả năng kháng lại thuốc và phát triển rất mạnh.

Hiện nay phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị lao phổi đó là dùng thuốc trị lao. Tùy vào cơ địa, điều kiện của mỗi bệnh nhân mà có phác đồ điều trị cụ thể riêng biệt. Sức khỏe, tuổi tác, khả năng đáp ứng với thuốc và loại bệnh lao mắc phải sẽ quyết định loại thuốc cũng như thời gian điều trị của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân mắc lao ngoài phổi thì chỉ cần phải sử dụng một loại thuốc kháng sinh lao duy nhất.

Còn ngoài ra đối với bệnh nhân lao phổi thì phải sử dụng kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc để cho hiệu quả tối đa.

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi
Phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi thường kéo dài trong khoảng từ 6 tháng đến 20 tháng tùy vào cơ địa của bệnh nhân ( thường chỉ sau 8 tháng điều trị liên tục là bệnh có thể được trị khỏi hoàn toàn ) và được chia làm 2 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn tấn công ( kéo dài trong khoảng 2 tháng đầu ): lúc này sử dụng chủ yếu 4 loại thuốc pyrazinamide, ethambutol, rifampicin, isoniazid ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc streptomycin để thay thế cho ethambutol.
  • 6 tháng tiếp theo là giai đoạn duy trì: ở giai đoạn này chỉ cần sử dụng 2 loại thuốc ethambutol và isoniazid.

Chú ý:

  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thêm bớt liều lượng,  cố gắng uống thuốc đúng giờ, không được chủ quan ngưng uống thuốc khi thấy các triệu chứng của bệnh biến mất.
  • Tái khám định kỳ, xét nghiệm đờm thường xuyên ( 8 tháng cần xét nghiệm tối thiểu 3 lần ) để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị.
  • Trong thời gian điều trị cần tránh khói thuốc lá và dung nạp các chất kích thích như rượu bia.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mắc bệnh lao không cần ăn kiêng.
  • Quá trình điều trị lao phổi sẽ trở nên rất khó khăn nếu một số vi khuẩn lao vẫn sống sót sau khi dùng thuốc và trở nên kháng thuốc rồi làm phát triển thành bệnh lao đa kháng thuốc.
  • Cần xác định trị bệnh lao phổi là một quá trình dài và liên tục. Chỉ sau vài tuần điều trị tình trạng bệnh sẽ có cải thiện đáng kể tuy nhiên không được vì thế mà lơ là chủ quan mà vẫn phải tiếp tục theo liệu trình đến khi có chỉ định ngừng sử dụng thuốc của bác sĩ. Hãy nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị.
  • Uống thuốc đúng giờ, không uống thuốc ngay sau khi ăn mà hãy uống cách xa bữa ăn.
  • Cẩn trọng với các tác dụng phụ của thuốc. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như vàng da, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm hãy đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh phương pháp phù hợp nhất.

Nếu được điều trị đúng phương pháp bệnh lao phổi có khả năng trị khỏi rất cao.

Bên cạnh phương pháp uống thuốc, phẫu thuật cũng có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh lao phổi. Phẫu thuật nhằm cắt bỏ ổ lao trong phổi, các thủ thuật dẫn lưu, mở hang lao, hỗ trợ chức năng phổi,… giúp lành sẹo phổi bị gây ra bởi vi khuẩn lao, giúp hang lao xẹp lại.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng sau khi bệnh nhân lao phổi đã được điều trị bằng thuốc trong một thời gian dài nhưng không đem lại hiệu quả và phương pháp này chỉ được áp dụng cho một số bệnh nhân phù hợp. Bởi vì phẫu thuật cắt bỏ ổ lao là một cuộc phẫu thuật lớn, có rủi ro cao thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh hoặc cho dù ca phẫu thuật có thành công cũng có thể để lại nhiều di chứng về sau do đó trước khi thực hiện ca đại phẫu này cần xem xét đầy đủ các yếu tố và chuẩn bị thật kĩ càng để hạn chế tối đa rủi ro.

Một số biến chứng có thể gặp phải hậu phẫu thuật là: rối loạn hoạt động của tim, sốc thứ phát, suy hô hấp và nặng nhất là tan sợi tơ huyết dẫn đến chảy máu hay nhiễm trùng.

Các cách phòng tránh bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng do đó  các biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát tán vi khuẩn cũng như khả năng lây lan căn bệnh này là rất cần thiết. Cụ thể ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:

  • Thực hiện tiêm phòng cho trẻ em (tiêm BCG): Nhà nước đã và đang thực hiện chương trình tiêm phòng miễn phí để phòng tránh bệnh lao phổi cho trẻ em mới sinh khoảng 1 tháng tuổi. Đây là phương pháp đem lại kết quả cao nhất tuy nhiên tiêm vắc – xin kháng lao không thể ngừa được 100% nguy cơ mắc bệnh lao phổi.
Thực hiện tiêm phòng cho trẻ em để phòng tránh lao phổi
Thực hiện tiêm phòng cho trẻ em để phòng tránh lao phổi
  • Tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài và đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi.
  • Nếu ho và hắt hơi hãy lấy tay che miệng, hãy rửa tay sau khi ra ngoài về hoặc sau khi đi vệ sinh, hạn chế cho tay lên mũi miệng nếu không cần thiết và đảm bảo rửa tay  sạch sẽ trước khi ăn.
  • Không dùng chung khăn rửa mặt, các dụng cụ cá nhân với người khác nhất là đối với bệnh nhân lao phổi.
  • Bản thân người mắc bệnh cũng nên  tự giác tránh truyền bệnh cho mọi người xung quanh bằng cách không dùng chung đồ với người khác, khi ho hãy quay mặt về hướng khác và lấy tay che miệng,  không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để tránh việc phát tán vi khuẩn ra môi trường… khi phát hiện bản thân đã bị nhiễm vi khuẩn lao hãy báo với người thân và những người có tiếp xúc gần và khuyên họ nên đi xét nghiệm sớm.
  • Đồ dùng, rác thải của bệnh nhân lao phổi phải được xử lý đúng cách, khạc đờm vào đúng nơi quy định và phải được tiêu hủy đúng cách.
  • Người bệnh nên tắm nắng thường xuyên, nhà cửa thông thoáng, phơi đồ dùng ngoài nắng và tốt nhất là nắng có thể chiếu vào nơi ở của bệnh nhân. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống, hoạt động.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh: chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và hạn chế sử dụng cồn và các chất kích thích đặc biệt là chất gây nghiện như ma túy.
  • Khám sức khỏe định kỳ, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh lao phổi để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Nếu không may hít phải vi khuẩn lao cũng chưa chắc ta đã mắc bệnh vì lúc này hệ thống miễn dịch sẽ có cơ chế để bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Còn nếu cơ chế bảo vệ của cơ thể không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn lao thì người đó sẽ mắc bệnh lao phổi.
  • Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi vì hệ thống miễn dịch của nhóm người này yếu hơn bình thường.

Bệnh lao phổi có thể chữa khỏi được không?

Phần lớn bệnh nhân lao phổi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện chữa trị kịp thời. Lưu ý là trong quá trình điều trị phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc, phác đồ điều trị.  Mức độ  bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu một số vi khuẩn lao còn sống do ngưng điều trị khi chưa đủ 8 tháng trở nên kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ, lúc này khả năng trị khỏi hoàn toàn giảm đi rất nhiều.

Mặc dù có thể chữa khỏi nhưng bệnh lao phổi có thể để lại nhiều di chứng nặng nề về sau

Như vậy lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, có độ nguy hiểm cao tuy nhiên căn bệnh này có thể được trị khỏi hoàn toàn nếu có phác đồ điều trị thích hợp. Mọi người hãy chú ý cẩn trọng cả trong việc tự phòng tránh lẫn điều trị bệnh để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Bệnh lao phổi có tính chất lây lan rất nhanh và rộng. Một số trường hợp cơ thể đã bị vi khuẩn lao xâm nhập nhưng lại không có triệu chứng. Hiện tượng này được gọi là mắc bệnh lao tiềm ẩn không truyền nhiễm. Nguyên nhân không gây ra triệu chứng bệnh cho bệnh nhân vì cơ thể bệnh nhân được hệ thống miễn dịch bảo vệ.

Bệnh lao phổi có tính chất lây lan rất nhanh và rộng
Bệnh lao phổi có tính chất lây lan rất nhanh và rộng

Tuy nhiên, xét về mặt dịch tễ học cộng đồng thì tình trạng này vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân không có biểu hiện (còn gọi là người lành mang bệnh) nên nguy cơ phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh cho người khác là rất cao. Bên cạnh đó, tình trạng người lành mang bệnh sẽ không diễn biến lâu, vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển mạnh để hình thành bệnh lao với những triệu chứng phát tác.

Bệnh lao là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cao nền khó có thể kiểm soát sự lây lan, dễ lây lan thành diện rộng, thậm chí đã phòng ngừa cẩn thận nhưng người khỏe mạnh vẫn bị mắc bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (một lần hoặc nhiều lần).

Đường hô hấp là con đường đầu tiên vi khuẩn lao xâm nhập và tấn công. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tăng sinh cực kỳ nhanh chóng để phát triển thành bệnh. Nếu cứ kéo dài mà không được điều trị thì vi khuẩn sẽ tấn công phổi, làm phổi bị thương tổn, thậm chí là gây nguy hiểm đến hệ hô hấp. Phương pháp ngăn ngừa bệnh tốt nhất là trong tháng đầu tiên chào đời nên được tiêm vắc xin đặc hiệu.

Các giai đoạn của bệnh lao phổi

  • Giai đoạn ủ bệnh: người bệnh không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
  • Giai đoạn hình thành và phát triển bệnh: trong giai đoạn này triệu chứng của bệnh đã biểu hiện ra (ho, sốt, sụt cân,…). Giai đoạn này kéo dài ít nhất trong 3 tuần.
  • Giai đoạn cuối: bệnh đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như giãn phế quản, ho ra máu, tràn khí màng phổi, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, u nấm phổi aspergillus.

Hậu quả của bệnh lao phổi

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lao phổi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tràn khí, tràn dịch màng phổi: bình thường khoang màng phổi sẽ không có dịch và khí. Khoang màng phổi chỉ có một lượng rất nhỏ dịch nhờn giúp bôi trơn. Khi lao phổi gây tràn khí và tràn dịch sẽ chèn ép làm cho thể tích phổi giảm mạnh. Tổng thể tích này quá nhỏ để có thể cung cấp khí oxy. Tình trạng sẽ làm cho người bệnh có thể tử vong do bị ngạt thở.
  • Ho ra máu: ho máu là dấu hiệu trầm trọng báo hiệu phổi đã bị phá hủy. Quá trình phá hủy này xảy ra theo chiều hướng hủy hại cấu trúc sau đó chọc thủng mạch máu. Những mạch máu nhỏ và lớn dần bị phá hủy. Ho ra máu có đặc điểm là chảy máu diện rộng và không tự chủ. Vì vậy, bệnh nhân sẽ mất rất nhiều máu và chỉ khạc ra khi lượng máu đã đến một mức độ nào đó. Lượng máu này có thể sẽ làm bít tắc đường phế quản gây ra tắc thở và suy tuần hoàn, nghiêm trọng hơn là tử vong.
Hậu quả của bệnh lao phổi
Hậu quả của bệnh lao phổi
  • Xơ phổi: vi khuẩn lao có thể tấn công và phá hủy thùy phổi. Đặc điểm của những vết phá hủy này là mang tính vĩnh viễn và lan tràn mạnh. Hiện nay, chưa có biện pháp nào khắc phục được tình trạng này. Sau khi bị phá hủy, phổi chỉ là một lá xơ. Lá xơ này không hề có khả năng trao đổi khí. Bệnh nhân sẽ tử vong do hệ hô hấp không đảm bảo được chức năng của mình.

Bệnh lao phổi ăn gì?

Người mắc bệnh lao phổi nên bổ sung các khoáng chất như:

  • Kẽm: bệnh nhân thường rơi vào tình trạng suy giảm sức đề kháng và ngán ăn. Do trong quá trình điều trị bệnh, tác dụng phụ của thuốc gây thiếu hụt kẽm. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm như trứng, hải sản, đậu hà lan, thịt lợn.
  • Sắt: tình trạng thiếu máu ở người mắc bệnh lao phổi sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác do hệ miễn dịch bị suy giảm. Chính vì thế, bệnh nhân nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, nấm hương, trứng gà.

Bệnh lao phổi có đi làm được không?

Người bệnh lao phổi không nên tiếp tục đi làm bởi:

  • Ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác: bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao có thể sẽ bị mắc bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý yếu tố quan trọng là ho khan về đêm. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tối đa việc di chuyển đến tập trung đông người.
  • Vô tình lây truyền bệnh: khi đi làm, bạn cần giao tiếp với các đồng nghiệp. Nếu mắc bệnh lao, khi trò chuyện bạn có thể vô tình truyền bệnh cho bất kỳ một ai.

Khi phát hiện bản thân bị mắc bệnh, bạn nên xin nghỉ việc và thực hiện các phương pháp điều trị được chỉ định từ bác sĩ. Bạn hãy quay lại làm việc nếu bệnh đã được khỏi hoàn toàn.

Bệnh lao phổi có tập thể dục được không?

Nếu bị mắc bệnh lao phổi, bạn  nên nghỉ ngơi tốt nhất, hạn chế tối đa hoạt động mạnh. Chỉ khi bệnh đã được kiểm soát và đi vào giai đoạn ổn định bạn mới thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên bạn vẫn cần tránh những hoạt động mạnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây