[Chia sẻ] Người bị bệnh Gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đánh giá post

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, cùng với sự tác động của môi trường và lối sống sinh hoạt khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh Gout ngày càng cao, là nỗi lo của rất nhiều người. Bệnh Gout không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu về vai trò dinh dưỡng trong điều trị bệnh Gout có vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống hiện nay trong việc phòng và chữa bệnh.

Vai trò dinh dưỡng đối với việc điều trị bệnh Gout

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do nồng độ acid uric máu tăng cao dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể muối acid uric ở bao hoạt dịch, sụn khớp, và các tổ chức.
Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh, ví dụ như thức ăn chứa nhiều đạm, rượu bia….. Vì vậy, việc tìm hiểu và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có vai trò quan trọng trong phòng và điều trị Gout.

Nguyên tắc chung khi ăn uống ở người bị bệnh Gout

Giữ cân nặng phù hợp

Ở người bị béo phì, tỷ lệ mắc Gout khá cao, việc tăng cân cũng làm cho tỷ lệ acid uric trong máu tăng cao. Do vậy, việc giữ cân nặng phù hợp có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric, phòng ngừa bệnh Gout. Chúng ta cần thường xuyên vận động, luyện tập thể dục, kiểm soát chế độ ăn uống để có thể tăng cường sức khỏe, giữ cân nặng phù hợp.

Hạn chế thực phẩm chứa giàu purin

Người bị bệnh gout Hạn chế thực phẩm chứa giàu purin
Người bị bệnh gout Hạn chế thực phẩm chứa giàu purin

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của các nhân purin kiềm. Vì vậy thực phẩm giàu purin sẽ làm tăng nồng độ acid uric máu. Do đó, nguyên tắc quan trọng ở điều trị bệnh Gout chính là hạn chế các thực phẩm chứa giàu purin như óc, gan, trứng cá, các loại hải sản, thịt đỏ … Lượng đạm trong cơ thể là rất cần thiết nhưng cần ăn ở mức vừa phải hoặc có thể thay thế bằng các thực phẩm khác.

Uống nhiều nước mỗi ngày và ăn các thực phẩm hỗ trợ đào thải acid uric

Uống nhiều nước (2,5 đến 3 lít nước) mỗi ngày giúp tăng lượng nước tiểu lên, tăng thải lượng acid uric. Tốt nhất là uống nước khoáng có độ kiềm cao, vì vừa có thể tăng đào thải acid uric, vừa hạn chế sự kết tinh của các tinh thể urat tại ống thận, hạn chế nguy cơ sỏi thận.

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn gì ?
Người bị bệnh gout nên kiêng ăn gì ?

Kiêng ăn những loại thịt đỏ giàu đạm: Các loại thịt đỏ giàu đạm như: thịt bò, thịt dê, thịt chó đều là những thực phẩm chứa một lượng lớn purin. Vì vậy bệnh nhân tuyệt đối không được ăn nếu không muốn tình trạng bệnh nặng thêm.

Kiêng hải sản: Kiêng hải sản như tôm, cá biển như cá thu, cá ngừ cá cơm.., lươn,cua, ếch,… cũng là những loại thực phẩm chứa nhiều purin, tăng sinh acid uric, gây đau nhức cho người bệnh.

Kiêng nội tạng động vật: Kiêng nội tạng động vật gan lợn, bò, tim, óc …. Cũng là nguồn thực phẩm rất giàu purin.

Kiêng rau chứa purin: Một sô loại rau chứa purin: Rau cải xoăn, rau chân vịt, các loại nấm, măng tây.

Kiêng chế phẩm từ đậu nành: Một sô chế phẩm từ đậu nành như đậu tương, đậu phụ, bột đậu nành, bơ đậu.

Kiêng trứng gia cầm: Các loại trứng gia cầm: gà, ngỗng…, nhất là các loại trứng lộn. Trong trứng gia cầm chứa nhiều chất béo,đạm, vì vậy nếu ăn nhiều thì người bệnh có thể bị nặng thêm các triệu chứng Gout.

Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ: Không nên đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chất béo có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu

Kiêng nước ngọt, bia rượu

Kiêng ăn gà tây

Không ăn gà tây vì đây là thực phẩm chứa nhiều purin.

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì?
Bệnh gout nên ăn gì?

Trái cây, rau củ

Trong trái cây, rau củ chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin rất tốt cho cơ thể. Việc ăn nhiều trái cây, rau củ không những tốt cho sức khỏe mà còn góp phần giúp bệnh nhân Gout kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả. Sau đây là một số loại trái cây, rau củ người bị bệnh Gout nên sử dụng:

Rau cải bẹ xanh: Là một thực phẩm quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam. Trong cải bẹ xanh chứa nhiều loại vitamin như: Vitamin A, Vitamin C, K, B1,… và còn có acid nicotic, albumin. Không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có tác dụng giúp tăng cường quá trình đào thải acid uric qua nước tiểu. Vì vậy, người bị Gout nên bổ sung cải bẹ xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.

Súp lơ xanh: Có tính thanh mát, lợi tiểu phù hợp cho điều trị bệnh Gout. Và còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B1, B12…, chất xơ rất tốt cho người bệnh.
Củ cải trắng, rau cần, bí đỏ, bí đao cũng là những thực phẩm chứa ít purin, cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Vitamin C được đánh giá là hiệu quả đối với bệnh nhân điều trị Gout, giúp làm tăng đào thải acid uric qua nước tiểu. Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu, bổ sung nhiều vitamin C còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, giảm lão hóa… Các thực phẩm bổ sung vitamin C từ thiên nhiên như: anh đào, dứa, ổi,..

Tinh bột, ngũ cốc

Các loại tinh bột, ngũ cốc như gạo, mì,khoai, bột bắp, bánh mì,…các loại ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm giàu carbohydrat chứa một lượng purin an toàn. Vì vậy người bệnh có thể thoải mái ăn các sản phẩm chứa tinh bột, ngũ cốc.

Thịt trắng

Bệnh nhân Gout nên ăn các loại thịt trắng như: thịt lợn, ức gà, thịt cá sông… vì thịt màu trắng chứa ít purin hơn, nhưng vẫn cung cấp đủ protein cho cơ thể.

Người bị bệnh gout nên uống gì?

Bên cạnh chế độ ăn thì chế độ uống cho người bệnh cũng rất quan trọng. Như đã nêu trên, bệnh nhân Gout nên uống nhiều nước, thực phẩm ít đạm, nước ép hoa quả nhiều vitamin C có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh như:

  • Sữa ít béo
  • Uống nhiều nước
  • Nước ép quả anh đào
  • Nước ép dứa
  • Nước táo
  • Nước chanh

Người bệnh gout nên ăn quả gì?

Người bị gout có thể ăn một số quả như: chuối, dưa hấu, bưởi
Người bị gout có thể ăn một số quả như: chuối, dưa hấu, bưởi

Dưa hấu

Dưa hấu vị ngọt, thanh mát, là loại hoa quả phổ biến ở nước ta. Trong dưa hấu chứa nhiều nước, muối kali và rất ít purin. Vì vậy ăn dưa hấu còn giúp tăng đào thải acid uric, rất tốt cho bệnh nhân bị Gout

Chuối

Chuối chứa hàm lượng kali cao, giúp tăng chuyển hóa acid uric và bài tiết chúng qua nước tiểu. Trong chuối còn có vitamin C cũng giúp tăng thải trừ acid uric, acid folic, magie, vitamin B6 cũng là những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe tổng thể.

Bưởi

Bưởi chứa hàm lượng vitamin C và kali cao, rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị Gout. Vitamin C làm giảm tình trạng viêm khớp, tăng thải trừ acid uric. Kali giúp tăng đào thải acid uric, thải tinh thể urat qua nước tiểu. Vì vậy bệnh nhân được khuyên ăn bưởi mỗi ngày để cải thiện bệnh.

Trái cây giàu chất xơ

Bên cạnh những loại trái cây ít chất purin thì trái cây giàu chất xơ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị Gout. Chất xơ không những tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn làm chậm quá trình hấp thu dinh dưỡng, giảm lượng đường trong máu, rất tốt trong điều trị Gout. Các loại trái cây giàu chất xơ có thể kể đến như: dâu tây, táo …

Các loại thịt người bệnh gout có thể ăn nhưng trong giới hạn cho phép

Người bị gout có thể ăn thịt lợn?
Người bị gout có thể ăn thịt lợn?

Chế độ ăn của bệnh nhân Gout phải kiêng rất nhiều thứ, tuy nhiên đây là chế độ ăn lâu dài, người bệnh phải chung sống hòa bình với bệnh. Bên cạnh rất nhiều thực phẩm phải kiêng, thì một số loại thịt người bệnh có thể ăn nhưng trong giới hạn cho phép như sau:

Thịt heo

Bệnh nhân gout có thể ăn thịt heo trong giới hạn từ 30-50 gam/ngày, 2-3 lần trong 1 tuần.

Thịt gà

Nên sử dụng phần ức gà, giới hạn không quá 150 gam/ngày, 2-3 lần trong 1 tuần

Thịt cá sông

Các loài cá thịt trắng ở sông như cá chép, cá rô, cá quả, cá diêu hồng,…. Có hàm lượng purin thấp, giới hạn không quá 100 gam/ngày.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây