Bệnh viêm da bóng nước trẻ em là bệnh gì?
Viêm da bóng nước là tình trạng thường gặp và liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm. Nếu trẻ không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và có nguy cơ cao bị bội nhiễm. Bệnh viêm da bóng nước trẻ em là căn bệnh không được chủ quan và coi thường. Bởi bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh viêm da bóng nước là nhóm bệnh bao gồm bệnh chân tay miệng, bệnh thủy đậu, bệnh lý về nhiễm trùng ở da hoặc bệnh zona. Những căn bệnh này đều thuộc nhóm bệnh lý rất dễ dàng bị mắc phải ở trẻ nhỏ. Tốc độ phát triển và khả năng lây nhiễm của bệnh được đánh giá là rất nhanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da bóng nước trên trẻ nhỏ
Xét về mặt giải phẫu học, trẻ em thường có cấu trúc da ít tuyến mồ hôi và bã nhờn, ít lông, so với da người trưởng thành thì da trẻ nhỏ yếu và mỏng hơn rất nhiều lần. Chính vì vậy, da của bé rất dễ dàng bị mất nước qua lớp thượng bì, các chất độc tố rất dễ xâm nhập vào da. Hai tác động trên có thể gây ra bệnh viêm da bóng nước kèm theo sự xuất hiện của những bóng nước.
Bệnh viêm da bóng nước trên trẻ nhỏ thuộc một trong những biến chứng của bệnh da liễu có thể do sự tấn công của virus, vi khuẩn như:
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh phỏng da):
Đây là bệnh gây ra hiện tượng viêm da bóng nước ở trẻ nhỏ và thường bệnh có thời gian thuận lợi vào mùa đông. Căn nguyên của bệnh là do sự tấn công, xâm nhập của virus Herpes Varicella. Đường hô hấp là nơi lây truyền bệnh.
Đặc trưng nổi bật của bệnh thủy đậu là xuất hiện nhiều mụn nước nổi dày ở da, ban đầu các mụn nước này nổi ở chân, tay và sau đó lan ra khắp cơ thể. Các mụn nước này có lớp bọc rất mỏng, vì vậy chất dịch trong bọc rất dễ bị chảy ra khi vỡ, chính chất mủ tanh này đã gây ra viêm nhiễm.
Khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh thủy đậu thì cần sớm được cách ly và điều trị do bệnh mang tính lây lan rất cao.
Bệnh zona (hay còn gọi là bệnh giời leo)
Tác nhân chính gây ra bệnh là nhiễm virus Herpes Zoster.
Nguyên nhân gây ra zona ở trẻ em: trẻ nhỏ bị mệt mỏi kéo dài, trẻ nhỏ có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc sử dụng những loại thuốc điều trị chống thanh thải, thuốc kháng sinh mạnh.
Tình trạng viêm da bóng nước ở trẻ thường đi kèm với những triệu chứng ng mệt mỏi, sốt, bỏ ăn.
Vị trí thường hay xuất hiện zona chứa nhiều dây thần kinh như cỏ, bẹn,… những mụn nước tiết và chảy dịch khi vỡ ra, sau đó đóng vảy trong khoảng vài tuần. Bệnh có nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trong như liệt thần kinh mặt, viêm thần kinh thị giác.
Bệnh zona thường bắt gặp ở trẻ có tiền sử thủy đậu. Nếu không được điều trị triệt để, trẻ có thể sẽ bị zona thần kinh.
Do nhiễm trùng da
Nguyên nhân gây nhiễm trùng da ở trẻ là liên cầu và tụ cầu. Nhiễm trùng da dạng chốc và dạng nhọt là nhiễm trùng da thường hay gặp ở trẻ em. Bệnh phát triển phổ biến vào mùa hè.
Bệnh chốc lở
Đặc trưng của bệnh là nổi mụn, bóng nước, da đỏ và nổi mụn. nếu những bọc nước và tràn dịch có màu mật ong, da sẽ đóng vảy lại.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là sự tấn công, xâm nhập liên cầu hoặc tụ cầu. Bề mặt da nông là nơi tác nhân gây bệnh phát triển. Những biến chứng có thể có ở bệnh chốc lở như hồng ban đa dạng, viêm quầng, sốt tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm mô tế bào.
Bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là dạng viêm da bóng nước trên trẻ nhỏ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do hóa chất, côn trùng, nguồn nước bị ô nhiễm,.. những tác nhân này gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi những bóng nước trên da. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng da. Đa số những trường hợp mắc bệnh sau vài ngày hoặc một tuần thì dấu hiệu sẽ thuyên giảm.
Bệnh tay chân miệng
Vào mùa hè, bệnh tay chân miệng có thể gây ra viêm da bóng nước ở trẻ nhỏ. Thời gian và biểu hiện tương tự như một số bệnh khác (bệnh do nhiễm siêu vi Herpes Simplex, nhiễm khuẩn liên cầu và tụ cầu, zona, thủy đậu).
Dấu hiệu của bệnh: trẻ có nổi ban đỏ (kích thước khoảng bằng một hạt gạo), sốt nhẹ. Trong những ngày kế tiếp, những ban đỏ này sẽ phát triển thành bọc nước và bên ngoài có viền đỏ. Nơi xuất hiện viêm da bóng nước thường gặp như vòm miệng, bàn tay,bàn chân, lưỡi, lợn,…gây ra cho bé cảm giác đau đớn, mất ngủ và bỏ bú.
Phương pháp điều trị bệnh viêm da bóng nước ở trẻ em
Áp dụng một số phương pháp dân gian
Tắm lá khế: lá khế có tính sát khuẩn cao, vì vậy lá khế thường xuyên được áp dụng điều trị viêm da. Bạn hãy đem rửa thật sạch khoảng một bó lá khế, sau đó giã thật nhuyễn và đun trong khoảng 1 lít nước sạch. Tiếp theo, bạn chắt phần nước lá khế rồi cho thêm một chút muối và để nguội. Cuối cùng bạn dùng nước lá khế đó lau lên những bọc nước một cách nhẹ nhàng, bạn nên dùng hàng ngày để đạt được hiệu quả.
Tắm nước chè xanh: giống như lá khế, chè xanh cũng mang tính kháng khuẩn. Bên cạnh đó, chè xanh còn có tác dụng là săn se và giảm viêm các nốt viêm da bóng nước trên trẻ nhỏ một cách vô cùng hiệu quả. Bạn hãy nấu chung một bó lá chè xanh với 1 lít nước sạch. Sau khi nguội, bạn lấy nước đó lau lên vùng da bị nổi mụn. Hãy duy trì thực hiện 2 lần một ngày để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh.
Dùng thuốc tây để chữa bệnh viêm da bóng nước ở trẻ
- Thuốc kháng viêm corticosteroid: thuốc có tác dụng ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn trước sự tấn công, xâm nhập nhằm giảm sưng viêm và nhanh săn se nốt mụn.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ Acid fusidic, Mupirocin: thuốc có chức năng loại bỏ vi khuẩn ở trên da, giam sưng, rát, đỏ, nóng, chảy dịch và thúc đẩy cho vết thương nhanh chóng lành lại.
- Thuốc sát trùng: thuốc được sử dụng trong trường hợp bọc nước xuất hiện dấu hiệu bị vỡ nư dung dịch hồ nước, betadine.
- Thuốc kháng Histamin: tác dụng chính của thuốc là giảm triệu chứng ngứa, tránh cào gãi gây ra trợt loét, trầy xước, tổn thương sâu.
- Thuốc chống nấm và thuốc kháng sinh: nhằm ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm trùng.
- Thuốc gây tê: dùng để giảm đau do bệnh gây ra.
- Thuốc ức chế miễn dịch: một số loại thuốc có thể dùng như rituximab, azathioprine, cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil, cyclophosphamide.
- Lọc huyết tương: phương pháp là lấy máu bệnh nhân loại bỏ hết kháng thể gây bệnh viêm da bóng nước. Máu sẽ được trả lại cho cơ thể sau khi lọc xong.
- Dùng một số sản phẩm thuốc dạng kem thoa.
- Có thể dùng nước muối hoặc thuốc sát trùng để rửa vết thương cho trẻ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm da.
Để việc điều trị có thể an toàn và hiệu quả thì bậc phụ huynh nên đưa bé đến phòng khám, cơ sở y tế chuyên về da liễu để được bác sĩ khám. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị an toàn và phù hợp nhất dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ cần lưu ý rằng phải tuyệt đối uống thuốc tuân theo sự chỉ định từ bác sĩ phụ trách. Không tự ý đổi thuốc hoặc ngừng uống thuốc bởi bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm da bóng nước ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ
- Các bậc phụ huynh nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Bệnh có thể lây lan sang những vị trí khác nếu trẻ ra nhiều mồ hôi.
- Hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
- Nên cho trẻ tắm bằng nước đun sôi để nguội.
- Vết thương nên được rửa bằng xà phòng mang tính dịu nhẹ.
- Phụ huynh nên sử dụng vải, quần áo, khăn sạch sẽ.
Đối với chế độ ăn
Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm, thức ăn chứa nhiều muối và đồ ngọt.
Cách ly nguồn lây bệnh
Nếu đã bị bệnh: cần tái khám thường xuyên, đúng lịch hẹn để tình trạng sức khỏe được theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh cho bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Dấu hiệu của bệnh viêm da bóng nước ở trẻ em
- Xuất hiện những ban đầu có dạng chấm nhỏ, các chấm nhỏ này dần hình thành bọc nước, sau đó chúng vỡ ra và lan tràn sang những vùng da lân cận.
- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể ngứa ngáy khó chịu, biếng ăn, sốt.
- Trên nền da, xuất hiện nhiều những mụn nước đỏ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, sau đó vết mụn nước lan dần theo đường đi của dây thần kinh. Sau khoảng từ 7 đến 10 ngày, các mụn nước này vỡ ra và tràn dịch, sau đó khô lại rồi đóng thành vảy.
- Tại những vị trí như lưng, mông, gáy trẻ mọc nhọt đỏ, cứng, sưng, nóng. Sau đó các mụn này mềm dần và vỡ rồi chảy nước ra ngoài hậu quả là kết sẹo.
- Xuất hiện những nốt mẩn như hạt gạo trên da của bé. Tiếp theo, nốt mẩn đỏ dần chuyển thành bọc nước gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ nhỏ.
- Nổi mụn nước ở tay, chân, miệng của bé. Mụn nước làm cho trẻ đau đớn và bỏ ăn. Mụn nước sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nếu chúng lây lan vào bên trong vòm họng.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán viêm da bóng nước ở trẻ em
Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán. Bên cạnh đó, một số phương pháp có thể hỗ trợ cho bác sĩ chẩn đoán xem có bị viêm da bóng nước hay không.
- Xét nghiệm huyết tương: mục đích của xét nghiệm máu này là tìm xem kháng thể desmoglein có xuất hiện hay không.
- Sinh thiết da.
- Kiêm tra vùng da bị lột: nhằm xác định có dấu hiệu nikolsky không.