Thuốc Andol Fort là thuốc gì? Giá bao nhiêu, Có tác dụng gì?

4.3/5 - (3 bình chọn)

Tình trạng cảm cúm, viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết gây ra triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi gây vô cùng khó chịu. Thuốc Andol Fort là một loại thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng do cúm, viêm mũi dị ứng gây ra rất hiệu quả. Bài viết dưới đây của HealCentral là một số thông tin về thuốc Andol Fort mà bạn đọc có thể tham khảo.

1, Thuốc Andol Fort là thuốc gì?

Thuốc Andol Fort là loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Công dụng chính của thuốc là dùng để điều trị các triệu chứng do cảm cúm gây ra như hắt hơi, nghẹt mũi, sốt, nhức đầu, ho khan hoặc chảy nước mũi do thay đổi thời tiết, viêm mũi dị ứng.

Thuốc Andol Fort là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – Việt Nam với số đăng ký là VD-22892-15.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói ở dạng hộp, mỗi hộp có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Thành phần có trong mỗi viên nén của thuốc Andol Fort bao gồm:

  • Hoạt chất chính:

Paracetamol 500mg, Loratadin 5mg và Phenylephrine HCl 10mg.

  • Tá dược: Tinh bột mì, aerosil, avicel, titan dioxyd, talc, magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, sodium starch glycolate, PVP K30, natri benzoat.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc được in trên bao bì sản phẩm.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Để xa tầm tay trẻ em.

Thuốc Andol Fort là thuốc gì?
Thuốc Andol Fort là thuốc gì?

2, Tác dụng của thuốc Andol Fort

Thuốc Andol Fort được biết đến với công dụng:

  • Làm giảm nhanh một số triệu chứng do cảm cúm, sốt gây ra như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu, chóng mặt.
  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm do viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay viêm kết mạc dị ứng gây ra.
  • Thuốc cũng có tác dụng làm giảm tình trạng đau bụng, đau đầu, đau răng, mệt mỏi, sốt do bất kỳ nguyên nhân nào.

3, Thuốc Andol fort được chỉ định trong những trường nào?

Thuốc Andol Fort thường được dùng để điều trị cho một số trường hợp như:

  • Người mắc các triệu chứng như sốt, hắt hơi, sổ mũi.
  • Bệnh nhân cảm cúm.
  • Người bị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi do thời tiết thay đổi.
  • Ngoài ra, thuốc cũng được dùng cho một số trường hợp như người bị đau đầu, đau răng do sâu răng, đau răng sau can thiệp nha khoa, đau bụng kinh.

4, Thành phần của thuốc Andol Fort Imexpharm có tác dụng gì?

Thuốc Andol Fort có các thành phần chính gồm paracetamol 500mg, phenylephrin HCl 10mg và loratadin 5mg. Mỗi thành phần của thuốc có công dụng khác nhau, dùng phối hợp với nhau làm tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh:

Paracetamol là hoạt chất thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau, chống viêm loại phi stearoid. Hoạt chất này có tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau, chống cho bệnh nhân. Giúp giảm nhanh tình trạng xung huyết và phù nề gây ra bởi phản ứng viêm ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi mùa.

Phenylephrine HCl là thuốc cường giao cảm, thuốc có khả năng tác động trực tiếp trên các thụ thể a1 – adrenalin gây co thắt  các tiểu động mạch trong niêm mạc mũi và làm giảm nhanh tình trạng sung huyết, phù nề, tắc nghẽn do phản ứng viêm gây ra.

Loratadin là thuốc nằm trong nhóm kháng histamin H1. Sau khi vào cơ thể, hoạt chất này được chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin giúp làm giảm các triệu chứng như tăng tiết dịch, ngứa ngáy và một số triệu chứng liên quan đến đường hô hấp gặp trong trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, thuốc còn có một số thành phần tá dược khác giúp làm tăng độ rã, tăng độ bóng đẹp cho viên, tăng độ bền chắc và giúp đảm bảo khối lượng viên.

Thành phần của thuốc Andol Fort Imexpharm có tác dụng gì?
Thành phần của thuốc Andol Fort Imexpharm có tác dụng gì?

5, Cách sử dụng và liều dùng

Cách dùng:

  • Thuốc được dùng theo đường uống. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc, do đó có thể sử dụng thuốc trước hoặc sau bữa ăn.
  • Có thể đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân qua đường đặt hậu môn trực tràng nếu không thể sử dụng qua đường uống.

Liều dùng: liều dùng của thuốc có thể chia theo tuổi:

  • Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Sử dụng 2 viên trên ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Sử dụng 1 viên trên ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: sử dụng ngày một lần, mỗi lần uống nửa viên.

6, Thuốc Andol Fort 500mg có dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

Lưu ý khi sử dụng cho đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Thuốc chưa có nghiên cứu về mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc đến thai nhi trong bụng mẹ. Cần lưu ý đến lợi ích của bà mẹ và tác hại của thuốc gây tác động đến thai nhi. Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng. Do trong thành phần của thuốc có chứa Loratadin. Hoạt chất này có khả năng đi vào sữa mẹ và gây tác dụng đến trẻ. Một số tác dụng phụ ghi nhận được khi sử dụng thuốc cho đối tượng này là gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

7, Thuốc Andol Fort có giá bao nhiêu?

Hiện tại, thuốc Andol Fort đang được bán với giá khoảng 80.000 – 85.000 đồng một hộp gồm 10 vỉ x 10 viên nén. Giá bán có thể dao động không đáng kể, tùy thuộc vào từng thời điểm và từng khu vực. Giá bán lẻ có thể đắt hơn do phát sinh nhiều chi phí khác.

Hình ảnh mặt bên của thuốc Andol Fort
Hình ảnh mặt bên của thuốc Andol Fort

8, Bạn có thể tìm mua thuốc Andol Fort ở đâu?

Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua thuốc Andol Fort tại các hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ trên toàn quốc. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm mua thuốc tại các website nhà thuốc để được các dược sĩ, bác sĩ chuyên môn tư vấn. Khách hàng nên chọn mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín để mua được thuốc đảm bảo chất lượng.

9, Chống chỉ định

Không nên sử dụng thuốc Andol cho một số trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2.
  • Người bị thiếu hụt enzyme glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD) trong máu.
  • Người suy gan thận nặng.
  • Người bị suy hệ hô hấp.

10, Tác dụng không mong muốn

Bệnh nhân sử dụng thuốc Andol Fort có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ hay gặp: đau đầu, chóng mặt.
  • Tác dụng phụ ít gặp: khô miệng, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, nhịp tim đập nhanh.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: giảm số lượng tiểu cầu, bạch cầu, dị ứng, ngứa ngáy toàn thân, gây phát ban nhẹ.

11, Lưu ý khi sử dụng thuốc

Người bệnh sử dụng thuốc Andol Fort cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng hoặc nếu phát hiện viên thuốc bị nấm, mốc do quá trình bảo quản thuốc không tốt.
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.
  • Không nên sử dụng thuốc quá 3 ngày do thuốc có thể có tác dụng che dấu triệu chứng bệnh. Tình trạng đau kéo dài quá 3 ngày có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý khác.
  • Thành phần loratadin trong thuốc có khả năng gây hôi miệng, do đó nên vệ sinh kỹ răng miệng sau khi sử dụng thuốc.
  • Không nên dùng uống rượu hoặc sử dụng đồ uống có công trong thời gian điều trị bằng thuốc Andol Fort.
  • Tránh phối hợp thuốc với một số nhóm thuốc có thành phần có tác dụng tương tự với paracetamol, loratadin và phenylephrine để tránh xảy ra tình trạng quá liều khi sử dụng thuốc Andol Fort.
  • Không nên vứt thuốc xuống đường nước thải sinh hoạt hoặc tự ý tiêu huỷ thuốc do thuốc có thể gây ô nhiễm môi trường.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc theo sự tư vấn của dược sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Andol Fort
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Andol Fort

12, Dược động học

Dược động học của từng thành phần có trong thuốc Andol Fort:

  • Paracetamol: hoạt chất này được hấp thu gần như hoàn toàn khi sử dụng theo đường uống. Thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Thuốc có khả năng phân bố nhanh trong các mô và dịch của cơ thể. Paracetamol được chuyển hoá qua gan thành N – acetyl benzoquinonimin. Chất này giúp chuyển hóa chất trung gian cytochrom P450. Hầu hết thuốc được thải trừ qua thận dưới dạng đã chuyển hoá. Nửa đời thải trừ của thuốc là khoảng 2 – 3 giờ.
  • Loratadin: hoạt chất được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Khả năng liên kết với protein huyết tương cao (khoảng 97%). Thuốc được chuyển hoá qua gan thành descarboethoxyloratadin có tác dụng dược lý và thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không còn hoạt tính.
  • Phenylephrine HCl: hoạt chất này được hấp thu bất thường do có khả năng chuyển hoá ngay ở hệ thống tiêu hoá. Thuốc được phân bố chủ yếu trong protein huyết tương. Không chỉ được chuyển hóa ở ruột, Phenylephrine HCl còn được chuyển hoá qua gan nhờ vào enzyme monoamine oxidase (MAO). Thuốc được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu.

13, Tương tác thuốc

Tương tác của thuốc Andol Fort với thức ăn, đồ uống: Sử dụng thuốc chung với rượu bia hoặc đồ uống có cồn có thể sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho gan.

Tương tác của thuốc Andol Fort với một số thuốc khác:

  • Làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông như dẫn chất indandion và coumarin khi sử dụng với liều cao kéo dài.
  •  Thuốc có chứa thành phần là phenylephrine nên có khả năng gây kích thích đến hoạt động của tim và gây tăng huyết áp nếu dùng kết hợp cùng thuốc ức chế MAO.
  • Khi sử dụng thuốc phối hợp với các thuốc như Phenytoin, thuốc ngủ dẫn xuất acid Barbituric, thuốc Carbamazepin có thể làm tăng độc tính cho gan do xảy ra hiện tượng cảm ứng enzym microsom gan.
  • Khi phối hợp với phenothiazin cần theo dõi nhiệt độ do có thể xảy ra hiện tượng hạ thân nhiệt quá mức, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi dùng chung Andol Fort với Cimetidin, Erythromycin và Ketoconazol có thể làm giảm tác dụng của Loratadin.

14, Cách xử trí khi quá liều quên liều

Trường hợp sử dụng thuốc quá liều:

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Andol, nếu cơ thể bệnh nhân xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào, cần liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Bệnh nhân cũng có thể liên hệ ngay tới số điện thoại khẩn cấp 115  để được hỗ trợ đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu nhanh chóng.

Trong trường hợp bệnh nhân quên liều:

  • Bổ sung liều trong thời gian sớm nhất.
  • Có thể bỏ qua liều quên nếu thời điểm uống liều tiếp theo gần hơn.
  • Tuyệt đối không uống bù liều, tăng giảm liều hoặc gộp liều trong một lần uống.

Xem thêm:

Thuốc Decolgen: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Thuốc Glotadol F: Tác dụng, Cách dùng, Liều dùng và Lưu ý, Giá bán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây