Agifuros 40mg là thuốc gì?
Agifuros thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai với tác dụng điều trị một số bệnh lý về tim mạch. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh như: tăng huyết áp do tổn thương thận, phù tim, phổi gan.
Thuốc có chứa thành phần chính là Furosemid.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng Furosemid là 40mg/viên.
Thuốc được đóng gói trong một hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 25 viên.
Thuốc được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Agimexpharm.
Xem thêm: [Review] Viên uống Hapanix có tác dụng gì? Có tốt không, giá bao nhiêu
Agifuros 40mg có tác dụng gì?
Thuốc có chứa thành phần chính là Furosemid, Furosemid thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai, là dẫn chất sulfonamid. Thuốc có tác dụng nhanh và mạnh, có tác dụng tái hấp thu vị trí nhánh trên của quai henle làm ức chế bơm Na+K+2Cl- từ đó làm ức chế sự tái hấp thu của ion Na+ và K+, Cl- làm tăng thải trừ các ion này. Sự thải trừ Na+ qua lòng ống thận kéo theo sự thải trừ của nước đi cùng dó đó thuốc có tác dụng lợi tiểu.
Sự giảm nồng độ của K+ làm cho không tạo được điện thể để mở kênh vận chuyển Mg++, Ca++ đi vào từ đó làm tăng thải Mg++ và Ca++ từ đó làm giảm nồng độ các ion này trong máu.
Các thuốc lợi tiểu Furosemid có tác dụng giãn tĩnh mạch, giãn mạch thận do dó có tác dụng hạ huyết áp, phân phối lại máu đặc biệt là cho những vùng thiếu máu đồng thời giúp tăng thải ion Ca++ và Mg++ từ đó làm hạ Ca++ và Mg++ huyết.
Ngoài ra do tăng đào thải ion Cl- ra bên ngoài nên cơ thể tăng tăng nồng độ ion HCO3- để bù lại lượng ion mất đi.
Chỉ định của Agifuros 40mg
Với tác dụng trên Furosemid được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp phù như: Phù phổi cấp, phù do bệnh lý ở gan, tim, thận, phổi và một số phù khác.
Với tác dụng hạ huyết áp nên thuốc được chỉ định trong một số trường hợp như tăng huyết áp khi có tổn thương thận.
Với tác dụng tăng đào thải ion Ca++ nên thuốc được chỉ định trong điều trị tăng Ca++ huyết.
Xem thêm: [SỰ THẬT] Viên uống hạ huyết áp Apharin có tốt không hay chỉ là lừa đảo?
Cách sử dụng thuốc Agifuros 40mg
Cách dùng thuốc Agifuros 40mg
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dùng đường uống. Bạn có thể uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, thời gian sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng thuốc Agifuros 40mg
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Khi sử dụng thuốc để điều trị tình trạng phù cho bệnh nhân ở độ tuổi trên 12 tuổi thì liều dùng là 1 viên/ngày (viên 40mg), tùy vào các tình trạng của bệnh nhân có thể hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, có thể thể dùng liều thấp hơn là 1 viên/ngày (20mg/viên) hoặc dùng với liều 1 viên/ngày (40mg/viên) nhưng theo lối cách ngày. Với các trường hợp phù nặng có thể tăng liều 2 viên/ngày (40mg/viên) hoặc hơn và uống 1 hoặc chia liều làm 2 lần dùng trong ngày. Nhiều trường hợp bệnh nhân có tình trạng phù nặng cần tiến hành tăng liều và dò liều cho bệnh nhân để đạt hiệu quả và liều dùng có thể tăng lên tới 600mg trong 1 ngày.
Với trường hợp điều trị cho những bệnh nhân tăng huyết áp do tổn thương thận thì Furosemid có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị, Furosemid không phải là thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp.
Liều dùng cho những bệnh nhân ở trường hợp này là 1-2 viên/ngày và dùng đơn đọc hoặc dùng cùng với các thuốc điều trị tăng huyết áp.
Khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có tình trạng tăng calci máu thì liều sử dụng là 3 viên/ngày có thể chia ra làm 1-3 lần uống trong ngày.
Với những bệnh nhân có độ tuổi dưới 12 tuổi thì liều sử dụng cho từng trường hợp được tính theo cân nặng vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các mức liều cho đối tượng và lựa chọn dạng bào chế và hàm lượng phù hợp.
Tác dụng phụ của thuốc Agifuros 40mg
Tác dụng không mong muốn của thuốc gây nên có thể liều quan đến một số cơ quan như: hệ thống máu, tiêu hóa, rối loạn điện giải, hệ tuần hoàn, mắt, tim, cơ quan hô hấp…
Do thuốc có tác dụng làm tăng thải Na+, K+, Mg++, Ca++ do đó có thể rối loạn mất cân bằng nước và điện giải, làm nồng độ Na+, K+, Mg++, Ca++ trong máu. Các tác dụng không mong muốn này thường có thể xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng liều cao hoặc trên một số đối tượng đặc biệt như bệnh nhân suy gan, suy thận sử dụng thuốc để điều trị với liều cao và kéo dài.
Do tăng đào thải nước trong cơ thể nên thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn như mất nước, giảm thể tích máu, các tác dụng không mong muốn này hay được báo cáo hơn ở bệnh nhân cao tuổi.
Một số tác dụng không mong muốn liên quan đến mạch máu được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như : Hạ huyết áp với tần suất rất hay gặp, ngoài ra có thể có tình trạng viêm mạch, huyết khối, sốc tần suất hiếm gặp.
Một số tác dụng không mong muốn trên thận và tiết niệu có thể xảy ra sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: nhiễm calci thận ( rất hay gặp) do tăng đào thải Ca++ qua thận tác dụng không mong muốn này hay gặp ở trẻ nhỏ, ngoài ra có thể gặp phải tác dụng phụ khác như giảm tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tắc nghẽn đường tiểu trên một số đối tượng đặc biệt với tần suất ít gặp, nặng hơn có tình trạng suy thận nhưng tần suất hiếm gặp.
Một số báo cáo về tác dụng không mong muốn trên hệ tuần hoàn sau khi khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: Giảm thể tích máu (liều cao), hạ huyết áp thế đứng với tần suất thường gặp.
Do tăng thải ion Cl- vì vậy cơ thể cần tăng nồng độ HCO3- để bù lại lượng ion mất đi nên có thể xảy ra tình trạng tăng HCO3- máu và gây ra nhiễm kiềm chuyển hóa. Tần suất của các tác dụng không mong muốn này thường gặp.
Ngoài ra khi tiến hành xét nghiệm trên bệnh nhân này thấy có một số chỉ số xét nghiệm thay đổi như: nồng độ Creatinin huyết tăng, nồng độ ure trong máu tăng, đây là tác dụng không mong muốn thường gặp. Theo dõi nồng độ của creatinin và ure máu trong thời gian điều trị do xu hướng tăng lên của các chất này trong thời gian sử dụng thuốc.
Một số tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc được báo cáo như: buồn nôn, nôn, cảm giác khô miệng, khát nước ngoài ra có thể có một số tác dụng không mong muốn khác như rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy, táo bón; viêm tụy cấp tính có thể xảy ra tuy nhiên hiếm gặp.
Một số tác dụng không mong muốn liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng được báo cáo như: xét nghiệm thấy nồng độ acid uric trong máu tăng lên nguy cơ gây lắng đọng ở các tổ chức sụn khớp và gây gout, chú ý sử dụng thuốc trên những bệnh nhân có tiền sử gout, tần suất ít gặp, ngoài ra khi tiến hành xét nghiệm máu thấy nồng độ đường huyết tăng lên, tình trạng rối loạn lipoprotein như tăng LDL-cholesterol và triglycerid máu.
Các tác dụng không mong muốn trên hệ thống máu và bạch huyết như thiếu máu bất sản tần suất ít gặp, tiến hành xét nghiệm máu thấy một số chỉ số thay đổi như giảm số lượng bạch cầu, giảm số lượng tiểu cầu, mất bạc cầu hạt hoặc có tình trạng thiếu máu, ức chế tủy xương nhưng tần suất hiếm gặp; thiếu máu tan máu được báo cáo nhưng rất hiếm gặp.
Một số rối loạn trên mắt được báo cáo khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như nhìn mờ, nhìn vàng nhưng tần suất ít gặp.
Khi sử dụng thuốc một số bệnh nhân có báo cáo về tình trạng rối loạn thính giác như : giảm thính giác, điếc với tần suất ít gặp, có thể tăng nguy cơ khi sử dụng với các thuốc gây độc trên thính giác như kháng sinh aminosid.
Các tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch được bác cáo như loạn nhịp tim tần suất ít gặp.
Một số tác dụng không mong muốn trên hệ cơ xương khớp và mô liên kết được báo cáo khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: Đau cơ, yếu cơ; co cứng cơ những tần suất rất hiếm gặp.
Một số tác dụng không mong muốn trên da và mô dưới da được báo cáo khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như : dị ứng, ngứa, mề đay, phát ban ngoài ra có thể có một số tác dụng không mong muốn nặng hơn như nhạy cảm với ánh sáng, viêm da tróc vảy và ban xuất huyết.
Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi sử dụng thuốc.
Có thể thấy tình trạng Transaminase tăng sau khi xét nghiệm nhưng rất hiếm gặp
Báo cáo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chống chỉ định của thuốc Agifuros 40mg
Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc như Furosemid và các tá dược đi kèm.
Do thuốc có thể gây rối loạn cân bằng nước và điện giải nên thuốc được chống chỉ định trên những bệnh nhân có rối loạn điện giải như nồng độ natri huyết giảm, nồng độ kali huyết giảm nặng
Thuốc được chống chỉ định trong những bệnh nhân giảm thể tích máu, mất nước kèm theo tụt huyết áp hoặc có tụt huyết áp do tăng đào thải nước qua thận.
Ngoài ra thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh lý Addison hoặc nhiễm độc digitalis.
Thuốc được chống chỉ định trên phụ nữ đang cho con bú do thuốc có khả năng gây ức chế tiết sữa.
Ngoài ra thuốc còn được chống chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân vô niệu hoặc suy thận, do thuốc này cũng có khả năng gây độc trên thận.
Những bệnh nhân có tình trạng hôn mê gan, hôn mê gan kèm xơ gan được chống chỉ định sử dụng thuốc này.
Tương tác của Agifuros với các thuốc khác
Do thuốc có tác dụng hạ huyết áp khi phối hợp với một số thuốc điều trị tăng huyết áp, tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp quá mức vì vậy cần hiệu chỉnh liều các thuốc cho phù hợp đồng thời theo dõi huyết áp của bệnh nhân. Một số thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển (ACE), kháng AT1…
Khi phối hợp sử dụng Furosemid với một số thuốc điều trị loạn nhịp có thể gây hạ Kali máu và gây nhiễm độc trên tim vì vậy cần thận trọng khi phối hợp sử dụng thuốc trên những bệnh nhân này. Một số thuốc điều trị loạn nhịp có tương tác với Furosemid như flecainide, sotalol, amiodarone, disopyramide.
Furosemid có tác dụng đối kháng với một số thuốc như lidocain, tocainide hoặc mexiletine do đó có thể giảm tác dụng khi phối hợp đồng thời các thuốc này với Furosemid vì vậy cần thận trọng khi phối hợp thuốc.
Nguy cơ về độc tính trên tim có thể tăng lên khi phối hợp thuốc với một số thuốc được biến đến là có khả năng gây kéo dài QT vì vậy thận trọng khi phối hợp sử dụng với các thuốc này, theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân
Furosemid có tác dụng hạ kali huyết khi phối hợp với thuốc điều trị suy tim glycosid tim sẽ làm tăng khả năng gắn thuốc trên tế bào cơ tim và tăng nguy cơ gây độc trên tim vì vây cần chú ý theo dõi nồng độ kali máu của bệnh nhân khi phối hợp và theo dõi tình trạng của bệnh nhân, điện tâm đồ cho bệnh nhân để giảm thiểu các bất lợi khi phối hợp thuốc.
Khi phối hợp Furosemid với một số thuốc có tác dụng hạ huyết áp như thuốc giãn mạch hydralazine thì tác dụng hạ huyết áp của thuốc sẽ tăng lên và nguy cơ gây hạ huyết áp quá mức vì vậy theo dõi huyết áp bệnh nhân khi phối hợp thuốc.
Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Aliskiren với Furosemid thì nồng độ của Furosemid trong huyết tương giảm từ đó nguy cơ giảm tác dụng của thuốc, có thể hiệu chỉnh liều cho phù hợp.
Tác dụng hạ huyết áp của nhóm nitrat tăng lên khi phối hợp với lợi tiểu Furosemid tùy nhiên cần chú ý để tránh nguy cơ gây hạ huyết áp quá mức khi phối hợp thuốc.
Khi phối hợp thuốc lợi tiểu Furosemid với lợi tiểu thiazid hoặc một số thuốc khác có tác dụng hạ kali huyết có thể làm tăng hạ kali huyết do thuốc này đều có tác dụng hạ kali huyết.
Do thuốc có độc tính trên thận, tai khi phối hợp với một số thuốc khác có độc tính trên thận và trên tai. Cephalosporin phối hợp với Furosemid có thể làm tăng nguy cơ gây độc tính trên thận, thận trọng khi phối hợp. Phối hợp với Furosemid với aminoglycosid làm tăng độc tính với tai và thận do cả 2 đều có khả năng gây độc trên tại và thận, nguy cơ gây điếc vĩnh viễn khi phối hợp.
Độc tính với tai sẽ tăng lên khi phối hợp sử dụng polymixins và vancomycin với Furosemid, thận trọng và theo dõi các tác dụng không mong muốn trên thính giác khi phối hợp.
Nồng độ trong huyết thanh của vancomycin sau khi phẫu thuật tim có thể giảm đi khi phối hợp sử dụng vancomycin với Furosemid vì vậy cần chú ý khi phối hợp sử dụng, hiệu chỉnh liều nếu cần để đảm bảo nồng độ vancomycin không được thấp hơn nồng độ ức chế vi khuẩn trong thời gian phẫu thuật.
Nguy cơ gây hạ kali huyết có thể tăng lên khi cho bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc với một số thuốc điều trị nấm. Chú ý theo dõi kali huyết cho bệnh nhân khi phối hợp thuốc.
Thuốc trị nấm: Tăng nguy cơ hạ kali máu với amphotericin.
Nguy cơ về đọc tính tăng lên do tăng nồng độ của lithi trong máu khi phối hợp thuốc với một số chế phẩm chứa muối lithi. Không nên phối hợp sử dụng Furosemid với muối lithi, nếu bắt buộc phối hợp thì cần chú ý theo dõi nồng độ lithi trong máu để can thiệp kịp thời hạn chế các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Tác dụng lợi tiểu của Furosemid có thể bị giảm đi và nguy cơ độc tính do làm tăng hạ kali huyết khi cho bệnh nhân phối hợp lợi tiểu Furosemid với thuốc NSAID. Một số thuốc có thể làm mất tác dụng của Furosemid khi phối hợp đồng thời như Indomethacin và ketorolac vì vậy tránh sử dụng các thuốc này với nhau.
Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Corticosteroid với Furosemid thì có thể làm tăng nguy cơ giảm nồng độ kali trong máu do cả 2 đều có khả năng làm giảm kali huyết, đồng thời Corticosteroid có khả năng đối kháng với tác dung của thuốc do một số có tác dụng giữ muối nước.
Khi sử dụng đồng thời Salicylate với Furosemid thì tác dụng của Salicylate có thể tăng lên khi phối hợp,
Thuốc có khả năng gây hạ đường huyết khi phố hợp với một số thuốc có tác dụng hạ đường huyết sẽ làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này và nguy cơ gây hạ đường huyết quá mức vì vậy cần theo dõi nồng độ đường huyết của bệnh nhân khi phối hợp và hiệu chỉnh liều dùng cho bệnh nhân nếu cần.
Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Furosemid với một số thuốc thuốc giãn cơ không khử có thể Furosemid sẽ làm tăng tác dụng giãn cơ của các thuốc này.
Khi cho bệnh nhân phối hợp thuốc với các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc này, nguy cơ kéo dài thời gian chảy máu, thận trọng khi phối hợp sử dụng.
Khi phối hợp sử dụng Sucralfat với Furosemid thì Furosemid có thể bị giảm hấp thu từ đó làm giảm nồng độ của thuốc, giảm tác dụng điều trị, để tránh tương tác này xảy ra nên sử dụng Sucralfat và Furosemid cách nhau ít nhất 2 giờ tránh giảm tác dụng của Furosemid.
Sự hấp thụ của Furosemid sẽ giảm đi khi phối hợp sử dụng Furosemid với Cholestyramin hoặc colestipol vì vậy khi sử dụng Furosemid với Cholestyramin hoặc colestipol nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ tránh giảm tác dụng của Furosemid.
Cïsplatin có khả năng gây độc tính với tai và thận, khi phối hợp sử dụng với Furosemid có nguy cơ làm tăng đọc tính trên tai và thận, theo dõi các tác dụng không mong muốn để xem xét hiệu chỉnh liều hoặc thay thế thuốc khác, tránh kết hợp đồng thời.
Khi phối hợp sử dụng Furosemid với Phenytoin thì tác dụng của Furosemid có thể bị giảm đi, thận trọng khi phối hợp.
Carbamazepin làm giảm natri huyết, nguy cơ hạ natri huyết quá mức tăng lên khi phối hợp Carbamazepin với lợi tiểu Furosemid, theo dõi nồng độ natri huyết khi phối hợp.
Khi phối hợp pimozide với Furosemid nguy cơ độc tính trên tim sẽ tăng lên do tăng hạ kali huyết vì vậy không phối hợp đồng thời 2 thuốc này với nhau
Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng Furosemid với amisulprid hoặc sertindole có thể làm tăng gặp phải tác dụng không mong muốn là loạn nhịp tim, theo dõi nhịp tim của bệnh nhân khi phối hợp sử dụng.
Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng phenothiazin với thuốc thì tác dụng hạ huyết áp tăng lên.
Khi cho bệnh nhân phối hợp sử dụng thuốc với một số thuốc ức chế IMAO thì tác dụng hạ huyết áp sẽ tăng lên, tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng, theo dõi huyết áp bệnh nhân khi phối hợp sử dụng thuốc.
Khi bệnh nhân sử dụng phối hợp reboxetine với thuốc có thể làm tăng nguy cơ làm giảm nồng độ kali trong máu, hạ kali huyết quá mức vì vậy cần theo dõi nồng độ kali trong máu thường xuyên để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra.
Khi cho bệnh nhân phối hợp đồng thời thuốc với Cloral hydrat báo cáo về một số tác dụng bất lợi xảy ra khi phối hợp như: tăng huyết áp,đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, chú ý theo dõi tác dụng không mong muốn này khi phối hợp thuốc
Khi phối hợp sử dụng thuốc với Probenecid sẽ làm giảm tác dụng lợi niệu của thuốc lợi tiểu.
Tác dụng hạ huyết áp tăng lên khi cho bệnh nhân phối hợp Furosemid với một số thuốc khác như clopromazin, diazepam, clonazepam…, nguy cơ hạ huyết áp quá mức có thể xảy ra, chú ý khi phối hợp.
Nguy cơ gây hạ kali huyết và tăng tác dụng không mong muốn làm loạn nhịp tim có khi phối hợp đồng thời thuốc lợi tiểu Furosemid với một số thuốc điều trị ADHD- rối loạn tăng động giảm.
Tác dụng hạ huyết áp tăng lên khi phối hớp sử dụng thuốc với Levodopa hoặc Aldesleukin, theophylin.
Khi sử dụng thuốc phối hợp với Oestrogen hoặc progesteron sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc lợi tiểu vì các thuốc này có tác dụng đối kháng với tác dụng lợi tiểu của Furosemid
Tác dụng hạ huyết áp của Furosemid sẽ tăng lên khi phối hợp sử dụng thuốc với alprostadil.
Khi phối hợp sử dụng Furosemid với một số thuốc như bambuterol, salbutamol, salmeterol, fenoterol với liều cao thì nồng độ kali trong máu có thể hạ xuống thấp.
Khi phối hợp sử dụng các thuốc lợi tiểu Furosemid với một số thuốc gây mê tác dụng hạ huyết áp của thuốc có thể tăng lên.
Nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn là kali mật khi bệnh nhân phối hợp sử dụng thuốc với thuốc nhuận tràng, thận trọng khi phối hợp thuốc.
Tác dụng của nhựa cây độc (curare) có thể được tăng cường bằng Furosemid.
Phối hợp thuốc với thức ăn hoặc đồ uống: khi bệnh nhân sử dụng đồng thời thuốc với rượu, tác dụng hạ huyết áp tăng, nguy cơ gây hạ huyết áp quá mức vì vậy thận trọng khi phối hợp, không nên sử dụng rượu khi đang điều trị bằng thuốc.
Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Agifuros được không?
Phụ nữ có thai: Một số nghiên cứu và báo cao cho thấy thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và gây nên một số tác dụng không mong muốn trên thai nhi, một số tác dụng không mong muốn được báo cáo như rối loạn căn bằng điện giải vì vậy không nếu sử dụng thuốc cho đối tượng là phụ nữ có thai trừ trường hợp bắt buộc. Luôn tuân thủ theo nguyên tắc lợi ích thuốc đem lại lớn hơn nguy cơ mà thuốc gây nên, tham khảo ý kiến khi sử dụng thuốc.
Phụ nữ đang cho con bú: nhiều nghiên cứu và báo cáo cho thấy thuốc có khả năng gây ức chế tiết sữa ở người mẹ vì vậy thuốc không nên sử dụng cho những phụ nữ đang cho con bú .
Thuốc Agifuros 40mg giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường giá bán của Agifuros khoảng 100.000 đồng/hộp 10 vỉ mỗi vỉ 25 viên.
Giá bán có thể khác nhau do có một số hàm lượng khác trên thi trường tuy nhiên để tránh mau thuốc với giá đắt bạn có thể tham khảo trên một số web của các nhà thuốc để cân nhắc trước khi sử dụng.
Thuốc Agifuros 40mg mua ở đâu?
Hiện nay có nhiều nhà thuốc có bán Agifuros tuy nhiên bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng mình nên mua ở đâu và mua ở đâu thì sẽ được tư vấn nhiệt tình và có thể giải đáp các thắc mắc cho bạn. Bài viết này đưa ra cho bạn một số nhà thuốc như nhà thuốc Ngọc Anh và nhà thuốc Lưu Anh, đây là một số nhà thuốc bạn có thể lựa chọn màu thuốc, tại đây bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Ngoài ra bạn có thể mua thuốc tại một số nhà thuốc của các bạn viện lớn trên toàn quốc.