Kháng sinh Ciprofloxacin 500mg: Lịch sử phát triển, Tác dụng, Thử nghiệm lâm sàng

4.5/5 - (4 bình chọn)

Hiện nay các thuốc trong nhóm kháng sinh Quinolon, đặt biệt là các thuốc thế hệ mới đang cùng với nhóm kháng sinh β-lactam và macrolid cạnh tranh trong ứng dụng trên lâm sàng. Ciprofloxacin là một ví dụ điển hình. Ciprofloxacin là một kháng sinh có phổ tương đối rộng, hấp thu tốt, thâm nhập tốt vào trong các tế bào nên hiệu quả điều trị tương đối tốt. Ở bài viết này https://www.healcentral.org sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của kháng sinh Ciprofloxacin. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Ciprofloxacin là thuốc gì?

Ciprofloxacin là kháng sinh phổ rộng thế hệ thứ 2, thuộc nhóm kháng sinh Quinolon, được biết đến là 1 trong những kháng sinh mạnh nhất hiện có để điều trị bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm Pseudomonas aeruginosa gây ra. Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm trùng màng bụng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, sốt thương hàn, và nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Ciprofloxacin
Hình ảnh: Công thức cấu tạo của Ciprofloxacin

Biệt dược gốc của Ciprofloxacin là Ciprobay được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt vào tháng 10 năm 1987 (Nguồn: https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2016/019537s086lbl.pdf).
Sau khi hết hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ, có nhiều tên thương mại thuốc generic  ra đời như: Ciproth, Ciproband, Novidat, …
Thuốc ciproth 500 có hoạt chất chính là ciprofloxacin 500mg
Thuốc Ciproth 500 có hoạt chất chính là ciprofloxacin 500mg

Lịch sử hình thành

Các kháng sinh đầu tiên được tìm ra thuộc nhóm kháng sinh quinolone là các kháng sinh có hiệu lực tương đối thấp như axit nalidixic, được sử dụng chủ yếu trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Năm 1979,  Kyorin Seiyaku Kabushiki Kaisha công bố một bằng sáng chế về các khám phá của kháng sinh norfloxacin, sau đó có nhiều nghiên cứu liên tiếp chỉ ra rằng khi thực hiện một số thay đổi về cấu trúc  norfloxacin bằng cách gắn một nguyên tử flo vào vòng quinolone sẽ tạo ra một hoạt chất mới có khả năng tăng cường dược lực kháng khuẩn đáng kể. Sau khi công bố thông tin này, một số công ty dược phẩm khác đã khởi xướng các chương trình nghiên cứu và phát triển với mục tiêu khám phá tìm ra thêm các kháng sinh kháng khuẩn mới thuộc nhóm fluoroquinolone.
Tại công ty dược phẩm Bayer – một trong những công ty dược phẩm lớn nhất toàn cầu đã thực hiện chương trình fluoroquinolone tập trung vào việc kiểm tra tác động của những thay đổi rất nhỏ đối với cấu trúc norfloxacin. Năm 1983, công ty Bayer đã công bố dữ liệu về tiềm năng in vitro cho ciprofloxacin, một loại kháng sinh fluoroquinolone mới có cấu trúc hóa học khác với norfloxacin bởi sự hiện diện của một nguyên tử carbon. Sự thay đổi nhỏ này đã dẫn đến kết quả tăng khả năng kháng khuẩn gấp hai đến 10 lần so với norfloxacin trên hầu hết các chủng vi khuẩn gram âm. Quan trọng hơn, sự thay đổi cấu trúc này đã dẫn đến một sự cải thiện gấp bốn lần trong hoạt động chống lại mầm bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra điển hình như vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, làm cho ciprofloxacin trở thành một trong những loại thuốc mạnh nhất được biết đến để điều trị mầm bệnh kháng kháng sinh nội tại này.
Dạng thuốc viên uống của ciprofloxacin là Ciprobay của Bayer đã được FDA phê duyệt vào tháng 10 năm 1987, chỉ một năm sau khi norfloxacin được chấp thuận. Năm 1991, công thức tiêm tĩnh mạch của ciprofloxacin đã được giới thiệu. Doanh số theo năm của Ciprofloxacin bán được đạt mức cao nhất khoảng 2 tỷ Euro vào năm 2001, trước khi bằng sáng chế của Bayer hết hạn vào năm 2004, sau đó doanh số hàng năm trung bình của Ciprofloxacin giảm xuống còn khoảng 200 triệu Euro mỗi năm. (Nguồn: Bayer’s $74M Cipro Pay-For-Delay Deal Approved In Calif: https://www.law360.com/articles/489579).

ciprobay
Hình ảnh: Thuốc Ciprobay 500mg có thành phần chính là Ciprofloxacin

Tên gọi Ciprofloxacin có lẽ bắt nguồn từ Danh pháp khoa học quốc tế: ci- (thay đổi cycl-) + propyl + fluor- + ox- + az- + -mycin.

Dược lực học

Các fluoroquinolones như ciprofloxacin có 2 đích tác dụng trên vi khuẩn: ADN gyrase (Topoisomerase II) và topoisomerase IV, đây đều là các enzyme thiết yếu của vi khuẩn. Mặc dù hầu hết các vi khuẩn khi được giải trình tự gen đều có cả 1 loại enzyme, một số loài khác, chẳng hạn như Mycobacteria gây bệnh lao, chỉ có ADN gyrase.
ADN ở vi khuẩn là dạng vòng, mạch kép. Ở vi khuẩn, ADN gyrase có tác dụng mở cuộn ADN siêu xoắn trước mỗi chạc tái bản. Còn Topoisomerase IV có tác dụng tách 2 chuỗi ADN mạch kép sau khi nhân đôi hoàn chỉnh ra khỏi nhau (do sau khi nhân đôi 2 ADN móc vào nhau giống như xích).
Như vậy các fluoroquinolones ức chế các enzyme này làm cho quá trình nhân lên của vi khuẩn bị rối loạn, vi khuẩn không thực hiện được các chức năng sinh lý bình thường của nó, vỡ ra và chết. Đây là nhóm kháng sinh diệt khuẩn.

cơ chế tác dụng chung của kháng sinh nhóm quinolon
Hình ảnh: cơ chế tác dụng chung của kháng sinh nhóm quinolon

Đây là cơ chế tác dụng chính của các kháng sinh nhóm này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số cơ chế phụ khác.
Các thuốc nhóm này có khă năng tạo phức chelate (phức càng cua) với một số ion kim loại nặng trong protein, làm bất hoạt các protein của vi khuẩn.
Ngoài ra các thuốc trong nhóm còn có khả năng tạo ra oxy phản ứng, đây cũng được cho là cơ chế góp phần làm hư hỏng ADN của vi khuẩn. Tuy nhiên sự hiểu biết về cơ chế này là không đầy đủ.
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm: Bacillus anthracis, Bacteroides fragilis, Campylobacter jejuni, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Serratia spp., Shigella spp., Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilline (MSSA), Staphylococcus epidermis, Streptococcus pneumoniae, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolitica…
Ciprofloxacin là thuốc điều trị đầu tay cho B. anthracis, C. freundii, C. jejuni, Enterobacter spp., S. typhi, Salmonella spp. Shigella spp..
Cơ chế đề kháng của vi khuẩn:
Các MIC của ciprofloxacin với E.coli được phân lập lâm sàng
Ảnh: Các MIC của ciprofloxacin với E.coli được phân lập lâm sàng.

Hiện nay ciprofloxacin và các quinolone khác đang bị kháng thuốc nhiều do trước đây nhóm kháng sinh này bị lạm dụng nhiều. Đột biến các gen quy định các đích tác dụng của kháng sinh (ADN gyrase và Topoisomerase IV) là cơ chế chính và quan trọng nhất của vi khuẩn.
Cơ chế hoạt động của ciprofloxacin và đề kháng của Pseudomonas aeruginosa.
Ảnh: Cơ chế hoạt động của ciprofloxacin và đề kháng của Pseudomonas aeruginosa.

Gần 40 năm trước, đột biến gen đầu tiên cho thấy làm tăng MIC của fluoroquinolone đã được phát hiện ở gyrA, một trong những gen mã hóa ADN gyrase. Hơn 1 thập kỷ sau đó, đột biến gen parC, một trong những gen mã hóa Topoisomerase IV, đã được phát hiện. Tuy nhiên, những đột biến parC này không ảnh hưởng đến MIC của fluoroquinolone trong vi khuẩn trừ khi có đột biến ở gyrA. Bất kỳ một hoặc một cặp đột biến nào trong vùng xác định kháng quinolone (QRDR), mỗi đột biến gây tăng xấp xỉ 10 lần MIC của fluoroquinolone, không đủ đạt đến mức R (trên kháng sinh đồ, kí hiệu R là kháng, S là nhạy cảm), tuy nhiên sự kết hợp của 3 hoặc 4 đột biến khác nhau (2 trong gyrA và 1 hoặc 2 trong parC) có thể đạt được mức R.
Cơ chế khác:
Các porin – kênh vận chuyển, nằm ở màng ngoài tế bào vi khuẩn, chọn lọc cho phép các chất dinh dưỡng (và một số loại kháng sinh) đi qua. Những vi khuẩn này có thể điều hòa xuống, biến đổi hoặc thậm chí xóa bỏ các porin để giảm sự hấp thu thuốc. Fluoroquinolones được cho là xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bằng qua các porin. Ở E.coli, có thể là OmpC và OmpF chịu trách nhiệm vận chuyển các fluoroquinolones.
Tăng cường số lượng và hoạt tính các bơm tống thuốc (Efflux Bump) cũng đóng góp quan trọng trong cơ chế đề kháng. Biểu hiện quá mức của gen acrAB trong E.coli dẫn đến tăng vận chuyển nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm cả fluoroquinolones ra khỏi tế bào vi khuẩn. Sự biểu hiện của các gen acrAB được quy định bởi một mạng lưới các gen phức tạp thay đổi để đáp ứng với các tín hiệu môi trường khác nhau.
Kháng ciprofloxacin cũng có thể được chuyển trên ADN giữa các vi khuẩn cùng loài hoặc khác loài thông qua plasmid. Một gen kháng fluoroquinolone được mã hóa bằng plasmid là qnr, liên kết của ADN gyrase với protein mã hóa bởi qnr cho phép ngăn cản sự ức chế của ciprofloxacin.
Các cơ chế kháng thuốc của E.coli với ciprofloxacin
Ảnh: Các cơ chế kháng thuốc của E.coli với ciprofloxacin.

Một số thử nghiệm lâm sàng

Thử nghiệm ngẫu nhiên về liều đơn ciprofloxacin cho tiêu chảy du lịch.
Các tác giả: Salam I, Katelaris P, Leigh-Smith S và Farthing MJ.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến khách du lịch đến các nước đang phát triển. Nghiên cứu này được thiết kế để so sánh hiệu quả của liều ciprofloxacin 500 mg duy nhất với giả dược trong điều trị tiêu chảy cấp ở khách du lịch.
Quân đội Anh trong vòng 8 tuần đầu tiên triển khai ở Belize và xuất hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu tiêu chảy, đã được chọn ngẫu nhiên để được nhận ciprofloxacin 500 mg hoặc giả dược. Mỗi người phải ghi lại lượng và độ quánh của phân và bất kì triệu chứng liên quan nào khác xuất hiện trong vòng 72 giờ hoặc cho đến khi phục hồi. Trong số 88 đối tượng tham gia, 83 người được đánh giá, trong đó 45 người được nhận ciprofloxacin và 38 được nhận giả dược. Các nhóm ngẫu nhiên không khác nhau về thời gian tiêu chảy hoặc mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.
Thời gian trung bình (SE) tiêu chảy, được đánh giá bởi thời gian đến chất lỏng cuối cùng và phân chưa thành hình cuối cùng, đã giảm tương ứng từ 50.4 (4.5) h và 53.5 (4.4) h trong nhóm giả dược xuống còn 20.9 (3.4) h và 24.8 (3.8) h ở những người nhận ciprofloxacin (P < 0.0001). Tỉ lệ tích lũy của các đối tượng không có phân chưa thành hình sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ lần lượt là 64%, 82% và 93% trong nhóm ciprofloxacin và 11%, 42% và 79% trong nhóm giả dược (tương ứng P < 0.0001, P < 0.001 và không đáng kể).
Liều ciprofloxacin 500 mg duy nhất là phương pháp điều trị theo kinh nghiệm hiệu quả để giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy du lịch. Phác đồ nên tối đa hóa sự tuân thủ cũng như giảm chi phí và thời gian điều trị.

 Dược động học

Hấp thu: Sinh khả dụng (F) đường uống 50-85%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) với viên giải phóng ngay là 0.5-2 giờ, với viên giải phóng kéo dài là 1-2.5 giờ.
Phân bố: Thuốc phân bố rộng khắp trong cơ thể. Nồng độ thuốc trong mô thường cao hơn nồng độ huyết thanh, đặc biệt là thận, túi mật, gan, phổi và tiền liệt tuyến. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt 10% nếu màng não không bị viêm và 14-37% nếu màng não bị viêm. Thuốc qua được hàng rào nhau thai và vào được sữa mẹ. Tỉ lệ liên kết protein huyết tương là 20-40% và thể tích phân bố (Vd) là 2.1-2.7 L/kg.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa ở gan và là chất ức chế isoenzyme CYP1A2. Các chất chuyển hóa là oxociprofloxacin, sulociprofloxacin, desethylene ciprofloxacin và formylciprofloxacin.
Thải trừ: Thời gian bán thải (t1/2) ở người trưởng thành là 3-5 giờ và trẻ em là 2-5 giờ. Thuốc được bài xuất qua nước tiểu (30-50%) và phân (15-43%).

 Chỉ định và liều dùng

Thuốc ciproth 500 có hoạt chất chính là ciprofloxacin 500mg
Thuốc ciproth 500 có hoạt chất chính là ciprofloxacin 500mg

Thông tin chỉ định, liều dùng, cách dùng trong bài viết này chúng tôi tham khảo tại EMC cập nhật ngày 05-07-2019 link: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6029/smpc

Bệnh nhân là người lớn

Chỉ định Liều hàng ngày tính bằng mg Tổng thời gian điều trị (có thể bao gồm điều trị tiêm tĩnh mạch ban đầu bằng ciprofloxacin)
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày 7 đến 14 ngày
Nhiễm trùng đường hô hấp trên Đợt cấp của viêm xoang mạn tính 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày 7 đến 14 ngày
Viêm tai giữa mủ mạn tính 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày 7 đến 14 ngày
Viêm tai ngoài ác tính 750 mg hai lần mỗi ngày 28 ngày đến 3 tháng
Nhiễm trùng đường tiết niệu Viêm bàng quang không biến chứng 250 mg hai lần mỗi ngày đến 500 mg hai lần mỗi ngày 3 ngày
Ở phụ nữ tiền mãn kinh, có thể sử dụng liều đơn 500 mg
Viêm bàng quang phức tạp, viêm bể thận không biến chứng 500 mg hai lần mỗi ngày 7 ngày
Viêm bể thận biến chứng 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày ít nhất 10 ngày, nó có thể được tiếp tục lâu hơn 21 ngày trong một số trường hợp cụ thể (chẳng hạn như áp xe)
Viêm tuyến tiền liệt 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày 2 đến 4 tuần (cấp tính) đến 4 đến 6 tuần (mãn tính)
Nhiễm trùng đường sinh dục Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung 500 mg như một liều duy nhất 1 ngày (liều duy nhất)
Viêm mào tinh hoàn và các bệnh viêm vùng chậu 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày ít nhất 14 ngày
Nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng trong ổ bụng Tiêu chảy do mầm bệnh vi khuẩn bao gồm Shigella spp. khác với Shigella dysenteriae loại 1 và điều trị theo kinh nghiệm về tiêu chảy nặng của khách du lịch 500 mg hai lần mỗi ngày 1 ngày
Tiêu chảy do Shigella dysenteriae loại 1 500 mg hai lần mỗi ngày 5 ngày
Tiêu chảy do Vibrio cholerae 500 mg hai lần mỗi ngày 3 ngày
Sốt thương hàn 500 mg hai lần mỗi ngày 7 ngày
Nhiễm trùng trong ổ bụng do vi khuẩn gram âm 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày 5 đến 14 ngày
Nhiễm trùng da và mô mềm 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày 7 đến 14 ngày
Nhiễm trùng xương khớp 500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày tối đa 3 tháng
Bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính bị sốt là do nhiễm vi khuẩn
Ciprofloxacin nên được dùng cùng với các chất kháng khuẩn thích hợp theo hướng dẫn chính thức.
500 mg hai lần mỗi ngày đến 750 mg hai lần mỗi ngày Điều trị nên được tiếp tục trong toàn bộ thời gian giảm bạch cầu trung tính
Dự phòng nhiễm trùng xâm lấn do Neisseria meningitidis 500 mg như một liều duy nhất 1 ngày (liều duy nhất)
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh than và điều trị cho những người có thể được điều trị bằng đường uống khi thích hợp về mặt lâm sàng.
Quản lý thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ hoặc xác nhận phơi nhiễm.
500 mg hai lần mỗi ngày 60 ngày kể từ ngày xác nhận phơi nhiễm vi khuẩn Bacillus anthracis

Bệnh nhân là trẻ em

Chỉ định Liều hàng ngày tính bằng mg Tổng thời gian điều trị (có thể bao gồm điều trị tiêm tĩnh mạch ban đầu bằng ciprofloxacin)
Xơ nang 20 mg / kg trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày với tối đa 750 mg mỗi liều. 10 đến 14 ngày
Nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bể thận 10 mg / kg trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày đến 20 mg / kg trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày với tối đa 750 mg mỗi liều. 10 đến 21 ngày
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh than và điều trị cho những người có thể được điều trị bằng đường uống khi thích hợp về mặt lâm sàng. Quản lý thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ hoặc xác nhận phơi nhiễm. 10 mg / kg trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày đến 15 mg / kg trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày với tối đa 500 mg mỗi liều. 60 ngày kể từ ngày xác nhận phơi nhiễm vi khuẩn Bacillus anthracis
Nhiễm trùng nặng khác 20 mg / kg trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày với tối đa 750 mg mỗi liều. Theo loại nhiễm trùng

Bệnh nhân cao tuổi

Bệnh nhân cao tuổi nên nhận được một liều được lựa chọn theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và độ thanh thải creatinin của bệnh nhân.

Bệnh nhân suy thận và gan

Liều khởi đầu và duy trì được khuyến nghị cho bệnh nhân suy chức năng thận:

Giải phóng mặt bằng Creatinine
[mL / phút / 1,73 m 2 ]
Huyết thanh creatinine
[Phaolol / L]
Liều uống
[mg]
> 60 <124 Xem Liều dùng thông thường.
30-60 124 đến 168 250-500 mg mỗi 12 h
< 30 > 169 250-500 mg cứ sau 24 giờ
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo > 169 250-500 mg cứ sau 24 giờ
(sau lọc máu)
Bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc > 169 250-500 mg cứ sau 24 giờ

Ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, không cần điều chỉnh liều.
Liều dùng ở trẻ em bị suy thận và / hoặc chức năng gan chưa được nghiên cứu.

Cách dùng

Thuốc Ciprofloxacin được dùng bằng đường uống, sử dụng độc lập với thức ăn, nếu uống thuốc khi bụng đói thì hoạt chất được hấp thu nhanh hơn. Không nên sử dụng thuốc Ciprofloxacin với các sản phẩm từ sữa (ví dụ: sữa, sữa chua) hoặc trái cây tăng chứa nhiều khoáng chất (ví dụ nước cam có chứa nhiều canxi).
Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc nếu bệnh nhân không thể dùng thuốc viên (ví dụ như bệnh nhân bị tổn thương đường ruột), nên bắt đầu điều trị cho bệnh nhân bằng Ciprofloxacin dạng tiêm tĩnh mạch cho đến khi có thể chuyển sang uống.

Tác dụng phụ

Thường gặp (1-10%):

  •       Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn (3%), nôn (người trưởng thành: 1%, trẻ em: 5%), đau bụng (2%), tiêu chảy (người trưởng thành: 2%, trẻ em: 5%).
  •       Tăng aminotransferase (2%), tăng creatinine huyết thanh (1%).
  •       Rối loạn thần kinh trung ương: Đau đầu (1%), thao thức (1%).
  •       Phát ban (2%).

Tác dụng phụ < 1%:

  •       Nhiễm toan.
  •       Phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay, kích ứng da, đỏ bừng, nhạy cảm ánh sáng.
  •       Rối loạn tim mạch: Đau thắt ngực, đánh trống ngực, tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh.
  •       Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, vấn đề vị giác, khó nuốt, nấc cụt.
  •       Đau: Đau khớp, cứng khớp, đau lưng, đau , đau chân.
  •       Rối loạn thần kinh trung ương: Mất điều hòa, chóng mặt, ngủ gà, ảo giác, cáu gắt, ngủ lịm, đau nửa đầu, gặp ác mộng, ngất, run.
  •       Rối loạn thị giác và thính giác: Nhìn mờ, chứng song thị, ù tai.
  •       Rối loạn hô hấp: Co thắt phế quản, khó thở.
  •       Rối loạn tiết niệu: Viêm thận, đa niệu, bí tiểu, viêm âm đạo.
  •       Nhiễm nấm Candida miệng.

Báo cáo hậu mãi (Postmarketing Reports):

  •       Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), hồng ban đa dạng, viêm da tróc vảy, viêm mạch, hồng ban nhiễm sắc cố định, phản ứng nhạy cảm ánh sáng hay quang độc tính, hoại tử thượng bì nhiễm độc (Hội chứng Lyell).
  •       Phản ứng phản vệ: Sốc phản vệ đe dọa tính mạng, phản ứng như bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens-Johnson.
  •       Rối loạn thần kinh trung ương: Kích động, lú lẫn, mê sảng, rối loạn tâm thần.
  •       Rối loạn máu và hệ tạo máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, suy tủy (đe dọa tính mạng), giảm cả 3 dòng tế bào máu ngoại vi (đe dọa tính mạng), methemoglobin huyết.
  •       Rối loạn tiêu hóa: Suy gan (bao gồm cả tử vong), hoại tử gan, vàng da, viêm tụy.
  •       Rối loạn chuyển hóa: Tăng cholesterol và triglyceride huyết thanh, rối loạn đường huyết, albumin niệu, tăng kali huyết thanh.
  •       Giảm cảm giác, mất khứu giác.
  •       Rối loạn cơ – xương – khớp: Tăng trương lực cơ, làm trầm trọng hơn tình trạng nhược cơ, rung giật cơ, đau cơ, viêm gân, đứt gân, co giật.
  •       Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể không hồi phục, bệnh lý đa dây thần kinh.
  •       Rối loạn tim mạch: Hạ huyết áp tư thế, tăng chỉ số INR (ở bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K), QT kéo dài, xoắn đỉnh, rối loạn nhịp thất, phình tách động mạch chủ.
  •       Nhiễm trùng: Nhiễm nấm tiết niệu, nấm Candida âm đạo, nấm đường tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc.
  •       Sỏi thận.

Lưu ý và thận trọng

Cánh báo hộp đen:

  •       Các phản ứng có hại nghiêm trọng không thể phục hồi đã xảy ra cùng nhau bao gồm: viêm gân và đứt gân, bệnh thần kinh ngoại biên và ảnh hưởng trên thần kinh trung ương (CNS).
  •       Ngừng điều trị ngay lập tức và tránh sử dụng fluoroquinolone đường toàn thân ở những bệnh nhân gặp phải bất kỳ phản ứng bất lợi nghiêm trọng nào trong số này.
  •       Có thể làm trầm trọng thêm tình trạng yếu cơ ở bệnh nhân nhược cơ. Tránh sử dụng fluoroquinolones với bệnh nhân có tiền sử nhược cơ.

Vì nguy cơ của các tác dụng phụ nghiêm trọng này thường cao hơn lợi ích ở bệnh nhân viêm xoang cấp tính, làm nặng thêm viêm phế quản mạn tính và nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng, nên chỉ sử dụng fluoroquinolone cho các bệnh này khi không còn lựa chọn điều trị thay thế nào khác.
Thận trọng:
Không sử dụng hỗn dịch uống trong ống thông mũi – dạ dày.
Khi điều trị kéo dài, đánh giá định kì chức năng các cơ quan (gan, thận, hệ tạo máu). Ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức nếu có dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan.
Bội nhiễm có thể xảy ra khi điều trị bằng kháng sinh kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần.
Các quinolone không phải là thuốc đầu tay được lựa chọn trong nhi khoa (trừ bệnh than).
Uống nước đầy đủ trong quá trình điều trị để tránh sỏi thận.
Hội chứng hạ đường huyết.
Tránh ánh sáng mặt trời để phòng ngừa quang độc tính. Ngừng thuốc nếu xảy ra quang độc tính.
Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử QT kéo dài hoặc có các yếu tố nguy cơ của QT kéo dài.
Tiêu chảy do Clostridium difficile (CDAD) đã được báo cáo. Nếu xác định bị CDAD, cần dừng thuốc và chuyển sang kháng sinh nhạy cảm với Clostridium difficile (vancomycin, metronidazole), bù nước và điện giải thích hợp.
Kê kháng sinh khi không nhiễm khuẩn không mang lại lợi ích cho bệnh nhân và còn làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc.
Tác dụng trên thần kinh trung ương:

  •       Co giật, tăng áp lực nội sọ (bao gồm giả u não) và loạn tâm thần nhiễm độc.
  •       Hồi hộp, kích động, lo lắng, mất ngủ, ác mộng, hoang tưởng, ảo giác, chóng mặt, lú lẫn, run, trầm cảm và có ý định tự tử. Nếu có các triệu chứng này, ngừng thuốc ngay lập tức và điều trị triệu chứng.
  •       Nguy cơ gây động kinh. Không dùng ở bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc rối loạn thần kinh trung ương (xơ cứng động mạch não nặng, tiền sử co giật, giảm lưu lượng máu não, thay đổi cấu trúc não, đột quỵ). Nếu xảy ra co giật, ngừng điều trị.

Cảnh báo của FDA ngày 20/12/2018:

  •       Các fluoroquinolones làm tăng tỷ lệ phình tách động mạch chủ trong 2 tháng sau khi sử dụng, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi.
  •       Bệnh nhân có ờng huyết nặng (có thể tử vong) hoặc tăng đường huyết được báo cáo khi sử dụng fluoroquinolone. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của glucose máu bất thường. Nếu hạ đường huyết xảy ra, ngừng thuốc ngay lập tức và điều trị triệu nguy cơ: Xơ vữa mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp, một số bệnh di truyền như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos, bệnh nhân cao tuổi.
  •       Chỉ sử dụng fluoroquinolones khi không có lựa chọn khác an toàn hơn.
  •       Nếu các triệu chứng khi sử dụng thuốc gợi ý đến phình tách động mạch chủ, ngừng thuốc ngay lập tức.

Cảnh báo của FDA ngày 10/7/2018:

  •       Nguy cơ hạ đường huyết có thể dẫn đến hôn mê hoặc các phản ứng tâm thần khác.
  •       Bệnh nhân có nguy cơ: Người cao tuổi và bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc đường uống hoặc insulin.
  •       Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết: Lú lẫn, chóng mặt, run, đau đầu, khó chịu, tim đập nhanh hoặc mạch nhanh, da tái, đổ mồ hôi…
  •       Rối loạn tâm thần gồm có rối loạn chú ý, mất phương hướng, kích động, hồi hộp, giảm trí nhớ và mê sảng.
  •       Ngừng sử dụng thuốc khi xảy ra các triệu chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn đường huyết. Chuyển sang kháng sinh nhóm khác nếu có thể.

Phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi nhiễm trùng đe dọa tính mạng mà không có thuốc thay thế. Phân loại thai kì: C.
Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có thể vào sữa mẹ. Không khuyến khích sử dụng.

Tương tác thuốc

Dùng ciprofloxacin IV cùng các thuốc khác được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP1A2 (theophylline, methylxanthines, caffeine, tizanidine, ropinirole, clozapine, olanzapine và zolpidem): Làm tăng nồng độ trong huyết tương của thuốc dùng chung và có thể tăng nguy cơ gặp các tác dụng bất lợi. Đặc biệt dùng cùng tizanidine là chống chỉ định do làm tăng nguy cơ hoặc làm nặng thêm tình trạng yếu cơ, nhược cơ. Phối hợp với theophylline nguy cơ dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng và tử vong. Không phối hợp với theophylline hoặc nếu không thể, theo dõi nồng độ theophylline huyết thanh thường xuyên và chỉnh liều phù hợp.
Dùng cùng các thuốc gây kéo dài khoảng QT (thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và nhóm III): Nguy cơ xoắn đỉnh, rung thất nguy hiểm.
Dùng cùng các thuốc chứa ion kim loại nặng (viên bổ sung sắt, các thuốc kháng acid dạ dày…): Có thể gây tạo phức chelate với ion kim loại làm giảm tác dụng cả 2 loại thuốc. Nên dùng cách nhau ít nhất 3 giờ.
Dùng cùng thuốc chống đông kháng vitamin K: Tăng nguy cơ xuất huyết.
Dùng cùng các NSAIDs: Tăng tác dụng phụ trên thần kinh trung ương.
Dùng cùng các kháng sinh kìm khuẩn (tetracycline, macrolide…): Không nên phối hợp do giảm tác dụng tiêu diệt vi khuẩn của ciprofloxacin.
Dùng cùng các kháng sinh diệt khuẩn (β-lactam, aminoside, co-trimoxazole…) trừ nhóm quinolone: Có thể phối hợp tạo tác dụng hiệp đồng tiêu diệt vi khuẩn.
Dùng cùng thuốc tránh thai đường uống: Có thể giảm tác dụng tránh thai.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Phối hợp với tizanidine.
Bệnh nhân nhược cơ.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Ciprofloxacin bằng hình ảnh

ciprofloxacin
Hướng dẫn cách dùng thuốc Ciprofloxacin

ciprofloxacin
Liều dùng đường uống thuốc Ciprofloxacin cho người lớn và trẻ em lớn hơn 1 tuổi

ciprofloxacin
Sử dụng thuốc Ciprofloxacin trên đối tượng đặc biệt và chống chỉ định

ciprofloxacin
Thận trọng khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin

ciprofloxacin
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin

ciprofloxacin
Lời khuyên của dược sĩ khi sử dụng Ciprofloxacin

Tài liệu tham khảo:

 
 
 
 
 
 
 

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây