1, Thuốc Ravonol là thuốc gì?
Thuốc Ravonol thuộc nhóm thuốc kê đơn được biết đến với công dụng như hạ sốt, giảm đau, được dùng trong điều trị các triệu chứng về đau đầu, đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ, bắp thịt,… Ngoài ra Ravonol còn được dùng để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, khó thở, …
Sản phẩm thuốc Ravonol được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ – Việt Nam. Sau một thời gian lưu hành trên thị trường thuốc Việt Nam, hiện sản phẩm thuốc Ravonol đã nhận được sự tin tưởng sử dụng của một bộ phận đông đảo người tiêu dùng và phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Số đăng kí của sản phẩm thuốc Ravonol: VD-7280-09
Ravonol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và viên sủi với thành phần chính là các hoạt chất có tác dụng giảm đau nhanh như Paracetamol với hàm lượng 500mg, Loratadin với hàm lượng 2,5 mg, Dextromethorphan hydrobromid với hàm lượng, cùng 15mg tá dược khác vừa đủ.
Sản phẩm thuốc Ravonol được đóng gói theo hộp, mỗi hộp có 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén.
Ravonol được sử dụng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
2, Công dụng của thuốc Ravonol
Một số lợi ích của sản phẩm thuốc Ravonol với cơ thể bệnh nhân phải kể đến như:
- Giúp giảm nhanh chóng các cơn đau đầu, đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ,…
- Có tác dụng hạ sốt, điều trị nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: đau đầu, chóng mặt, nôn nao, khó chịu,….
- Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm xoang như: sổ mũi, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, chảy nước mắt, nước mũi…
- Ngoài ra Ravonol còn được sử dụng trong điều trị các chứng mẩn ngứa do dị ứng hoặc rôm sảy do nóng gan, hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau.
3, Thành phần của sản phẩm thuốc Ravonol có tác dụng gì?
Sản phẩm thuốc Ravonol được bào chế từ các hoạt chất có tính giảm đau cao như Paracetamol, Loratadin, Dextromethorphan hydrobromid:
- Paracetamol có tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase (COX) của hệ thần kinh trung ương, gây cản trở quá trình tổng hợp prostaglandin- là chất trung gian hoá học có vai trò truyền thông tin gây cảm giác đau đến hệ thần kinh và cơ thể.
- Loratadin có khả năng ngăn chặn sự giải phóng Histamin- là chất trung gian gây ngứa. Từ đó làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, đẩy lùi nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay.
- Dextromethorphan hydrobromid có vai trò ức chế trung tâm ho ở hành não khi xuất hiện những kích thích hoặc tác động nhẹ như cảm lạnh. Nhờ đó giúp làm giảm tần suất những cơn ho một cách đáng kể.
Cơ chế hoạt động của thuốc Ravonol:
Khi cơ thể chịu tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong, enzym cyclooxygenase (COX) trong hệ thần kinh trung ương sẽ được kích thích để tăng sinh prostaglandin tạo cảm giác đau cho cơ thể. Vì thế hoạt chất Paracetamol trong Ravonol khi đi vào cơ thể sẽ có vai trò ức chế hoạt động của enzym COX từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng đau cho cơ thể.
Ngoài ra trong cơ thể cũng có hoạt chất Histamin khi được giải phóng sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó hoạt chất Loratadin có khả năng cản trở quá trình giải phóng này.
4, Chỉ định
Với cơ chế tác động và lợi ích mà Ravonol mang lại cho cơ thể con người, sản phẩm thuốc được các chuyên gia y tế khuyên dùng trong một số trường hợp như:
- Điều trị các triệu chứng đau, nhức khó chịu như: đau đầu, đau cơ, bắp thịt, đau nhức xương khớp,…)
- Trường hợp cần hạ sốt nhanh chóng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến vừa theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng để giảm ho khan, viêm phế quản hoặc các vấn đề về đường hô hấp khác như: sổ mũi, cảm lạnh, nghẹt mũi, khó thở,…
- Ngoài ra sản phẩm Ravonol còn được sử dụng trong điều trị các vấn đề về ngứa, rôm sảy, dị ứng thời tiết hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Các trường hợp khác khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hay chưa thực sự hiểu về công dụng của sản phẩm thuốc Ravonol cần tham khảo ý kiến tư vấn và sử dụng theo đúng chỉ định của bác sỹ.
5, Cách sử dụng thuốc Ravonol viên nén
Cách dùng:
- Khách hàng cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về cả cách dùng lẫn liều dùng trước khi sử dụng sản phẩm.
- Sản phẩm thuốc Ravonol được dùng trực tiếp qua đường uống. Bệnh nhân chỉ cần thả viên sủi vào khoảng 200-300ml nước đun sôi để nguội vừa đủ đến khi tan hết thì có thể sử dụng ngay.
- Khuyến cáo sử dụng sản phẩm thuốc Ravonol sau ăn với những bệnh nhân bị đau hoặc viêm dạ dày tránh gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày.
Liều dùng:
Trên các đối tượng bệnh nhân khác nhau khi sử dụng thuốc sẽ đạt những hiệu quả sử dụng khác nhau và sẽ được bác sỹ hiệu chỉnh cho phù hợp.
- Đối với trẻ em từ 3 đến 6 tuổi: sử dụng từ 1-2 lần/ 1 ngày, mỗi lần nên sử dụng nửa viên sủi Ravonol.
- Đối với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: sử dụng từ 2-3 lần/ 1 ngày, mỗi lần sử dụng 1/2 viên sủi.
- Đối với người lớn: sử dụng từ 1-2 viên trong 1 lần uống. Một ngày có thể dùng 3-4 lần.
- Lưu ý liều lượng sử dụng trên chỉ mang tính chất tham khảo và không áp đặt cố định trên bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào. Để yên tâm hơn, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sỹ điều trị để được chỉ định về liều dùng phù hợp.
6, Viên sủi Ravonol có được sử dụng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú không?
Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ:
Sản phẩm thuốc Ravonol được nghiên cứu là có tác dụng rất tốt cho cơ thể đồng thời cũng chưa có báo cáo xác thực nào về việc các hoạt chất trong thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai để tác động vào cơ thể thai nhi. Tuy nhiên đây là đối tượng khá nhạy cảm cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm, khuyến cáo chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Mọi thắc mắc về cách dùng, liều dùng hay thành phần mẫn cảm cần liên hệ trực tiếp với bác sỹ điều trị để được tư vấn tốt nhất tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.
Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú:
Cho đến thời điểm hiện tại, ảnh hưởng của sản phẩm thuốc Ravonol đến cơ thể bệnh nhân được ghi nhận là khá ít và không đáng kể. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc thuộc đối tượng này tuyệt đối không sử dụng thêm với ethanol hoặc các thực phẩm có nồng độ cồn cao, bởi khi đó hoạt chất Loratadin sẽ đươc tiết qua đường sữa mẹ và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bé. Vây nên trường hợp này bệnh nhân cần thận trọng và theo dõi sát sao các biểu hiện phản ứng với thuốc. Khi xuất hiện bất kỳ những triệu chứng bất thường nào cần nhanh chóng liên hệ trực tiếp với bác sỹ điều trị để có phương án giải quyết kịp thời.
7, Thuốc Ravonol được bán với giá bao nhiêu?
Thuốc Ravonol được không ít khách hàng ưu tiên lựa chọn hàng đầu và đánh giá tích cực, vì thế cho đến nay sản phẩm có mặt khá phổ biến trên thị trường thuốc Việt Nam với mức giá trung bình dao động khoảng 69000 đồng cho 1 hộp 5 vỉ 20 viên. Mức giá Thuốc Ravonol khá bình dân và phù hợp với hầu hết túi tiền của người tiêu dùng. Theo Heacentral (healcentral.org) có thể do nguồn nhập hàng khác nhau hoặc tuỳ vào từng địa điểm mua khác nhau mà giá bán của sản phẩm có thể chênh lệch nhau đáng kể, bạn đọc có thể tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
8, Sản phẩm thuốc Ravonol có thể tìm mua ở đâu?
Vì tính phổ biến của sản phẩm trên thị trường nên khách hàng hay bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc, nhà thuốc tại địa phương hoặc có thể tới trực tiếp các trung tâm cấp phát thuốc, bệnh viện gần nhất. Hoặc để tiết kiệm cả về thời gian lẫn giá tiền, bệnh nhân hoàn toàn có thể đặt mua tại các trang thương mại điện tử uy tín để được hỗ trợ về mặt vận chuyển.
9, Chống chỉ định
Bên cạnh những lợi ích và tác động tích cực đối với sức khoẻ người bệnh, sản phẩm thuốc Ravonol được khuyến cáo không nên sử dụng trong một số trường hợp như:
- Người bệnh quá mẫn cảm với hoạt chất Paracetamol, Loratadin, Dextromethorphan hydrobromid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Cần lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử về dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm,….
- Không sử dụng Ravonol với người bệnh bị thiếu hụt men G6DP khiến hồng cầu hoạt động bất thường, gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Ravonol với người bệnh bị suy giảm chức năng của gan nặng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, suy gan cấp,….
- Bệnh nhân thường xuyên bị thiếu máu, gây suy giảm chức năng tim, phổi, thận.
- Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc tuyệt đối không kết hợp sử dụng Ravonol với Monoamine Oxidase hoặc bất kỳ hoạt chất nào gây ức chế tái hấp thu serotonin.
- Không sử dụng sản phẩm thuốc Ravonol trên đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi.
- Thận trọng khi sử dụng sản phẩm thuốc Ravonol với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú.
10, Tác dụng không mong muốn
Khi sử dụng thuốc sẽ không tránh khỏi các phản ứng phụ không mong muốn trên một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Vì thế bạn đọc cần lưu ý một số tác dụng phụ sau đây để có biện pháp phòng tránh và giải quyết kịp thời:
- Tác dụng thường gặp: Bệnh nhân có thể xuất hiện ban đỏ, nổi mề đay, nặng hơn có thể kèm theo sốt, đau đầu, chóng mặt, khô miệng, cơ thể đau nhức mệt mỏi,…
- Tác dụng ít gặp: Rối loạn tạo máu gây giảm nhanh bạch cầu trung tính, giảm lượng hồng cầu gây thiếu máu.
Với các bệnh nhân bị suy thận khi sử dụng thuốc sẽ gây các triệu chứng dị ứng ban đầu như: khô mũi, hắt hơi, nặng hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thận cũng như cơ thể bệnh nhân.
- Tác dụng hiếm gặp: Bệnh nhân có những phản ứng mạnh với thuốc như: tim đập nhanh, loạn nhịp, thở gấp, có thể xuất hiện co giật, gan hoạt động bất thường, kinh nguyệt không đều, có thể gây sốc phản vệ.
Khi sử dụng thuốc Ravonol với liều lượng cao có thể gây ngộ độc, ức chế trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây suy hô hấp và tử vong.
- Trong quá trình theo dõi tương tác thuốc trên cơ thể bệnh nhân, nếu xuất hiện bất kỳ các triệu chứng nào bất thường như trên hoặc các triệu chứng khác, cần nhanh chóng liên hệ trực tiếp cho bác sỹ điều trị hoặc đưa đến cơ quan y tế gần nhất để có biện pháp giải quyết kịp thời.
11, Lưu ý khi sử dụng
- Trước khi sử dụng sản phẩm, bệnh nhân cần hiểu rõ về công dụng cũng như các thông tin cơ bản trong tờ hướng dẫn sử dụng để hạn chế các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
- Không chủ quan trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da kể cả nặng hay nhẹ. Trường hợp này xuất hiện với tỷ lệ không cao nhưng hậu quả khá nghiêm trọng.
- Cần hạn chế tối đa sử dụng bia rượu hoặc các thực phẩm có chứa nồng độ cồn cao trong quá trình dùng thuốc Ravonol bởi dễ gây tăng độc tính của gan, thận.
- Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác động tiêu cực của Ravonol trên cơ thể bà mẹ, em bé bú và thai nhi, nhưng cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên các đối tượng này và khuyến cáo chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết.
- Khi chưa nắm rõ về công dụng, cách dùng cũng như tương tác với các thuốc khác, cần hỏi ngay bác sỹ điều trị để được giải đáp và tư vấn tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
- Một số ít trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc khi đang lái xe hoặc điều khiển máy móc cần chú ý đến phản ứng gây chóng mặt của thuốc.
- Với các đối tượng bệnh nhân người cao tuổi hoặc trẻ em, cơ thể khá nhạy cảm, khi xuất hiện biểu hiện khô miệng có thể tăng nguy cơ sâu răng, viêm chân răng. Bởi thế cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi dùng thuốc.
- Khi tiến hành các thử nghiệm thuốc trên da nên ngưng sử dụng thuốc từ 2-3 ngày do các thành phần của thuốc có thể làm mất hoặc giảm những dấu hiệu của phản ứng.
- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dễ bị phân huỷ các hoạt chất trong thuốc. Để xa tầm tay trẻ em.
- Chú ý xem kỹ hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Tuyệt đối không sử dụng khi sản phẩm đã quá hạn hoặc ngay sát ngày hết hạn hoặc khi sản phẩm có dấu hiệu chảy nước, sỉn màu,…
12, Dược động học
- Hấp thu: Sản phẩm thuốc Ravonol dễ dàng được hấp thụ nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu mới nhất thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải phóng các hoạt chất có trong thuốc, làm giảm tỷ lệ hấp thu của Ravonol, đặc biệt là các thực phẩm có giàu carbohydrate. Trong thời gian từ 30-60 phút sau khi sử dụng, Ravonol được hấp thụ với nồng độ cực đỉnh trong huyết tương.
- Phân bố: Sau khi được cơ thể hấp thu, Ravonol sẽ được phân bố nhanh chóng và đồng đều tại hầu hết các tế bào mô của cơ thể. Một phần nhỏ khoảng 25% tập trung tại máu để kết hợp với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Khi đã ổn định ở các vị trí đặc hiệu, Ravonol sẽ được chuyển hoá thành các hoạt chất như: Paracetamol, Loratadin,… sau đó chuyển hoá tiếp ở cytocrom P450 tại gan để hình thành chất trung gian N-acetyl benzoquinonimin kết hợp với nhóm sulfhydryl của glutathione để tạo ra chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: Thuốc Ravonol được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu Độ thanh thải là 19,3 l/h với khoảng 90% là dạng đã chuyển hoá. Khoảng 2-3 giờ sau khi sử dụng thuốc, một nửa nồng độ Ravonol sẽ được đào thải. Trường hợp khi dùng thuốc với liều cao, sẽ kích thích quá trình hình thành N-acetyl benzoquinonimin, gây cạn kiệt glutathion trong gan, khi đó chất trung gian sẽ phản ứng với nhóm sulpyrid của protein gan gây tổn thương gan, có thể gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời.
13, Tương tác thuốc
Bệnh nhân nên lưu ý cẩn trọng trong một số trường hợp khi sử dụng sản phẩm thuốc Ravonol để tránh các tương tác thuốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ bản thân.
- Không sử dụng kết hợp thuốc Ravonol cùng nhóm thuốc chứa phenothiazin bởi có khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở bệnh nhân và liệu pháp hạ nhiệt.
- Khi sử dụng thuốc Ravonol với liều lượng cao có thể làm gia tăng tác dụng chống đông của hoạt chất coumarin và dẫn chất indandion.
- Trong quá trình sử dụng sản phẩm thuốc Ravonol không sử dụng thêm các sản phẩm có thành phần isoniazid do gây tăng độc tính trên gan dẫn đến tổn thương gan thậm chí hoại tử gan.
- Cẩn trọng khi sử dụng đồng thời Ravonol với nhóm thuốc chống co giật điển hình như: phenytoin, barbiturat, carbamazepin hoặc isoniazid có thể gây kích thích làm tăng quá trình chuyển hoá thuốc thành những chất độc gây hại với gan, gây kích thích cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể gây một số hậu quả nghiêm trọng tới gan như suy gan, viêm gan, xơ gan,….
14, Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc
Quên liều:
Trường hợp này bệnh nhân cần bổ sung ngay liều đã quên khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời gian uống thuốc đã quá sát liều kế tiếp, bệnh nhân được phép bỏ qua liều này và thực hiện các liều sau như bác sỹ đã chỉ định. Khi không có chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân không được tự ý thêm liều, tăng liều lên gấp đôi tránh gây quá liều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.
Quá liều:
Trong trường hợp này, bệnh nhân thường xuất hiện một số biểu hiện bất thường có thể gây ảnh hưởng tiêu cực thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì thế trường hợp này được các chuyên gia y tế chỉ định bệnh nhân cần hạn chế tối đa nhất. Cần lưu ý cẩn trọng khi sử dụng quá liều, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra, cần nhanh chóng liên hệ với bác sỹ điều trị và đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất để được giải quyết kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm:
Thuốc Hapacol 150: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng