Omega 3 là thành phần quan trọng tham gia vào cấu trúc trong cơ thể như cấu trúc tế bào thần kinh, tế bào thị giác. Omega 3 hiện đã được nhiều công ty Dược sản xuất thành thực phẩm bổ sung đáp ứng nhu cầu cho cơ thể. Vậy Uống Omega 3 vào lúc nào là tốt nhất, hãy cùng Heal Central tìm hiểu trong bài viết này.
Uống Omega 3 có tác dụng gì?
Omega 3 thuộc nhóm acid béo không no, là một chuỗi carbon dài gồm 3 nguyên tố C, O và H tạo thành theo cấu trúc mạch thẳng. Omega 3 được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó có ba nhóm chính và phổ biến, được nghiên cứu nhiều nhất bao gồm Acid Ecosapentaenoic (EPA), Acid Alpha lipoic (ALA), Acid Docosahexaenoic (DHA).
Bổ sung Omega 3 đem lại nhiều công dụng cho người sử dụng:
- Giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch, điều hòa huyết áp, thường được sử dụng cho các đối tượng mắc chứng cao huyết áp.
- Ngăn chặn tình trạng huyết khối trong mạch máu.
- Tăng hàm lượng HDL- cholesterol trong máu (là một loại cholesterol tốt), tránh tình trạng xơ vữa động mạch.
- Ức chế quá trình giải phóng các chất trung gian gây viêm nhiễm.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc phải hội chứng gan nhiễm mỡ.
- Sử dụng Omega 3 giúp cải thiện giấc ngủ ở cả người lớn và trẻ nhỏ, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn; tăng cường não bộ; cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da, giảm mụn cho da.
- Kết hợp với các loại thuốc khác trong liệu trình điều trị viêm khớp dạng thấp.
Liều sử dụng Omega 3 – nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày?
Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như thể chất của từng cá nhân mà cần bổ sung lượng Omega 3 đầy đủ cho cơ thể. Theo nghiên cứu khuyến cáo mỗi ngày không nên đưa quá 3 gam Omega 3 vào cơ thể. Lượng omega 3 cung cấp cho cơ thể một phần thông qua chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày, một phần qua các sản phẩm bổ sung hàng ngày.
Liều bổ sung Omega 3 phân loại theo độ tuổi:
- Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi: 900 mg Omega 3 mỗi ngày.
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 1000 (với bé gái) và 1200 (với bé trai) mg Omega 3 mỗi ngày.
- Trẻ em từ 14 đến 18 tuổi: 1100 (với bé gái) và 1600 (với bé trai) mg Omega 3 mỗi ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 18 tuổi trở lên: 1100 (với nữ giới) và 1600 (với nam giới) mg Omega 3 mỗi ngày.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ và đang cho con bú: 1400 mg Omega 3 mỗi ngày
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, huyết áp cao: 2000 mg Omega 3 mỗi ngày.
Uống Omega 3 vào lúc nào tốt nhất?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh sử dụng Omega 3 vào buổi sáng giúp quá trình hấp thu của cơ thể diễn ra tối ưu. Sinh khả dụng quá trình hấp thu Omega 3 giảm dần tính từ 14 giờ trở đi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng sử dụng Omega 3 vào buổi chiều có lợi cho các đối tượng gặp tình trạng mất ngủ. Khi sử dụng Omega 3 buổi chiều, tới tối nồng độ Omega 3 tăng dần, điều này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn so với bình thường.
Khi sử dụng Omega 3, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, ví dụ như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản. Để khắc phục các tác dụng không mong muốn nên, nên chia liều sử dụng Omega 3 thành 2 lần trong ngày, vào cả buổi sáng và buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Bên cạnh những thắc mắc về vấn đề sử dụng Omega 3 buổi sáng hay buổi tối tốt hơn, nhiều người cũng quan tâm đến việc sử dụng Omega 3 trước hay sau bữa ăn. Thực chất, sử dụng Omega 3 sau bữa ăn giúp Omega 3 được hấp thu tối đa. Hàm lượng chất béo trong thức ăn là yếu tố giúp tăng sinh khả dụng hấp thu Omega 3.
Có nên sử dụng Omega 3 mỗi ngày hay không?
Omega 3 đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành các cấu trúc trong cơ thể, tuy nhiên, việc sử dụng Omega 3 cần đúng liều lượng được khuyến cáo. Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng Omega 3 cần bổ sung mỗi ngày chỉ dao động từ khoảng 250 đến 3000 mg mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều Omega 3 trong ngày và trong thời gian dài để lại nhiều nguy hiểm cho cơ thể:
- Omega 3 dẫn đến tình trạng máu loãng hoặc máu khó đông khi sử dụng với lượng lớn gấp nhiều lần so với khuyến cáo hoặc ở một số đối tượng đặc biệt. Do vậy với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định ngưng dùng Omega 3 trong 1 đến 2 tuần trước đó.
- Sử dụng hàm lượng cao Omega 3 làm tăng nguy cơ sản sinh các độc chất có hại cho cơ thể.
- Sử dụng hàm lượng cao Omega 3 không đồng nghĩa với việc tăng công dụng của chúng cho cơ thể. Cần sử dụng Omega 3 theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Một số lưu ý khi sử dụng Omega 3
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng Omega 3:
- Omega 3 an toàn và lành tính đối với cơ thể, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng Omega 3 cho bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn đông máu, máu khó đông, bệnh nhân bị đái tháo đường mạn tính, bệnh nhân sau phẫu thuật gặp các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim. Ngoài ra đối tượng bị rối loạn nội tiết hay có tiền sử dị ứng mẫn cảm với Omega 3 cũng không nên sử dụng sản phẩm có chứa Omega 3.
- Những đối tượng gặp vấn đề về tiêu hóa không nên sử dụng Omega 3 do có thể gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, gây khó chịu, gây đau bụng.
- Theo dõi quá trình dùng Omega 3 của trẻ nhỏ. Trẻ sử dụng quá liều quy định có thể gây hại tới các cơ quan trong cơ thể.
- Tránh sử dụng Omega 3 cho các đối tượng bị dị ứng với hải sản.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm giàu hàm lượng Omega 3: hải sản, sữa (sữa đậu nành cung cấp lượng Omega 3 lớn nhất), nước ép hoa quả, các loại hạt ngũ cốc, bánh mì, yến mạch, quả óc chó, hạt chia, các loại rau xanh. Việc bổ sung Omega 3 qua chế độ dinh dưỡng cần được duy trì trong thời gian dài để cân bằng được hàm lượng Omega 3 trong cơ thể.
- Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 cho cơ thể, có thể sử dụng các thuốc và thực phẩm chức năng có chứa thành phần Omega 3 để bổ sung nhanh chóng cho cơ thể. Với các sản phẩm chức năng, không chỉ cung cấp Omega 3 cho cơ thể mà còn bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng cùng vitamin khác nhau để nâng cao hệ miễn dịch và thể lực.
- Sử dụng Omega 3 theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng Omega 3 đúng liều lượng và thời gian đã được hướng dẫn.
- Trong quá trình sử dụng Omega 3, nếu người dùng nhận thấy các biểu hiện bất thường như mẩn đỏ, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng thì nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ sớm để được khắc phục kịp thời.
- Tránh sử dụng đồng thời Omega 3 với một số loại chế phẩm thuốc, tránh làm giảm hiệu quả của thuốc: thuốc tránh thai, thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm cân, thuốc chống đông máu.
- Tránh lạm dụng Omega 3 với bất kỳ đối tượng nào.
Một số tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng Omega 3
- Rối loạn tiêu hóa: đây là triệu chứng phổ biến nhưng không nghiêm trọng khi sử dụng Omega 3.
- Tăng nồng độ glucose trong máu.
- Suy giảm huyết áp, thận trọng khi dùng cho người bị huyết áp thấp.
- Tăng nguy cơ xuất huyết hơn so bình thường, có thể là chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
- Tăng nguy cơ đột quỵ ở người có tiền sử tim mạch.
- Gây mất ngủ ở các đối tượng có tiền sử trầm cảm hay sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.
Tham khảo: