Bài viết Bệnh lý mũi xoang và dị ứng là nguyên nhân của Ho mạn tính được biên dịch bởi BS. CK1 Hồ Thị Hoài Thu và BS. Trần Minh Dũng từ Sách “Ho Mạn Tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị” của tác giả Alice Z. Maxfield and Benjamin S. Bleier.
1. Sơ lược
Ho có thể do nhiều nguyên nhân và có thể biểu hiện những triệu chứng gây khó chịu hoặc là dấu hiệu quạn trọng của bệnh lí hô hấp nghiêm trọng. chẩn đoán của ho thường là một chẩn đoán loại trừ. Các guideline được công bố về điều trị ho đã bị chỉ trích vì cơ sở của họ chỉ dựa trên ý kiến cá nhân hơn là bằng chứng giá trị. Tuy nhiên, có rất nhiều y văn về chẩn đoán và điều trị ho, mà hữu ích trong việc đối mặt với vấn đề phổ biến và thách thức này.
Các nguyên nhân thường gặp của ho gồm bệnh lí trào ngược dạ dày thực quản GERD, hội chứng hen, và các rối loạn hô hấp trên; do đó, cả hai nguyên nhân trong và ngoài phổi của ho mạn tính đều phải cân nhắc. Có rất nhiều tài liệu hỗ trợ cho mối liên hệ giữa đường hô hấp trên và dưới và làm thế nào các rối loạn về hô hấp trên như bệnh lí mũi xoang, có thể là căn nguyên gây ra bệnh lí ho mạn tính. Chương này sẽ tập trung vào mối liên hệ giữa đường hô hấp trên và dưới, và thảo luận những bệnh lí hô hấp trên mà có triêu chứng chính là ho.
2. Quan điểm đường thở hợp nhất
Bệnh nhân thường trải qua nhiều chuyên khoa, như bác sĩ chăm sóc ban đầu, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ hô hấp, để giải quyết vấn đề về đường thở. Kiến thức và kinh nghiệm về bệnh viêm hô hấp trên và dưới rất cần thiết khi chẩn đoán và điều trị. Cả những nghiên cứu về bệnh học và dịch tễ học đều đưa ra mối liên hệ giữa đường hô hấp trên và dưới, hỗ trợ cho khái niệm về đường thở hợp nhất. “Đường thở hợp nhất” mô tả nhu cầu cần đánh giá toàn diện hệ hô hấp từ mũi và xoang tới khí quản và khoảng gian phế nang như một đơn vị thống nhất. Các triệu chứng phát sinh từ đường hô hấp trên dẫn tới viêm mũi dị ứng và không dị ứng, từ đường hô hấp dưới có thể liên quan tới hen. Tuy nhiên, một bệnh lí viêm có thể khởi phát một đáp ứng từ nơi khác trong bộ máy hô hấp, tạo ra một đáp ứng mới hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng có sẵn. Sự kích thích tại chỗ và toàn thân tạo ra một quá trình viêm xuyên suốt đường hô hấp trên và dưới, làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc xuất hiện tình trạng kháng trị nếu toàn hệ thống đều chưa được giải quyết. Toàn bộ mức nghiêm trọng và điều trị của từng bệnh có thể ảnh hưởng đến sự cải thiện chung của các triệu chứng và quá trình kiểm soát bệnh lí. Vì vậy, một phương pháp tiếp cận thận trọng bao gồm việc xem xét toàn bộ đường thở, gồm cả tổn thương ngoài đường hô hấp từ ống tiêu hóa, nên được thực hiện khi đánh giá và điều trị cho bệnh nhân ho.
3. Mối liên hệ giữa đường thở trên và dưới: Bằng chứng dịch tễ
Các nghiên cứu dịch tễ đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh lí đường thở trên , điển hình như bệnh viêm mũi xoang và viêm mũi, với bệnh lí đường thở dưới, như hen, hỗ trợ quan điểm đường thở hợp nhất. Viêm mũi xoang và viêm mũi đem lại gánh nặng sức khỏe đáng kể cho toàn thể dân số. Tỉ lệ hiện mắc của viêm mũi dị ứng khoảng từ 15%-40% và là bệnh lí phổ biến đứng thứ 5 ở Hoa Kỳ. Viêm mũi xoang ảnh hưởng tới 12% người trưởng thành ở Hoa Kỳ và là chẩn đoán đầu tiên đưa tới kê thuốc kháng sinh. Nghiên cứu chứng minh rằng viêm mũi là yếu tố gây nguy cơ chính trong việc làm nặng tình trạng hen và có sự gia tăng đáp ứng phế quản ở bệnh nhân viêm mũi. Do đó, bác sĩ tai mũi họng và các chuyên gia cần lưu ý về mối liên hệ giữa đường hô hấp trên và dưới để chẩn đoán và điều trị đúng các bệnh này để tối ưu hóa kết quả điều trị.
Viêm mũi dị ứng và hen thường cùng xuất hiện và viêm hô hấp trên thường đi trước bệnh lí hô hấp dưới. nghiên cứu chỉ ra rằng các triệu chứng về mũi xảy ra ở 78% bệnh nhân hen. Và 38% bệnh nhân viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng cũng bị hen. So với những bệnh nhân không có tiền sử 2 bệnh này, tỷ lệ mới mắc viêm mũi dị ứng hoặc hen cao gấp 2-4 lần khi mắc một trong hai bệnh này. Có mối quan hệ tạm thời giữa sự phát triển của viêm mũi và hen. Người ta chứng minh rằng 64% bệnh nhân bị viêm mũi trước khi khởi phát hen và 21% mắc hai bệnh này cùng lúc. Trong một nghiên cứu khác, 49% bệnh nhân có triệu chứng viêm mũi từ trước, và 25% mắc cả hai bệnh lý trong vòng một năm. Những phát hiện này giải thích rằng triệu chứng mũi của viêm mũi dị ứng xảy ra trước sự phát triển triệu chứng đường thở dưới, và bệnh nhân có nguy cơ mắc hen tăng dần theo thời gian. Yawn và các cộng sự tìm thấy mối liên hệ giữa hen và viêm mũi dị ứng thay đổi tùy độ tuổi ban đầu chẩn đoán hen, điều này chứng minh rằng có một mối liên hệ giữa viêm mũi dị ứng và các tác nhân gây hen, như sự tiếp xúc với dị nguyên.
Do đó, không rõ nguyên nhân nào gây ra triệu chứng mũi dẫn đến biểu hiện đầu tiên của bệnh lí đường thở, hoặc bản thân triệu chứng mũi gây ra sự phát triển bệnh lí hô hấp dưới.
Ngoài ra, sự hiện diện của viêm mũi dị ứng là yếu tố nguy cơ tăng mức độ nghiêm trọng của hen và ngược lại, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mũi được thấy rằng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của hen. Tổng chi phí chăm sóc y khoa và hô hấp cao hơn đáng kể khi bệnh nhân có cả hen và viêm mũi dị ứng khi so với chỉ mắc bệnh hen. Vì vậy, chẩn đoán và điều trị phù hợp viêm mũi có thể ngăn ngừa sự phát triển của hen và cải thiện kiểm soát hen.
Viêm mũi xoang mạn tính CRS là gánh nặng đáng kể trực tiếp và gián tiếp tới chi phí chăm sóc sức khỏe với tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống. Hiện nay phân loại được dựa theo hình thái lâm sàng, mặc dù vẫn có hàng loạt các triệu chứng chồng chéo nhau. CRS thường phân thành viêm mũi xoang mạn tính có polyp CRSwNP và Viêm mũi xoang mạn tính không có polyp CRSsNP, nhưng cũng có thể phân loại dựa trên tình trạng viêm – ưa bạch cầu ái toan với ưa bạch cầu đa nhân trung tính. Viêm mũi xoang ưa bạch cầu ái toan là loại bệnh hô hấp trên liên quan nhất với hen. Triệu chứng thường là tiết nhầy đặc, nghẹt mũi, mất mùi và nhiễm trùng đợt cấp. Sinh lí bệnh dựa trên sự tiết các cytokines, cụ thể là interleukin-5 IL5, thúc đẩy sự tích tụ bạch cầu ái toan trong niêm mạc mũi xoang, gây nên tình trạng viêm và các triệu chứng. Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có 20% tỉ lệ hiện mắc hen so với 5% -8% ở dân số chung. Ở những bệnh nhân CRSwNP, tỉ lệ hiện mắc hen lên đến 50%. Điều trị CRS bằng nội khoa và phẫu thuật được chứng minh làm cải thiện kiểm soát hen và giảm liều thuốc điều trị hen. Ngoài ra, điều trị phẫu thuật polyp mũi được chứng minh làm cải thiện lâu dài bệnh lí hô hấp dưới. Dựa trên những nghiên cứu dịch tễ, sự đồng tồn tại của hen và CRS, cụ thể là loại CRS eosinophilic, đã được công nhận và đánh giá nhiều hơn từ chứng minh mối liên hệ với kết quả mô bệnh học.
4. Viêm mũi không dị ứng và hen
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mối tương quan giữa viêm mũi dị ứng và hen, tuy nhiên, viêm mũi không dị ứng cũng liên quan chặt chẽ với hen. Viêm mũi không dị ứng phân thành viêm mũi không dị ứng không bạch cầu ái toan (còn gọi là viêm mũi vận mạch) hoặc viêm mũi không dị ứng có bạch cầu ái (NARES). Trong một nghiên cứu dùng bảng câu hỏi, đo IgE miễn dịch toàn phần và đặc hiệu, test (kiểm tra) lấy da dị ứng (skin-prick test), và test (kiểm tra) kích thích phế quản với metha- choline, hen liên quan chặt chẽ với cả viêm mũi dị ứng và không dị ứng và vẫn có ý nghĩa cao khi phân tích giới hạn ở đối tượng không mang thai với nồng độ IgE tương đối thấp. Tất cả bệnh viêm mũi được xem là yếu tố nguy cơ đáng kể với bệnh hen và làm tăng nguy cơ phát triển hen lên tới 3 lần.
5. Tương quan lâm sàng giữa viêm mũi và hen
Viêm hô hấp ở hen, làm xuất hiện các triệu chứng, được kích thích qua hoạt hóa bạch cầu ái toan, tế bào mast, và lympho T. Người ta chứng minh rằng độ trầm trọng lâm sàng, tăng tính đáp ứng đường thở, và chức năng phổi liên quan chủ yếu tới viêm bạch cầu ái toan. Ngoài ra, sự xâm nhập của tế bào lympho T-helper expressing các cytokine loại Th2 trong niêm mạc mũi và phế quản được ghi nhận trong cả viêm mũi và hen dị ứng. Những chất trung gian cytokine này chịu trách nhiệm cho sự co mạch và phù niêm mạc gây ra các triệu chứng viêm mũi gồm nghẹt mũi, hắt hơi, và sổ mũi. Quá trình cascade viêm này cũng tương quan với độ nặng của triệu chứng hen và độ tăng tính đáp ứng phế quản. Theo đó, các dị ứng ở mũi gây ra đáp ứng đường thở dưới, cho dù chưa được chẩn đoán hen, đưa đến tăng độ nhạy cảm hen ở những người này với viêm mũi và gợi ý rằng viêm mũi và hen đều là chung một quá trình, biểu hiện ở những nơi khác nhau của đường hô hấp.
Khi bị viêm mũi nặng, bệnh nhân hen có tiên lượng xấu hơn, và cần điều trị hen nhiều hơn. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng mà không có chẩn đoán hen cũng cho thấy co thắt phế quản và tính tăng đáp ứng, đặc biệt kiểm tra dị ứng mũi. Trong một khảo sát từ Khảo sát sức khỏe hô hấp cộng đồng người châu âu, tự báo cáo, “dị ứng mũi” là một yếu tố tiên đoán độc lập về tính tăng đáp ứng phế quản. Sự khác biệt giữa dị ứng lâu năm và dị ứng theo mùa cũng làm thay đổi độ tăng tính đáp ứng. Prieto và cộng sự tìm ra một ngưỡng giá trị methacholine thấp hơn và độ bình ổn cao hơn ở test (kiểm tra) kích thích phế quản với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng lâu năm so với viêm mũi dị ứng theo mùa. Nonasthmatics thường đạt tới đáp ứng bình ổn tối đa ở mức độ nhẹ của hẹp đường thở khi so sánh với bệnh nhân hen, những người không đạt tới đáp ứng bình nguyên, dẫn đến tăng hẹp đường thở. Kết hợp với dịch tễ học, tương quan giữa viêm mũi và hen, điều này chứng minh một tương quan chặt chẽ giữa hai bệnh.
Khi có thêm bằng chứng củng cố quan điểm đường thở hợp nhất, các nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị của viêm mũi dị ứng với hen. Corticosteroid xịt mũi ngăn ngừa sự gia tăng phản ứng phế quản không đặc hiệu và triệu chứng hen liên quan tới tiếp xúc phấn hoa theo mùa. Cụ thể, thử nghiệm 4 tuần budesonide xịt ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng lâu năm và hen, không chỉ cải thiện tình trạng nghẹt mũi mạn tính mà triệu chứng hen hàng ngày và co thắt phế quản cũng giảm đi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy sự cải thiện hiệu quả hơn ở đáp ứng phế quản khi sử dụng corticosteroid xịt mũi so với đường uống. Điều này chứng minh rằng xịt mũi corticosteroid hiệu quả hơn trong điều trị triệu chứng hô hấp dưới ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
6. Tương quan lâm sàng giữa viêm mũi xoang mạn và hen
Cơ chế viêm type 2 qua bạch cầu ái toan hoặc tế bào T hỗ trợ – Th2 đưa đến CRSwNP là loại phổ biến nhất liên quan tới hen, cụ thể là hen khởi phát muộn. dựa trên phát hiện mô bệnh học, sự xâm lấn của bạch cầu ái toan và tái cấu trúc đường thở được tìm thấy xuyên suốt đường thở trên và dưới. Sự dày màng đáy, tăng sản tế bào đài, phù lớp dưới biểu mô, tăng tiết chất nhày, và tổn thương biểu mô là dấu hiệu thông thường ở cả đường hô hấp trên và dưới ở CRS và hen. Tế bào lympho Th2 kích thích giải phóng cytokine IL4, IL5 và IL13, là các chất trung gian gây viêm dẫn đến triệu chứng hô hấp trên và viêm hô hấp dưới.
Các nghiên cứu lâm sàng sử dụng triệu chứng và chụp cắt lớp vi tính CT để xác định mối tương quan giữa CRS và hen. Có mối tương quan cao đáng kể giữa độ nặng của hen với độ nặng của hình ảnh xoang trên CT. Số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi cũng tương quan trựng tiếp với thang điểm triệu chứng và thang điểm CT xoang ở những bệnh nhân hen nhẹ-trung bình. Vì vậy, điều này đưa tới kết luận rằng viêm mũi xoang và hen là biểu hiện của quá trình viêm bạch cầu ái toan ở đường hô hấp trên và dưới. Brinke và cộng sự phát hiện những bất thường trên CT ở những bệnh nhân hen nặng, ngay cả khi không có triệu chứng mũi. Những dấu hiệu này thường liên quan hơn với hen khởi phát ở người lớn, cho thấy quá trình viêm qua trung gian bạch cầu ái toan là nguyên nhân của cả hô hấp trên và dưới.
Điều trị nội và ngoại khoa của CRS liên qua tới cải thiện hen, điều này ủng hộ giả thiết rằng viêm đường hô hấp trên ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp dưới qua chất trung gian gây viêm và cytokines.
Tương quan giữa viêm mũi xoang mạn và trào ngược họng thanh quản GERD hoặc LPR liên quan tới nhiều bệnh lí hô hấp trên và tai giữa. Ở trẻ em, LPR được coi là lí do khiến CRS không đáp ứng với điều trị nội thích hợp.
Ở người lớn, CRS thường xảy ra với bệnh nhân LPR hơn là bệnh nhân không mắc, và những bệnh nhân CRS phải điều trị nội dai dẳng thường liên quan tới LPR. Ngoài ra, những bệnh nhân CRS tái phát sau phẫu thuật nội soi mũi xoang được thấy có trào ngược vùng khí thực quản, đặc biệt là ở họng mũi, là yếu tố nguyên nhân của CRS kháng trị cần giải quyết.
GERD được xem là yếu tố tiên lượng quan trọng rằng triệu chứng sẽ xấu đi sau khi phẫu thuật nội soi mũi xoang CRS. Những đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp gần đây cũng khẳng định mối liên hệ giữa GERD và CRS, và bệnh nhân CRS được phát hiện có tỷ lệ hiện mắc Heli- cobacter pylori và dịch acid trào ngược trong mũi cao hơn những người không mặc CRS. Mặc dù sinh lý bệnh việc LPR góp phần gây ra CRS vẫn chưa được biết chính xác, vẫn có đầy đủ bằng chứng ủng hộ về tác động của trào ngược ở CRS và nên cân nhắc điều trị đồng thời 2 bệnh.
7. Sinh lý bệnh về tương quan đường thở trên và dưới
Quan điểm đường thở hợp nhất rất được ủng hộ, tuy nhiên, sinh lý bệnh kết nối đường thở trên và dưới vẫn chưa được hiểu rõ. Có vài giả thuyết giải thích mối quan hệ giữa đường thở trên và dưới. Trước hết, phản xạ phế quản – mũi, mô tả dây thần kinh sinh ba nguồn gốc từ mũi ( dây hướng tâm) gây nên co thắt phế quản đường thở dưới. Dị nguyên kích thích mũi được chứng minh là nguyên nhân gây ra sức cản đường thở dưới, ví dụ như silic đioxit, bấc chẹn mũi petrolatum, không khí lạnh. Từ 11%-32% bệnh nhân viêm mũi có test (kiểm tra) co thắt phế quản dương tính với histamine, methacholine hoặc carbachol trong phạm vi đáp ứng tương tự với bệnh nhân hen. Người ta chứng minh rằng niêm mạc mũi khi tiếp xúc với không khí lạnh cũng làm test co thắt phế quản dương tính ở người bình thường. hiệu ứng này được xem như phản xạ đối giao cảm bởi vì sử dụng atropin đường toàn thân và phẫu thuật cắt dây thần kinh sinh ba đã được chứng minh là ngăn ngừa sự co thắt phế quản này (dây li tâm).
Giả thuyết thứ hai là sự thay đổi kiểu thở mũi sang thở miệng khi nghẹt mũi, dẫn tới co thắt phế quản. Sự cải thiện triệu chứng đường thở dưới có thể là kết quả của việc làm ấm, làm ẩm không khí khi thở ở mũi giúp ngăn ngừa co thắt đường thở dưới.
Giả thuyết thứ 3 là sự hít vào những chất dẫn lưu ở mũi xoang. Các nghiên cứu ở một số động vật đã xác định các chất ở đường hô hấp trên trong cây khí phế quản và sự tắc nghẽn chất này ngăn chặn kích thích phế quản không đặc hiệu. Nelson và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu đánh giá sự hít vào ở phổi và xác định sự hít các chất tiết mũi xoang vào phổi ở bệnh nhân xơ nang và người khỏe mạnh ở tư thế nằm ngửa.
Giả thuyết khuếch đại hệ thống cũng được dùng để giải thích mối liên kết giữa CRS và hen. Điều này mô tả rằng khoang đường thở ảnh hưởng tới bệnh lí khác bằng các chất trung gian gây viêm và đem những chất tiền viêm từ máu ngoại vi vào đường thở. Do đó, việc kiểm soát một phần đường thở này dẫn đến làm cải thiện triệu chứng ở phần đường thở khác, chẳng hạn như kiểm soát CRS liên quan tới cải thiện hen.
Quan điểm đường thở hợp nhất cân nhắc nhiều khía cạnh của bệnh lí đường thở, đồng thời làm sáng tỏ mối liên hệ giữa bệnh hô hấp trên, chẳng hạn như viêm mũi và viêm mũi xoang, hen. Bằng chứng đằng sau quan điểm này hỗ trợ sự cần thiết cần phải xem xét đồng thời đường thở trên và dưới, cả chẩn đoán và điều trị nhằm tối ưu hóa kết quả.
Tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi và viêm mũi xoang ở bệnh nhân hen chứng minh rằng đây là chỉ những khác biệt về biểu hiện của bệnh lí hô hấp trong cùng một hệ thống. Sinh bệnh học cụ thể về bệnh lí hô hấp trên dẫn tới bệnh lí hô hấp dưới vẫn chưa rõ, tuy nhiên, những đánh giá trong y văn giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm quen với quan điểm đường thở hợp nhất trong chẩn đoán và điều trị về triệu chứng ho mạn tính.
8. Khi nào không phải bệnh lí mũi xoang
Sau khi loại trừ nguyên nhân hút thuốc lá và sử dụng ức chế men chuyển, ba chẩn đoán trong hơn 90% trường hợp ho mạn là: hen biến thể ho (CVA), trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc trào ngược họng thanh quản (LPR), chảy mũi sau (PND). Năm 2006, Hội lồng ngực Hoa Kỳ cập nhật guideline dựa trên bằng chứng về ho và thay thế chẩn đoán hội chứng chảy mũi sau (PNDS) thành hội chứng ho hô hấp trên (UACS). Mặc dù một lượng đáng kể ho mạn tính vô cănđược cho là do chảy mũi sau, chẩn đoán chảy mũi sau vẫn thiếu hụt các phép đo khách quan và những bằng chứng triệu chứng rất thay đổi được mô tả bởi bệnh nhân. UACS có thể được gây ra bởi nhiều loại viêm mũi, được mô tả dưới đây. Cơ chế PND gây ho như thế nào vẫn còn tranh cãi và phần lớn chưa được chứng minh. Những giả thuyết phản xạ họng-phế quản cho thấy sự dẫn lưu cơ học của các chất tiết từ mũi xoang vào hạ họng gây nên co thắt họng, và cuối cùng là triệu chứng ho và co thắt phế quản. PND được mô tả như sự dẫn lưu chất tiết từ mũi và xoang cạnh mũi vào họng qua việc nuốt. Điều này được kể lại bởi các bệnh nhân như một cảm giác “ có thứ gì đó chảy xuống vùng sau họng” , rát họng buổi sáng, thường khịt khạc chất nhầy.
Hình ảnh trực tiếp về chất nhầy và chất tiết ở sau họng là không đáng tin và vẫn chưa có bằng chứng về chất tiết mũi xoang, thuật ngữ “chảy mũi sau thầm lặng”. Những dấu hiệu khác khi khám lâm sàng gồm biểu hiện “cobblestone” ở niêm mạc thành sau họng hoặc phì đại tuyến niêm mạc. Pratter và cộng sự đã chứng minh 20% bệnh nhân ho mạn tính được chẩn đoán PND có triệu chứng dẫn lưu, như đằng hắng và cảm giác chảy mũi sau, và 59% bệnh nhân này không có triệu chứng thực thể khi khám, như dịch tiết mũi và biểu hiện “cobblestoning” thành sau họng. Do đó, điều này dẫn tới tranh cãi về cơ chế bệnh sinh của ho mạn tính do UACS.
Một giải thích về ho do UACS là sự kích thích trực tiếp bởi dịch tiết mũi ở thanh quản và họng. Tuy nhiên, O’Hara và Jones đã chứng minh rằng chỉ 8% bệnh nhân chảy mũi mủ có triệu chứng ho mà không kèm bệnh lí khác, do đó, cần đặt câu hỏi về giả thuyết kích thích trực tiếp bởi chất tiết. Những nghiên cứu gần đây đã khám phá ra hiện tượng tăng độ nhạy của phản xạ ho sau chấn thương, làm tăng đáp ứng với thụ thể ho. Các nghiên cứu về tác động của capsaicin đã gợi ý rằng ho mạn tính có thể thứ phát sau giảm ngưỡng phản xạ ho ở bệnh nhân UACS khi so sánh những bệnh nhân mắc UACS kèm viêm mũi hoặc viêm xoang mà không ho và bệnh nhân khỏe mạnh. Ngoài ra , độ nhạy phản xạ ho cũng được chứng minh tăng đáp ứng tạm thời gây ra bởi nhiễm trùng hô hấp trên, đưa tới khái niệm mẫn cảm như là một lời giải thích cho ho mạn tính. Dị nguyên và các chất kích thích dây hướng tâm của phản xạ ho từ ngoại biên, dẫn tới đáp ứng trung tâm biểu hiện là ho. Trong hoàn cảnh ho mạn tính không có bằng chứng về PND hoặc triệu chứng dị ứng với kết quả khám mũi bình thường, GERD và LPR được xem là nguyên nhân của ho mạn tính cho đến khi có bằng chứng khác.
Viêm mũi dị ứng (AR) ảnh hướng tới 10%-30% người Mỹ trưởng thành và 40% trẻ em, khiến nó trở thành bệnh mạn tính phổ biến nhất. Đó là quá trình viêm qua trung gian IgE, biểu hiện nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi và hoặc ngứa mũi đi kèm dấu hiệu viêm niêm mạc mũi xoang khi tiếp xúc với dị nguyên cụ thể. AR có thể theo mùa hoặc kéo dài và được chẩn đoán với xét nghiệm da. Các phản ứng dị ứng có thể chia thành phản ứng sớm và muộn, với phảm ứng sớm gồm hắt hơi, ngứa và chảy nước mũi, trong khi nghẹt mũi lại là triệu chứng chủ yếu trong phản ứng muộn. Nếu một phản ứng dị ứng với kháng nguyên cụ thể được xác định bằng xét nghiệm da, một đáp ứng điều trị tích cực dẫn đến chẩn đoán AR là nguyên nhân gây ra UACS.
Viêm mũi không dị ứng (NAR) được phân loại bởi sự hiện diện tương tự với triệu chứng mũi mạn tính mà không đáp ứng qua trung gian IgE và xét nghiệm da âm tính. NAR được phân loại theo nguyên nhân viêm và không viêm. NAR viêm bao gồm viêm mũi sau nhiễm trùng, viêm mũi không dị ứng với hội chứng eosinophil (NARES) và viêm mũi không dị ứng có polyp mũi. NAR không viêm gồm viêm mũi vận mạch, viêm mũi do thuốc, viêm mũi thai kỳ, viêm mũi do tác nhân vật lí hay hóa học, và viêm mũi do giải phẫu mũi xoang bất thường như vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi dưới, và vòng tuần hoàn xoang hàm. NAR có thể dẫn đến UACS và cuối cùng là ho mạn tính thông qua các cơ chế tương tự AR.
NARES cũng là chẩn đoán loại trừ tương tự nhưng triệu chứng nặng nề hơn, bao gồm hắt hơi kéo dài, ngứa niêm mạc mũi và mắt, chảy nước mắt quá mức. Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm da âm tính, không có kháng thể IgE huyết thanh với dị nguyên và tăng eosinophil trong dịch tiết mũi.
Viêm mũi vận mạch chiếm phần lớn NAR và được mô tả là tình trạng mũi hoạt động quá mức liên quan tới rối loạn chức năng thần kinh tự động, đặc trưng bởi sự chiếm ưu thế của hệ phó giao cảm, dẫn tới dịch tiết mũi, dãn mạch, và phù nề niêm mạc mũi xoang. Triệu chứng chảy mũi (ví dụ: nghẹt mũi và chảy mũi sau) dẫn đến UACS và ho có thể kích hoạt bởi các kích thích khác nhau, chẳng hạn như thay đổi nhiệt độ, mùi hăng, chất kích thích hô hấp, cảm xúc căng thẳng, thức ăn cay và nước uống có cồn.
UACS sau nhiễm trùng, được biết như bệnh thần kinh phế vị sau nhiễm virus (PVVN) được chẩn đoán dựa trên triệu chứng ho mạn tính có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp trên do siêu vi hay vi khuẩn mới đây khi ho xuất hiện 8 tuần trở lên sau khi hết các triệu chứng khác. Quá mẫn với phản xạ ho là một hiện tượng được nhiều người biết, tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, sự quá mẫn này vẫn tồn tại và trở thành ho mạn tính. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhạy cảm phản xạ ho chỉ là ảnh hưởng tạm thời trong nhiễm trùng hô hấp trên (URI) cấp tính do siêu vi so với tình trạng sau hồi phục. Dựa trên những phát hiện tương tự, hội chứng ho quá mẫn mới đây đã được đề xuất thành khái niệm để giải thích ho mạn tính. Nó dựa trên cơ chế rối loạn điều hòa chức năng thần kinh cảm giác bị kích hoạt bởi tác nhân kích thích yếu. Nhiễm siêu vi, như là Herpes simple virus và Influenza virus, và các tác nhân kích thích khác gây ra viêm tại chỗ và tổn thương thần kinh phế vị, dẫn đến rối loạn chức năng dẫn truyền trung ương và ho quá mẫn. Xem chương 6 để biết thêm thông tin về ho liên quan thần kinh.
Viêm mũi do thuốc được mô tả là tình trạng thứ phát do lạm dụng thuốc co mạch mũi gây phù nề nghiêm trọng niêm mạc mũi. Bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc co mạch tại chỗ để giảm nghẹt mũi và , theo thời gian, đòi hỏi sử dụng thường xuyên hơn với liều cao hơn. Điều trị yêu cầu ngừng thuốc co mạch mũi, có lẽ gây khó khăn cho bệnh nhân vì tắc nghẽn mũi sẽ tái kích hoạt sau khi sử dụng lâu dài. Sử dụng steroids xịt mũi để giúp bệnh nhân cai dần thuốc co mạch tại chỗ.
Viêm mũi thai kì, hoặc viêm mũi do hormone, là tình trạng nghẹt mũi do phù nề niêm mạc từ việc tăng lưu lượng máu và giãn mạch bởi hormone, dẫn tới tụ mạch và gây phù, thứ phát do thoát huyết tương từ giường mạch vào mô đệm. Có những thử nghiệm lâm sàng giới hạn trong việc dùng corticosteroid xịt trong thai kì. Tuy nhiên, dựa theo y văn hiện tại, fluticasone, mometasone và budesonide an toàn khi sử dụng ở liều khuyến cáo.
Viêm mũi do tác nhân kích thích từ môi trường hay hóa học và viêm mũi nghề nghiệp là viêm mũi không viêm với triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa sau tiếp xúc với tác nhân kích thích trong môi trường. Chẩn đoán phụ thuộc tiền sử đầy đủ với mối liên hệ giữa sự tiếp xúc và khởi phát triệu chứng. điều trị bao gồm tránh và giảm tiếp xúc với tác nhân kích thích.
Bất thường giải phẫu bao gồm vẹo vách ngăn, concha bullosa (kén khí hóa cuốn mũi), và tế bào Haller liên quan tới tiến triển viêm mũi xoang mạn tính (Hình 3-1)
Alkire và Bhattacharrya xcs định rằng chỉ tế bào Haller được cho là liên quan tới sự xuất hiện của viêm mũi xoang cấp tái phát. Calhoun và cộng sự so sánh dấu hiệu CT giữa nhừng bệnh nhân có bệnh xoang và bệnh nhân khỏe mạnh và tìm thấy vẹo vách ngăn liên quan với bệnh lí phức hợp lỗ thông khe, Bệnh lí xoang sàng trước và xoang sàng sau.
Hơn thế nữa, sự xuất hiện của concha bullosa liên quan tới bệnh lí xoang sàng trước. Bệnh lí nha khoa cũng liên quan tới chảy mũi sau và ho. Một nghiên cứu cho thấy mối tương quan đáng kể giữa số lượng răng phía sau bị mất với chảy mũi sau và nghẹt mũi. Ngoài ra, tắc nghẽn lỗ thông xoang hàm và dày niêm mạc xoang hàm cũng liên quan tới than phiền ho. Viêm họng mũi, viêm VA, VA quá phát, u nang Thorn- waldt, bệnh do thầy thuốc, như lỗ phụ xoang hàm gây ra vòng tuần hoàn của chất nhầy, góp phần gây ra chảy mũi sau. (Hình 3-2 và 3-3).
Độ đa nhạy cảm hóa học (MCS) được biết đến lần đầu vào năm 1989, được định nghĩa như là một rối loạn đa hệ thống do hậu quả tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường ở nồng độ dưới ngưỡng gây độc cho dân số nói chung, dẫn tới các triệu chứng liên quan tới nhiều hệ thống cơ quan. Sự xuất hiện của MCS có thể rất khác nhau giữa các cá nhân, từ thỉnh thoáng có triệu chứng nhẹ tới triệu chứng suy nhược nghiêm trọng. triệu chứng có thể liên quan tới các đường dẫn truyền cảm giác khác nhau, như khứu giác, dây sinh ba, vị giác, thính giác, thị giác, đáp ứng với tiếp xúc. Mặc dù khó khăn khi chẩn đoán vì tình trạng thay đổi và triệu chứng đa dạng đáng kể, điều quan trọng là nhận thức về tình trạng và biểu hiện của ho hay triệu chứng hô hấp trên.
Mỗi tình trạng này có thể là nguồn gốc dẫn đến ho mạn tính cùng với triệu chứng khác. Chẩn đoán từng cái bao gồm tiền sử kĩ lưỡng từ bệnh nhân và khám lâm sàng để xác định nguyên nhân viêm mũi dẫn tới PND hoặc UACS.
9. Chẩn đoán
Dựa theo các tài liệu y văn trong hơn 20-30 năm qua, có 3 nguyên nhân ho chủ yếu. Nguyên nhân gây ho được dạy thường là hút thuốc lá và sử dụng ức chế men chuyển angiotensin ACEI, nhưng thật ra chỉ chiếm một phần nhỏ các bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân, sự hiện diện của một hoặc bất kỳ sự phối hợp của tình trạng này đều là nguyên nhân có thể gây nên ho mạn tính: UACS, hen và trào ngược họng thanh quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Các thể hen bao gồm hen biến thể ho, ho dị ứng, và viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan.
Hội lồng ngực Hoa Kì đồng thuận giới thiệu UACS vào năm 2006, bao gồm thuật ngữ PNDS trước đây. Việc hiểu những nguyên nhân ho thường gặp và cân nhắc cả nguyên nhân trong và ngoài phổi rất quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị kĩ lưỡng
Guidelines cho tình trạng phổ biến trong Khoa tai mũi họng và Khoa hô hấp, như là điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang mạn, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, được chứng minh là giúp cải thiện chăm sóc bệnh nhân và đem lại những lợi ích kinh tế. Guidelines ho của ACCP đã được nhanh chóng phát hành vào năm 2006. Tuy nhiên, chúng đã gặp chỉ trích vì khuyến cáo dựa trên ý kiến hơn là bằng chứng, với 1 phần 3 (1/3) các khuyến cáo dựa trên bằng chứng.
Trong trường hợp không có bệnh lí lâm sàng, một điều trị thử theo kinh nghiệm với xịt mũi ipratropium bromine cũng có thể thử. Một thử nghiệm tiền cứu nhỏ đánh giá hiệu quả điều trị với fluticasone, ipratropi- um, and azelastine xịt mũi ở bệnh nhân ho mạn tính và cảm giác chảy mũi sau và thấy có sự cải thiện về triệu chứng mũi, thang điểm nội soi mũi,và ho. Bệnh nhân ho sau nhiễm siêu vi được điều trị bằng giả dược hoặc phối hợp xông mũi với salbutamol và ipratropium bromide được thấy có sự cải thiện về độ nặng của ho ban ngày và ban đêm. Hầu hết các nghiên cứu trong 20 năm qua đã sử dụng kháng cholinergic hít, như tiotropium, ipratropium và oxitropium ở bệnh nhân mắc hội chứng ho sau nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng hô hấp đợt cấp,cho kết quả trái ngược nhau.
Tuy nhiên, kháng cholinergic được chứng minh là ức chế sự tiết nhầy, giãn đường thở, và phóng thích chất trung gian tại chỗ, tất cả góp phần gây ra triệu chứng hô hấp trên trong nhiễm trùng hô hấp trên và viêm mũi dị ứng. Do đó, điều trị theo kinh nghiệm về ipratropium bromide xịt mũi có thể làm giảm các triệu chứng ho liên quan tới UACS. Tuy nhiên, các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng cần thiết để làm sáng tỏ điều này hơn.
Điều trị cục bộ cho phép trực tiếp điều trị tại chỗ trong khi tránh tác dụng phụ toàn thân. Rửa nước muối được chứng minh cải thiện triệu chứng lâm sàng đáng kể và chất lượng sống. Phương pháp sử dụng nước muối tại chỗ được ủng hộ trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang mạn, và chăm sóc sau phẫu thuật sau khi phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Rửa nước muối sinh lý cho phép súc rửa lượng lớn khoang mũi xoang do đó loại bỏ các mảnh mô vỡ, dị nguyên và các marker viêm mà có thể làm leo thang phản ứng viêm. Việc súc rửa này nhằm loại bỏ cơ học các chầy nhầy dư thừa mà dẫn tới chảy mũi sau và ho.
Xylitol là dẫn xuất rượu của đường được sử dụng trong rửa mũi.
Nó làm giảm nồng độ muối trong đường hô hấp giúp tăng cường hoạt động kháng khuẩn bẩm sinh, có đặc tính kháng biofilm (lớp màng sinh học), làm tăng nồng độ NO diệt vi sinh vật. Weissman và cộng sự đã tìm thấy sự giảm đáng kể thang điểm SNOT20 với rửa xylitol khi so sánh với rửa nước muốiđẳng trương ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.
Hầu hết các tài liệu về mật ong Manuka dược trên đặc tính kháng khuẩn trong chăm sóc vết thương như nhiễm trùng hậu phẫu, bỏng, loét không hồi phục, và màng sinh học trong viêm mũi xoang mạn tính do Staph- ylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Cơ chế hoạt động gồm tính acid, hàm lượng hydrogen peroxide, tác động thẩm thấu và tấc động chống oxy hóa và khi tiêu hóa có tác động kháng khuẩn bằng cách giảm nồng độ prostaglandin và tăng nồng độ nitric oxide. Sử dụng mật ong Manuka trong rửa mũi xoang cho viêm mũi dị ứng và không dị ứng cần đánh giá thêm.
Sử dụng muối Biển Chết được tìm thấy làm cải thiện tình trạng mạn tính của hen do quá trình kháng viêm và giãn mạch. Cordray và cộng sự tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đơn, đối chứng giả dược trong bệnh dị ứng mùa xuân, xem xét việc điều trị xịt nước muối ưu trương (từ Biển Chết, Địa Trung Hải) trong mũi, xịt triamcinolone, và giả dược là xịt mũi nước muối đẳng trương. Nghiên cứu này cho thấy sự giảm đáng kể thang điểm chất lượng cuộc sống ở cả 2 nhóm điều trị, tuy nhiên, cải thiện lớn nhất được thấy ởnhóm nước muối ưu trương. Cation ưu thế ở muối Biển Chết là Magnesium, được cho thấy là có hiệu quả trong điều trị hen cấp bằng cách làm giãn cơ trơn phế quản, và ảnh hưởng chất trung gian gây viêm. Khi nồng độ Magnesium trong máu giảm, nồng độ bach cầu ái toan và histamine tăng lên, và magnesium được chứng minh là ngăn ngừa bạch cầu ái toan trải qua quá trình xuất bào và phóng thích hạt. Do đó, phương pháp nước muối ưu trương trong mũi có lẽ cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và các triệu chứng khác liên quan.
Cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu về muối Biển chết trong mũi và tác động trên viêm mũi.
Các điều trị tại chỗ trong mũi khác bao gồm surfactant (chất hoạt động bề mặt), N-chlorotaurine, và sodium hyaluronate. Surfactant, như dầu gội trẻ em 1% và citric acid/zwitterionic surfactant, giảm sức căng bề mặt và giảm độ nhớt của chất nhầy thuận lợi cho sự thanh thải niêm mạc. Hầu hết các nghiên cứu về sử dụng surfactant dựa trên điều trị màng sinh học ở CRS đưa tới kết quả và hiệu quả khác nhau. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn cần thực hiện với surfactant và thanh thải chất nhầy trong viêm mũi. N-chlorotaurine (NCT), là 1 dẫn xuất của axit amine tau- rine, cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm mà sử dụng cho mắt, loét da, và xoang cạnh mũi. NCT được dung nạp tốt khi rửa mũi và được tìm thấy có lợi ích ở bệnh nhân CRS, bao gồm giảm sưng niêm mạc và cải thiện thở mũi. Sodium hyaluronate là 1 glycosaminoglycan, là thành phần của cấu trúc nền của da (ma trận ngoại bào), đóng vai trò lớn trong thanh thải chất nhầy (mucociliary clearance). Ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng và không dị ứng, phối hợp mometasone xịt mũi và sodium hyaluro-nate có liên quan tới cải thiện hắt hơi, sổ mũi, và nghẹt mũi, nhưng không gồm ho, triệu chứng hen và chảy mũi sau. Do đó, dù có khả năng làm giảm lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong mô học mũi, cần nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm sáng tỏ hiệu quả của sodium hyaluroante trong viêm mũi.
Capsaicin, tạo nên đặc tính của ớt, được dùng trong nghiên cứu ho như là tác nhân gây ho và kích thích đường thở. Trong ho mạn tính, độ nhạy ho của capsaicin tăng lên và liên quan tới ho mẫn cảm. Điều trị với capsaicin tại chỗ trong viêmm ũi không dị ứng được chứng minh làm giảm triệu chứng mũi và phản ứng quá mức qua cơ chế giải mẫn cảm với thụ thể ho. Capsaicin ban đầu sẽ gây ra kích thích tại vùng sử dụng, tuy nhiên, sử dụng nhiều lần, vùng này trở nên giảm nhạy cảm, như là các khu vực có đầu tận thần kinh gây ra sổ mũi, hắt hơi, và nghẹt mũi. Yu và cộng sự chứng minh rằng độ nhạy cảm ho ở UACS cao hơn đáng kể so với bệnh nhân viêm mũi/viêm xoang mà không có ho và các cá thể khỏe mạnh. Giả thuyết được đề xuất là ho ở bệnh nhân UACS là thứ phát do nhạy cảm với sợi C hướng tâm ở đường thở trên do chảy mũi sau và viêm.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, họng mũi đã được bỏ qua và capsaicin được sử dụng qua máy xông khí dung, cho thấy sự nhạy cảm của thụ thể ho nhạy cảm với capsaicin ở đường thở dưới có thể là tác nhân khởi phát ho mẫn cảm. Ger- ven và cộng sự đánh giá cơ chế hoạt động của capsaicin trong điều trị viêm mũi không dị ứng và tìm thấy rằng điều trị capsaicin cải thiện đáng kể triệu chứng và phản ứng quá mức ở mũi qua cơ chế giảm sự kích thích niêm mạc và giảm điều hòa đường dẫn tín hiệu TRPV1-SP ở niêm mạc hô hấp trên và dưới, mà việc hoạt hóa nó dẫn đến kích thích nơ rôn thần kinh và phản ứng viêm tại chỗ. Cần nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ cơ chế ho mẫn cảm ở bệnh nhân UACS vì nó liên quan tới viêm đường hô hấp dưới.
10. Điều trị mũi giảm ho như thế nào?
Các phương pháp điều trị trực tiếp đường hô hấp trên với ho mạn tính chủ yếu nhắm vào chẩn đoán chính (VD: viêm mũi dị ứng hoặc không dị ứng, viêm mũi xoang mạn tính và UACS). Gawchik và cộng sự tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi để kiểm tra hiệu quả của mometa- sone furoate xịt mũi trong viêm giảm viêm mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và thấy rằng có sự giảm đáng kể ho và triệu chứng mũi ban ngày, và ho ban đêm xuống mức độ ít hơn. Do đó, cơ chế ho do AR có thể chung cơ chế viêm với những nguyên nhân gây ra triệu chứng mũi. Do đó, bằng cách giảm tiết nhầy và viêm niêm mạc, điều này cũng giảm kích thích họng dẫn tới ho.
Chiến lược điều trị nên tập trung vào chẩn đoán cụ thể dẫn tới ho mạn tính, dù nguyên nhân chủ yếu là bệnh mũi xoang, bệnh hô hấp dưới, hay GERD và LPR từ đường tiêu hóa. Chẩn đoán phân biệt ho nên được thu hẹp, và điều trị theo kinh nghiệm có thể thử trước khi làm thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Lí do điều trị thất bại bao gồm thiếu đánh giá về tất cả nguyên nhân gây ra ho mạn tính, sử dụng điều trị thử theo kinh nghiệm với liều lượng không đúng hoặc thời gian không đủ, và bỏ sót chẩn đoán về nguyên nhân chính.
11. Kết luận
Trong chẩn đoán và điều trị ho mạn tính, cả nguyên nhân trong và ngoài phổi cần được xem xét. Thông thường, các nguyên nhân là đa nhân tố và điều trị theo kinh nghiệm từng bệnh là thiết yếu. Quan niệm đường thở hợp nhất viruts ra mối liên hệ giữa đường thở trên và dưới, và điều trị cả hai đều có lợi cho điều trị ho mạn tính. Ho biến thể hen, GERD hoặc LPR và PND, hoặc bất kì sự kết hợp nào của chúng, giải thích cho phần lớn các triệu chứng ho. Do đó, khám lâm sàng kĩ lưỡng với điều trị đích, cùng với giáo dục bệnh nhân, là phương pháp chính để điều trị ho mạn tính thành công. Các nguyên nhân cấu trúc mũi xoang cần được xem xét trong việc đưa ra bằng chứng khách quan về viêm mũi xoang qua nội soi và/hoặc chẩn đoán hình ảnh. Trong trường hợp không thấy những dấu hiệu này, nguyên nhân ngoài mũi cần nhanh chóng được đưa vào chẩn đoán phân biệt.
12. Những điểm đúc kết
- Đường hô hấp trên và dưới được kết nối thông qua một vài cơ chế khả thi, và nên được nghĩ đến trong bối cảnh đường thở hợp nhất.
- Sự hiện diện và độ nặng của ho và hen liên quan về mặt dịch tễ học với viêm đường hô hấp trên. Bằng cách mở rộng, điều trị đầy đủ viêm hô hấp trên được chứng minh có lợi ích gián tiếp tới đường hô hấp dưới.
- Sau khi loại trừ sử dụng ACEI hoặc bệnh lí hô hấp dưới nguyên phát, hen biến thể ho, GERD/LPR và UACS chiếm phần lớn nguyên nhân ho và thường cùng tồn tại.
- GERD và LPR liên quan tới điều trị viêm mũi xoang mạn dai dằng và Phẫu thuật nội soi mũi xoang thất bại, do đó, điều trị tích cực trào ngược được khuyến cáo ở bệnh nhân CRS gây ra
- Kiểm tra toàn diện phù hơp ở đường hô hấp trên gồm khám lâm sàng, nội soi mũi xoang cùng với soi họng và CT khi cần thiết.
- Khi nghi ngờ UACS, biện pháp điều trị đầu tay bao gồm kháng histamine thế hệ 1 và corticosteroids trong mũi.
- Điều trị thành công đòi hỏi chọn lựa tác nhân, liều lượng, đường dùng và thời gian phù hợp. Giáo dục bệnh nhân và tư vấn rất quan trọng để tối đa hóa sự tuân thủ.
13. Tài liệu tham khảo
- McGarvey LP, Polley L, MacMahon Review series: chronic cough: com- mon causes and current guidelines. Chron Respir Dis. 2007;4:215–223.
- Krouse JH, Brown RW, Fineman SM, et Asthma and the unified airway. Otolaryngol Head Neck Surg.2007;136(suppl 5):S75–106. doi:10.1016/j. otohns.2007.02.019
- Meltzer E. The relationships of rhinitis and asthma. Allergy Asthma 2005;26:336–340.
- Prieto JL, Gutierrez V, Berto JM, Camps B. Sensitivity and maximal re- sponse to methacholine in perennial and seasonal allergic rhinitis. Clin Exp 1996;26:61–67.
- Seidman MD, Gurgel RK, Lin SY, et al. Clinical practice guideline: aller- gic Otolaryngol Neck Surg.2015;152:S1–S43.
- Rosenfeld RM, Andes D, Bhattacharyya N, et (2007). Clinical prac- tice guideline: adult sinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg.2015;137:S1– S31.
- Blair Natural history of childhood asthma: 20-year follow-up. Arch Dis Child.1977;52:613–619.
- Smith J. Epidemiology and natural history of asthma, allergic rhinitis and atopic dermatitis (eczema). In: Middleton E, ed., Allergy: Principles and St. Louis, MO: Mosby; 1988:891–929.
- Pedersen P, Weeke E. Asthma and allergic rhinits in the same patients. 1983;38:25–29.
- Settipane Allergic rhinitis: update. Otolaryngol Head Neck Surg.1986;94:470–475.
- Corren Allergic rhinitis and asthma: how important is the link? J Allergy Clin Immunol.1997;99(2):S2781–S2786.ChroniCCough 58
- Broder I, Higgins M, Mathews K, Keller Epidemiology of asthma and allergic rhinitis in a total community, Tecumseh, Michigan. J Allergy Clin Immunol.1974; 54:100–110.
- Maternowski C, Mathews The prevalence of ragweed pollinosis in foreign and native students at a midwestern university and its implica- tions concerning methods for determining inheritance of atopy. J Aller- gy.1962;33:130–140.
- Yawn BP, Yunginger JW, Wollan PC, Reed CE, Silverstein MD, Har- ris Allergic rhinitis in Rochester, Minnesota residents with asth- ma: frequency and impact on health care charges. J Allergy Clin Immu- nol.1999;103(1):54–59.
- Krouse JH, Brown RW, Fineman SM, et Asthma and the unified air- way. Otolaryngol Head Neck Surg.2007;136:S75–S106.
- Jani A, Hamilos Current thinking on the relationship between rhi- nosinusitis and asthma. J Asthma.2000;106:213–227.
- Senior BA, Kennedy DW, Tanabodee J, Kroger H, Hassab M, Lanza Longterm impact of functional endoscopic sinus surgery on asthma. Oto- laryngol Head Neck Surg.1999;12:66–68.
- Leynaert B, Bousquet J, Neukirch C, Liard R, Neukirch F. Perennial rhinitis: an independent risk factor for asthma in nonatopic subjects: results from the European Community Respiratory Health J Allergy Clin Immunol.1997; 104:301–304.
- Corren J, Kachru Relationship between nonallergic upper airway disease and asthma. Clin Allergy Immunol. 2007;19:101–114
- Louis R, Lau L, Bron A, Roldaan AC, Radermecker M, Djukanovic´ The relationship between airways inflammation and asthma severity. Am J Respir Crit Care Med.2000;161:9–16.
- Robinson D, Hamid Q, Ying S, et Predominant TH2-like bronchoalveolar T-lymphocyte population in atopic asthma. N Engl J Med.1992;326(5):298– 304.
- Bradding P, Feather I, Wilson S, et Immunolocalization of cytokines in the nasal mucosa of normal and perennial rhinitic subjects. J Immunol.1993;151: 3853–3865.
- Togias A. Rhinitis and asthma: Evidence for respiratory system J Allergy Clin Immunol.2003;111(6):1171–1183.
- Halpern M, Schmier J, Richner R, Guo C, Togias A. Allergic rhinitis: a poten- tial cause of increased asthma medication use, costs, and morbidity. J Asthma. 2004; 41(1):117–126.
- Pawankar Allergic rhinitis and asthma: are they manifestations of one syndrome? Clin Exp Allergy.2006;36:1–4.
- Committee The European Community Respiratory Health Sur- veyII. Eur Respir J.2002;20:1071–1079.
- Aubier M, Cleriel C, Neukirch F, Herman Different effects of nasal and bronchial glucocorticosteroid administration on bronchial hyperresponsive- ness in patients with allergic rhinitis. Am Rev Respir Dis.1992;146:122–126.
- Hirano T, Matsunaga Late-onset asthma current perspectives. J Asthma Allergy.2018;11:19–27.
- Bachert C, Vignola M, Gevaert P, Leynaert B, Van Cauwenberge P, Bousquet
- Allergic rhinitis, rhinosinusitis, and asthma: one airway disease. Immunol Allergy Clin North Am.2004;24:19–43.3 n sinonasal disease & allergy as an etiology of ChroniCCough 59
- Dhong H, Hyo K, Cho Histopathologic characteristics of chronic sinusitis with bronchial asthma. Acta Otolaryngol.2005;125:169–176.
- Harlin SL, Ansel DG, Lane SR, Myers J, Kephart GM, Gleich A clinical and pathologic study of chronic sinusitis: the role of the eosinophil. J Allergy Clin Immunol.1988;81(5 pt 1):867–875.
- Ponikau JU, Sherris DA, Kephart GM, et Features of airway remodeling and eosinophilic inflammation in chronic rhinosinusitis: is the histopathology similar to asthma? J Allergy Clin Immunol.2003;112(5):877–882. doi:10.1016/j.jaci.2003.08.009
- Bresciani M, Paradis L, Des Roches A, et Rhinosinusitis in severe asthma. J Allergy Clin Immunol.2001;107(1):73–80.
- Ten Brinke A, Grootendorst DC, Schmidt JT, et al. Chronic sinusitis in severe asthma is related to sputum eosinophilia. J Allergy Clin Immunol.2002;109(4): 621–626.
- Bothwell M, Parsons DS, Talbot A, Barbero GJ, Wilder B. Outcome of reflux therapy on pediatric chronic sinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg.1999;121: 255–262.
- Phipps C, Wood W, Gibson W, Cochran W. Gastroesophageal reflux contributing to chronic sinus disease in children, a prospective study. Arch Otolaryngol Head Neck 2000;126:831–836.
- Halstead Role of gastroesophageal reflux in pediatric upper airway disorders. Otolaryngol Head Neck Surg.1999;120:208–214.
- Barbero Gatroesophgeal reflux and upper airway disease. Otolar- yngol Clin North Am.1996;29:27–38.
- O’Reilly R, Soundar S, Tonb D, et The role of gastric pepsin in the inflammatory cascade of pediatric otitis media. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg.2015;141(4):350–357.
- Leason S, Barham H, Oakley, G, et Association of gastro-oesopha- geal reflux and chronic rhinosinusitis: systematic review and meta-anal- ysis. Rhinology.2017;55(1):3–16.
- Ulualp S, Toohill R, Hoffmann R, Shaker Possible relationship of gastroesophagopharyngeal acid reflux with pathogenesis of chronic si- nusitis. Am J Rhinol.1999;13:197–202.
- DiBiase J, Olusola B, Huerter J, Quigley Role of GERD in chronic resistant sinusitis: a prospective, open label, pilot trial. Am J Gastroen- terol.2002;97:843–850.
- DiBiase J, Huerter J, Quigley Sinusitis and gastro-esophageal reflux disease. Ann Intern Med.1998;129:1078.
- DelGaudio Direct nasopharyngeal reflux of gastric acid is a contributing factor in refractory chronic rhinosinusitis. Laryngo- scope.2005;115:946–957.
- Chambers D, Davis W, Cook P, Nishioka GJ, Rudman Long-term outcome analysis of functional endoscopic sinus surgery: correlation of symptoms with endoscopic examination findings and potential prognos- tic factors. Laryngoscope.1997;107:504–510.
- Kaufman J, Wright The effect of nasal and nasopharyngeal irriga- tion.
- Wyllie J, Kern E, O’Brien P, Hyatt Alteration of pulmonary function as- sociated with artificial nasal obstruction. Surg Forum.1976;27:535–537.
- Nolte D, Berger On vagal bronchoconstriction in asthmatic patients by nasal irritation. Eur J Respir Dis.1983;64(suppl):110–114.
- Madonini E, Briatico-Vangosa G, Pappacoda A, Maccagni G, Cardani A, Seasonal increase of bronchial reactivity in allergic rhinitis. J Allergy Clin Immunol.1987;79(2):358–363.
- Ramsdale EH, Morris MM, Roberts RS, Hargreave Asymptom- atic bronchial hyperresponsiveness in rhinitis. J Allergy Clin Immu- nol.1985;75:573–577.
- Townley R, Ryo U, Kolotkin B, Kang B. Bronchial sensitivity to metha- choline in current and former asthmatic and allergic rhinitis and control J Allergy Clin Immunol.1975;56:429–442.
- Fontanari P, Burnet H, Zattara-Hartmann M, Jammes Changes in airway resistance induced by nasal inhalation of cold dry, dry, or moist air in normal individuals. J Appl Physiol.1985;81(4):1739–1743.
- Kaufman J, Chen J, Wright G. The effect of trigeminal resection on reflex bronchoconstriction after nasal and nasopharyngeal irritation in Am Rev Respir Dis.1970;101:768–769.
- Mullen W, Wyder Experimental lesions of lungs produced by inha- lation of fluid from the nose and throat. Am Rev Tubere.1920;4:683–687.
- McLaurin Chest complications of sinus disease. Ann Otol Rhinol Laryngol.1932;41:780–793.
- Brugman S, Larsen G, Henson P, Honor J, Irvin C. Increased lower air- ways responsiveness associated with sinusitis in a rabbit model. Am Rev Respir 1993;147:314–320.
- Nelson J, Karempelis P, Dunitz J, Hunter R, Boyer Pulmonary as- piration of sinus secretions in patients with cystic fibrosis. Int Forum Allergy Rhinol.2018;8(3):385–388.
- Pratter Overview of common causes of chronic cough. Chest.2006;129:59S–62S.
- Pratter Chronic upper airway cough syndrome secondary to rhi- nosinus diseases (previously referred to as postnasal drip syndrome). Chest.2006;129(1): 63S–71S.
- Pratter MR, Bartter T, Akers S, DuBois J. An algorithmic approach to chronic Ann Intern Med.1993;119:977–983.
- O’Hara J, Jones “Post-nasal drip syndrome”: most patients with purulent nasal secretions do not complain of chronic cough. Rhinology. 2006;44(4): 270–273.
- Yu L, Xu X, Wang L, Yang Z, Lü H, Qiu Z. Capsaicin-sensitive cough receptors in lower airway are responsible for cough hypersensitivity in patients with upper airway cough syndrome. Med Sci Monit.2013;19:1095–1101.doi:10.12659/MSM.889118
- Dicpinigaitis P. Effect of viral upper respiratory tract infection on cough reflex sensitivity. J Thorac Dis.2014;6(suppl 7):S708–S711.
- Tran NP, Vickery J, Blaiss Management of rhinitis: allergic and non-allergic. Allergy, Asthma Immunol Res.2011;3(3):148–156. doi:10.4168/aair.2011.3.3.148
- Kaliner M. The treatment of vasomotor nonallergic rhinitis. In: Bara- niuk J, & Shusterman D, eds. Nonallergic Rhinitis. New York, NY: Informa Healthcare USA; 2007:351–362.
- O’Connell F, Thomas V, Pride N, Fuller Capsaicin cough sensitivity decreases with successful treatment of chronic cough. Am J Respir Crit Care Med.1994;150(2):374–380.3 n sinonasal disease & allergy as an etiology of ChroniCCough 61
- Song WJ, Morice Cough hypersensitivity syndrome: a few more steps forward. Allergy, Asthma Immunol Res.2017;9(5):394–402.
- Chung KF, McGarvey L, Mazzone Chronic cough as a neuropathic disorder. Lancet Respir Med.2013;1(5):414–422. doi:10.1016/S2213- 2600(13)70043-2
- Ellegard E, Karlsson N, Ellegard Rhinitis in the menstrual cycle, pregnancy, and some endocrine disorders. In: Baraniuk J, Shusterman D, eds. Nonallergic Rhinitis. New York, NY: Informa Healthcare USA; 2007: 305–321.
- Alhussien AH, Alhedaithy RA, Alsaleh Safety of intranasal cortico- steroid sprays during pregnancy: an updated review. Eur Arch Oto-Rhi- no-Laryngology.2017;275(2): 1–9.
- Unlu H, Akyar S, Caylan R, Nalça Concha bullosa. J Otolaryn- gol.1994;23:23–27.
- Bolger W, Clifford A, Parsons D. Paranasal sinus bony anatomic vari- ations and mucosal abnormalities: CT analysis for endoscopic sinus sur- Laryngoscope.1991;101:56–64.
- Cannon C. Endoscopic management of concha bullosa. Otolaryngol Head Neck 1994;110:449–454.
- Elahi M, Frenklel S, Fageeh N. Paraseptal structural changes and chronic sinus disease in relation to the deviated septum. J Otolaryn- 1997;26:236–240.
- Alkire BC, Bhattacharyya An assessment of sinonasal anatomic variants potentially associated with recurrent acute rhinosinusitis. La- ryngoscope.2010;120(3): 631–634.
- Calhoun K, Waggenspack G, Simpson C, Hokanson J, Bailey CT eval- uation of the paranasal sinuses in symptomatic and asymptomatic pop- ulations. Otolaryngol Head Neck Surg.1991;104(4):480–483.
- Horwitz Berkun R, Polak D, Shapira L, Eliashar R. Association of den- tal and maxillary sinus pathologies with ear, nose, and throat symptoms. Oral 2017;July:1–7. doi:10.1111/odi.12805.
- Eloy P, Watelet J, Hatert A, Bertrand B. Thornwaldt’s cyst and surgery with powered B-ENT.2006;2(3):135–139.
- Marzouk H, Aynehchi B, Thakkar P, Abramowitz T, Goldsmith The utility of nasopharyngeal culture in the management of chronic adenoid- itis. Int J Pediatr Otorhinolaryngol.2012;76(10):1413–1415.
- Mladina R, Vukovic K, Poje The two holes syndrome. Am J Rhinol Allergy.2009;23(6):602–604.
- Liu H, Sun C, Han Y, Shang Analysis of the causes and treatment of postnasal drip syndrome. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi.2008;22(2):68–69.
- Bartha L, Baumzweiger W, Buscher DS, et Multiple chemical sen- sitivity: a 1999 consensus. Arch Environ Health, 1999;54(3):147–149.
- Rossi S, Pitidis A. Multiple chemical sensitivity: review of the state of the art in epidemiology, diagnosis and future perspectives. J Occup Envi- ron 2017;60(2):138–146.
- Chung K, Pavord Prevalence, pathogenesis, and causes of chronic cough. Lancet.2008;371:1364–1374.
- Dheda K, Crawford A, Hagan G, Roberts Implementation of Brit- ish thoracic society guidelines for acute exacerbation of chronic ob- structive pulmonary disease: impact on quality of life. Postgr Med J.2004;80(941):169–171.ChroniCCough 62
- Irwin RS, Baumann MH, Bolser DC, et Diagnosis and management of cough executive summary: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest.2006;129( suppl 1):1S–23S.
- Hampton New guidelines released for managing cough. J Am Med Assoc.2006;295(7):746–747.
- Cough guidelines choke on evidence. Lan- cet.2006;367(9507):276.
- Irwin R, Curley F, French Chronic cough. The spectrum and fre- quency of causes, key components of the diagnostic evaluation, and out- come of specific therapy. Am Rev Respir Dis.1990;141(3):640–647.
- Irwin R, Corrao W, Pratter Chronic persistent cough in the adult: the spectrum and frequency of cases and successful outcome of specific therapy. Am Rev Respir Dis.1981;123:413–417.
- Morice AH, McGarvey L, Pavord Recommendations for the manage- ment of cough in adults. Thorax.2006;61(suppl 1):1–25.
- Gawchik S, Goldstein S, Prenner B, John Relief of cough and nasal symptoms associated with allergic rhinitis by mometasone furoate nasal spray. Ann Allergy, Asthma Immunol.2003;90(4):416–421.
- Dicpinigaitis PV, Gayle YE. Effect of the second-generation antihista- mine, fexofenadine, on cough reflex sensitivity and pulmonary function. Br J Clin 2003;56(5):501–504.
- Muether P, Gwaltney Variant effect of first- and second-generation antihistamines as clues to their mechanism of action on the sneeze reflex in the common cold. Clin Infect Dis.2001;33:1483–1488.
- McLeod R, Mingo G, O’Reilly S, RuckLA, Bolser DC, Hey Antitussive action of antihistamine is independent of sedative and ventilation activ- ity in the guinea pig. Pharmacology.1998;57:57–64.
- Packman E, Ciccone P, Wilson J, Masurat Antitussive effects of di- phenhydramine on the citric acid aerosol-induced cough response in hu- mans. Int J Clin Pharmacol Ther Tox.1991;29:218–222.
- Studham J, Fuller The effect of oral terfenadine on the sensitivity of the cough reflex in normal volunteers. Pulm Pharmacol.1992;5:51–52.
- Tanaka S, Hirata K, Kurihara N, Yoshikawa J, Takeda T. Effect of lorata- dine, an H1 antihistamine, on induced cough in non-asthmatic patients with chronic Thorax.1996;51:810–814.
- Lilienfield L, Rose J, Princiotto Antitussive activity of diphenhydr- amine in chronic cough. Clin Pharmacol Ther.1976;19:421–425.
- Ciprandi G, Buscaglia S, Catrullo A, Marchesi E, Bianchi B, Canonica Loratadine in the treatment of cough associated with allergic rhino- conjunctivitis. Ann Allergy Asthma Immunol.1995;75:115–120.
- McGarvey L, Heaney L, Lawson J, et Evaluation and outcome of patients with chronic non-productive cough using a comprehensive di- agnostic protocol. Thorax.1998;53:738–743.
- Macedo P, Saleh H, Torrego A, et Postnasal drip and chronic cough: an open interventional study. Respir Med.2009;103(11):1700–1705.
- Zanasi A, Lecchi M, Del Forno M, et A randomized, placebo-con- trolled, double-blind trial on the management of post-infective cough by inhaled ipratropium and salbutamol administered in combination. Pulm Pharmacol Ther.2014;29(2):224–232.
- Holmes P, Barter C, Pierce Chronic persistent cough: use of ipra- tropium bromide in undiagnosed cases following upper respiratory tractinfection. Respir Med. 1992;86:425–429.
- Lowry R, Wood A, Higenbottam The effect of anticholinergic bron- chodilator therapy on cough during upper respiratory tract infections.Br J Clin Pharmacol.1994;37(2):187–191.
- Dicpinigaitis P, Spinner L, Santhyadka G, Negassa Effect of tiotropi- um on cough reflex sensitivity in acute viral cough. Lung.2008;186:369– 374.
- Bateman ED, Rennard S, Barnes PJ, et Alternative mechanisms for tiotropium. Pulm Pharmacol Ther.2009;22(6):533–542.
- Harvey R, Hannan S, Badia L, Scadding Nasal saline irrigations for the symptoms of chronic rhinosinusitis. Cochrane Database Syst Rev, 3. 2007;CD006394.
- Van Den Berg J, De Nier L, Kaper N, et al. Limited evidence: higher efficacy of nasal saline irrigation over nasal saline spray in chronic rhi- nosinusitis–an update and reanalysis of the evidence base. Otolaryngol Head Neck 2014;150:16–21.
- Pynnonen M, Mukerji S, Kim H, Adams ME, Terrell JE. Nasal saline for chronic sinonasal symptoms: a randomized controlled trial. Otolar- yngol Head Neck 2007;133:1115–1120.
- Brown CL, Graham SM, Cable BB, Ozer EA, Taft PJ, Zabner Xy- litol enhances bacterial killing in the rabbit maxillary sinus. Laryngo- scope.2004;114(11):2021–2024.
- Kurola P, Tapiainen T, Sevander J, et al. Effect of xylitol and other carbon sources on STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE biofilm formation and gene expression in Apmis.2011;119(2):135–142.
- Lin L, Tang X, Wei J, Dai F, Sun Xylitol nasal irrigation in the treatment of chronic rhinosinusitis. Am J Otolaryngol Head Neck Med Surg.2017;38(4):383–389. doi:10.1016/j.amjoto.2017.03.006
- Weissman JD, Fernandez F, Hwang Xylitol nasal irrigation in the management of chronic rhinosinusitis: a pilot study. Laryngoscope. 2011; 121(11):2468–2472.
- Alandejani T, Marsan J, Ferris W, Slinger R, Chan Effectiveness of honey on STAPHYLOCOCCUS AUREUS and PSEUDOMONAS AERUGINOSA aerugi-nosa biofilms. Otolaryngol Head Neck Surg.2009;141(1):114–118.
- Al-Waili N, Salom K, Butler G, Al Ghamdi Honey and microbial infections: a review supporting the use of honey for microbial control. J Med Food.2001; 14(10):1079–1096.
- Cordray S, Harjo JB, Miner, Comparison of intranasal hypertonic Dead Sea saline spray and intranasal aqueous triamcinolone spray in seasonal al- lergic rhinitis. Ear, Nose, Throat J.2005;84(7):426–430.
- Chyrek-Borowska S, Obrzut D, Hofman The relation between mag- nesium, blood histamine level and eosinophilia in the acute stage of the allergic reactions in humans. Arch Immunol Ther Exp.1978;26:709–712.
- Larbi K, Gomperts B. Complex pattern of inhibition by mag- nesium of exocytosis from permeabilised eosinophils. Cell Calci- 1997;21:213–219.
- Varshney R, Lee Current trends in topical therapies for chron- ic rhinosinusitis: update and literature review. Expert Opin Drug De- liv.2017;14(2):257–271.ChroniCCough 64
- Chiu A, Palmer J, Woodworth B, et Baby shampoo nasal irriga- tions for the symptomatic post-functional endoscopic sinus surgery pa- tient. Am J Rhinol.2008;22:34–37.
- Farag A, Deal A, McKinney K, et Single-blind randomized con- trolled trial of surfactant vs. hypertonic saline irrigation following en- doscopic endonasal surgery. Int Forum Allergy Rhinol.2013;3:276–280.
- Valentine R, Jervis-Bardy J, Psaltis A, Tan LW, Wormald PJ. Efficacy of using a hydrodebrider and of citric acid/zwitterionic surfactant on a Staphylococcus aureus bacterial biofilm in the sheep model of rhinosi- Am J Rhinol Allergy.2011;25:323–326.
- Gottardi W, Nagl M. N-chlorotaurine, a natural antiseptic with out- standing J Antimicrob Chemother.2010;65(3):399–409.
- Neher A, Fischer H, Appenroth E. Tolerability of N-chlorotaurine in chronic rhinosinusitis applied via Yamik catheter. Auris Nasus Lar- 2005;32(4):359–364.
- Gelardi M, Iannuzzi L, Quaranta N. Intranasal sodium hyaluronate on the nasal cytology of patients with allergic and nonallergic rhinitis. Int Forum Allergy 2013;3(10):807–813.
- Ternesten-Hasséus E, Johansson EL, Millqvist E. Cough reduction using Respir Med.2015;109(1):27–37.
- Lacroix J, Buvelot J, Polla B, Lundberg Improvement of symptoms of nonallergic chronic rhinitis by local treatment with capsaicin. Clin Exp Allergy.1991; 21:595–600.
- Kushnir The role of decongestants, cromolyn, guafenesin, sa- line washes, capsaicin, leukotriene antagonists, and other treatments on rhinitis. Immunol Allergy Clin North Am.2011;31(3):601–617.
- Van Gerven L, Alpizar YA, Wouters MM, et Capsaicin treatment reduces nasal hyperreactivity and transient receptor potential cation channel subfamily V, receptor 1 (TRPV1) overexpression in patients with idiopathic rhinitis. J Allergy Clin Immunol.2014;133(5).
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề