Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi hiện nay, có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không phù hợp, vi khuẩn HP, stress, do thuốc,… Ở mức độ nhẹ và vừa, đau dạ dày không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống nên người bệnh thường chủ quan, không chú ý. Tuy nhiên, đau dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu,… Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp điều trị đau dạ dày đơn giản, có thể tự thực hiện ở nhà với nguyên vật liệu quen thuộc, dễ kiếm: lá bàng.
Công dụng của lá bàng trong điều trị đau dạ dày
Cây bàng, hay còn được gọi là cây quang lang, là cây thân gỗ có tán lá tỏa rộng. Cây bàng có thể cao đến 10-35m, dễ thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, được trồng lấy bóng râm ở mọi tỉnh thành trên cả nước. Lá có hình trứng, màu xanh nõn chuyển dần sang màu đỏ sậm và mùa đông. Kích thước lá rộng 12-18cm và dài 20-25cm. Hoa đơn tính mọc thành chùm, màu trắng sữa, trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Quả bàng màu xanh thẫm, chuyển vàng khi chín, ăn được.
Trong y học cổ truyền, người ta sử dụng vỏ, hạt và lá bàng để làm dược liệu. Từ lâu, lá bàng đã được sử dụng như một vị thuốc nhằm kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng hấp thu, cầm tiêu chảy, giúp ra mồ hôi trong cảm.
Nghiên cứu thành phần trong lá bàng bao gồm các hoạt chất:
- Flavonoid: kamferol, quercetin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư.
- Saponin: tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Tanin: punicalin, punicalagin, tercatin tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và kháng khuẩn, làm se da.
- Phytosterol: làm giảm nồng độ cholesterol và các chất béo bão hòa trong máu.
Nhờ những thành phần này mà lá bàng được công nhận là phương pháp điều trị đau dạ dày mức độ nhẹ rất hiệu quả.
Tham khảo thêm: [Sự thật] Lá bàng có tác dụng điều trị bệnh trĩ hay không? Cách dùng?
Cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá bàng non: 1 nắm lá xanh non, không bị dập nát, hư hỏng, sâu bệnh hay lốm đốm màu lạ.
- Nước: 2 lít.
Các bước thực hiện:
- Rửa nhẹ nhàng lá bàng với nước sạch rồi ngâm nước muối loãng trong 10 phút.
- Đun lá bàng với nước đến sôi rồi chắt lấy nước.
- Tốt nhất là cho nước lá bàng vào bình giữ nhiệt hay bình nước cá nhân để tiện mang theo bên người.
- Sử dụng nước lá bàng thay cho nước lọc, uống hết trong ngày.
- Thực hiện trong 2 – 4 tuần sẽ thấy chứng đau dạ dày cải thiện rõ rệt.
Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng lá bàng
- Có thể thêm vào nước lá bàng một chút mật ong hay đường để dễ uống hơn.
- Nồng độ hoạt chất trong lá bàng không cao nên tác dụng khi sử dụng lá bàng trong điều trị đau dạ dày cần thời gian để thấy sự biến chuyển rõ rệt. Tuy nhiên phương pháp này lành tính, đơn giản, rẻ và dễ thực hiện tại nhà, đồng thời ít tác dụng không mong muốn xảy ra.
- Nước lá bàng nên uống ấm vừa đủ vì nước quá lạnh hay quá nóng đều ảnh hưởng không tốt đến đau dạ dày.
- Tùy thuộc cơ thể mỗi người nên tác dụng của nước lá bàng trên mỗi người là khác nhau.
- Có thể tăng dần lượng lá bàng để tăng tính bảo vệ niêm mạc, kháng khuẩn của nước lá bàng nên cơ thể.
- Ban đầu khi mới sử dụng nước lá bàng trong điều trị đau dạ dày, người bệnh dễ đi ngoài phân lỏng. Hiện tượng này là bình thường, sau vài ngày sẽ hết.
- Nếu có dấu hiệu phản ứng dị ứng hay tình trạng bệnh diễn biến không tốt thì cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra và được tư vấn kịp thời.
- Ngoài ra, bạn cũng cần dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn hay thay đổi một số thói quen sinh hoạt:
- Không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện: rượu bia, morphin, cà phê,…
- Ăn uống đúng bữa, không quá no cũng không quá béo, không ăn đồ quá lạnh hay quá nóng, giảm thiểu hết mức cá thức ăn quá cay hay chua.
- Tập thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm nhưng vẫn đảm bảo giấc ngủ hàng ngày.
- Sử dụng các liệu pháp tâm lý để giảm stress.
- Thực hiện chế độ luyện tập phù hợp với khả năng của cơ thể.
Phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân đau dạ dày cấp 1 và cấp 2. Trường hợp đau dạ dày nặng, cần sử dụng thuốc tây y để cầm máu và kháng khuẩn, chống viêm mạnh.
Trên đây là bài viết về điều trị đau dạ dày bằng lá bàng dưới góc nhìn của y học cổ truyền và y học hiện đại, lá bàng thực sự có tác dụng trong bảo vệ niêm mạc dạ dày, kháng khuẩn đồng thời chống viêm. Với cách chế biến, sử dụng hết sức đơn giản, không cầu kỳ, nguyên liệu lại dễ kiếm, người bệnh hoàn hoàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tốt nhất là sử dụng dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Mong rằng bài viết đã mang lại cho bạn những không tin bổ ích, thiết thực với tình trạng sức khỏe của bạn!