Thuốc Yuraf tab: Công dùng, Cách dùng, Liều dùng, Giá bán

5/5 - (4 bình chọn)

Yuraf tab là thuốc gì?

Yuraf tab là một thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, thường được chỉ định cho các cơn đau cấp và mạn tính. Thuốc Yuraf được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với 2 thành phần chính có tác dụng dược lý là Tramadol và Paracetamol. Mỗi viên nén Yuraf bao gồm:

Tramadol có hàm lượng là 37,5mg

Paracetamol có hàm lượng là 325mg

Một số tá dược có trong thuốc như:

Tinh bột biến tính, bột cellulose có vai trò là một tá dược độn, ngoài ra còn có thể kèm theo vai trò là một tá dược rã.

Magnesi stearat là một tá dược tạo độ trơn chảy trong quá trình bào chế thuốc.

Màu vàng opadry 85F12347 là tá dược tạo màu.

Ngoài ra còn một số tá dược khác như tinh bột ngô, tinh bột natri glyconat, sáp carnauba sao cho vừa đủ 1 viên.

Viên nén Yuraf được đóng vào hộp 30 viên, mỗi hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

Thuốc Yuraf được sản xuất bởi công ty KMS Pharm. Co., Ltd của Hàn Quốc và được đăng ký bởi công ty Pharmaunity Co., Ltd của Hàn Quốc.

Thuốc Yuraf có số đăng ký là: VN – 21441 – 18.

Tham khảo thêm: Thuốc Gemico – Những điều cần biết: Công dụng, liều dùng & giá bán

Thuốc Yuraf có tác dụng gì?

Thuốc Yuraf được bào chế với 2 thành phần chính có tác dụng dược lý là Tramadol và paracetamol, là thuốc thuộc nhóm giảm đau trung ương loại opioid.

Tramadol và Paracetamol
Tramadol và Paracetamol

Tramadol

Tramadol là một thuốc giảm đau có tác dụng trên thần kinh trung ương, đồng thời Tramadol có thể gây nghiện.

Cơ chế tác dụng: Tramadol có tác dụng giảm đau là do nó có khả năng ức chế tái thu hồi narodrenalin và làm tăng giải phóng serotonin. Khác với các thuốc giảm đau gây nghiện khác, ở liều điều trị của mình Tramadol không gây ra tác dụng phụ là suy hô hấp.

Tramadol không phải là thuốc chống viêm không steroid, do đó nó không có tác dụng phụ là gây loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

Paracetamol

Paracetamol là một chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là một thuốc giảm đau có khả năng thay thế aspirin, tuy nhiên nó không có khả năng điều trị các tình trạng viêm như aspirin. Paracetamol có khả năng làm giảm thân nhiệt ở các bệnh nhân bị sốt có nhiệt độ cao, nhưng lại hầu như không tác động đến thân nhiệt ở những người bình thường.

Cơ chế tác dụng: Paracetamol có thể tác động lên vùng dưới đồi, làm tăng giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở ngoại biên, từ đó tạo tác dụng hạ nhiệt, tỏa nhiệt.

Dược động học

Hấp thu: thuốc được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, sinh khả dụng của Tramadol là khoảng 75%, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2 giờ, còn ở Paracetamol là 1 giờ và được hấp thu là ruột non là chính.

Phân bố: khả năng liên kết với protein huyết tương của Paracetamol và Tramadol là không cao ( khoảng 20% ).

Chuyển hóa:

Tramadol được chuyển hóa bởi enzym CYP2D6 và enzym CYP3A4 ở gan.

Paracetamol được chuyển hóa ở gan tạo thành các chất chuyển hóa không còn hoạt tính.

Thải trừ:

Tramadol có thời gian bán thải là khoảng 6 giờ, được đào thải ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu, trong đó có 30% là ở dưới dạng nguyên vẹn, còn 60% dưới dạng chuyển hóa, còn khoảng 10% được tái hấp thu.

Thời gian bán thải của Paracetamol là khoảng 2 đến 3 giờ.  Paracetamol được thải trừ ra khỏi cơ thể chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa, có khoảng 9% Paracetamol được thải trừ ra khỏi cơ thể dưới dạng nguyên vẹn bằng nước tiểu

Chỉ định của thuốc Yuraf

Thuốc được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân có các cơn đau cấp tính có mức độ từ vừa đến nặng.

Cách sử dụng thuốc Yuraf

Cách sử dụng thuốc Yuraf
Cách sử dụng thuốc Yuraf

Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng thuốc theo đường uống, có thể uống thuốc với một cốc nước lọc hoặc nước đã đun sôi để nguội.

Có thể dùng thuốc cùng bữa ăn do sinh khả dụng của thuốc không bị ảnh hưởng nhiều bởi thức ăn.

Nên uống nguyên viên thuốc, không nên bẻ, nhai, nghiền thuốc trong quá trình uống để đảm bảo cơ chế giải phóng của thuốc.

Nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn, tránh dùng thuốc kéo dài do có nguy cơ bị quen thuốc và nghiện thuốc. Đồng thời nên giảm liều dùng từ từ, tránh việc ngừng thuốc đột ngột do có thể dẫn đến triệu chứng cai thuốc.

Liều dùng

Đối với người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên, khoảng cách giữa mỗi lần uống là 4 đến 6 giờ. Lưu ý mỗi ngày chỉ được uống tối đa 8 viên.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Chưa có các nghiên cứu và độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở đối tượng này, do đó không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi.

Đối với người già trên 75 tuổi: Ở các bệnh nhân này thì khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc liên tiếp ít nhất là 6 giờ.

Đối với bệnh nhân bị suy thận:

Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút.

Đối với các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 10 – 30 ml/ phút, liều dùng khuyến cáo là không quá 2 viên mỗi 12 giờ.

Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan

Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho các bệnh nhân bị suy gan ở mức độ nặng.

Đối với các bệnh nhân bị suy gan mức độ nhẹ và trung bình: Hiệu chỉnh liều dùng của bệnh nhân tùy theo mức độ của bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc Yuraf

Hộp thuốc Yuraf
Hộp thuốc Yuraf

Bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng không mong muốn do Yuraf gây ra trong quá trình sử dụng thuốc. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Yuraf là buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Ngoài các tác dụng phụ trên, bạn còn có thể có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ dưới đây tuy nhiên tỷ lệ xảy ra là nhỏ hơn.

  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: đau đầu, rùng mình.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa.
  • Rối loạn tâm thần: chán ăn lo lắng, kích thích, bồn chồn, hay quên, trầm cảm, ảo giác, ác mộng.
  • Hệ thống da: ngứa, phát ban.
  • Rối loạn tim mạch: tăng huyết áp, tụt huyết áp.
  • Rối loạn tai và tiền đình: ù tai.
  • Rối loạn nhịp tim: loạn nhịp tim, mạch nhanh.
  • Rối loạn gan, mật: các xét nghiệm về gan bất thường.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm cân.
  • Rối loạn hồng cầu: thiếu máu.
  • Rối loạn hệ hô hấp: khó thở.
  • Rối loạn hệ tiết niệu: rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.
  • Rối loạn thị lực, mắt mờ.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ một tình trạng nào trong các tình trạng trên trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thông báo cho bác sĩ ngay để được tư vấn và giải quyết kịp thời.

Chống chỉ định của thuốc Yuraf

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị nhạy cảm với Tramadol, Paracetamol và bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân đang bị ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, ma túy, thuốc opioid và các thuốc hướng thần.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị suy gan nặng.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị động kinh không kiểm soát được.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân đang dùng IMAO trong vòng 2 tuần.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị suy thận mà có độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút.

Một số trường hợp cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc:

  • Những bệnh nhân có nguy cơ bi suy hô hấp nếu dùng thuốc sẽ tăng cao nguy cơ này hơn.
  • Thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
  • Thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho các bệnh nhân nghiện rượu do có thể dẫn đến độc tính trên gan ở các đối tượng bệnh nhân này.

Tương tác của Yuraf với các thuốc khác

Yuraf có tương tác thuốc với các thuốc ức chế MAO và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, nếu dùng đồng thời chung với nhau có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ của chúng.

Sử dụng đồng thời thuốc chứa Tramadol với Carbamazepin có thể làm tăng chuyển hóa Tramadol, từ đó làm giảm tác dụng giảm đau của Tramadol. Vì vậy cần cân nhắc về liều dùng khi dùng chung thuốc với Carbamazepin.

Tramadol được chuyển hóa với enzym CYP2D6 ở gan, khi dùng đồng thời với các thuốc có khả nâng ức chế CYP2D6 như paroxetin, fluoxetin có thể làm tăng nồng độ của Tramadol lên đến ngưỡng gây độc, gây ra các tác dụng không mong muốn. Do đó không nên sử dụng đồng thời Yuraf với các loại thuốc kể trên.

Không dùng đồng thời Yuraf với các thuốc cũng chứa paracetamol khác do có thể làm nồng độ của paracetamol trong máu lớn hơn ngưỡng điều trị, gây ra các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Việc sử dùng đồng thời Tramadol với các thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần, thuốc giảm co giật có thể làm tăng nguy cơ co giật ở bệnh nhân. Do đó không nên sử dụng đồng thời các loại thuốc trên với nhau.

Không nên dùng đồng thời Yuraf với các thuốc chủ vận và đối kháng opioid do có nguy cơ xảy ra hội chứng thiếu thuốc.

Không nên dùng Naloxon để xử lý tình trạng quá liều Yuraf do có thể làm tăng nguy cơ bị co giật ở bệnh nhân.

Các bệnh nhân nghiên rượu sử dụng Yuraf có thể tăng nguy cơ bị độc tính trên gan.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Yuraf được không?

Đối với phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai không nên dùng Yuraf
Phụ nữ có thai không nên dùng Yuraf

Hiện nay vẫn chưa có đủ các dự liệu cũng như các nghiên cứu đầy đủ và tin cậy về việc dùng Yuraf ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên người ta đã chứng minh được rằng Tramadol có khả năng đi qua nhau thai, do đó các bà mẹ đang mang thai không nên sử dụng Yuraf trừ khi lợi ích điều trị mà nó mang lại lớn hơn nguy cơ mà nó có thể gây ra cho trẻ.

Đối với phụ nữ đang cho con bú

Người ta vẫn chưa chứng minh được sự an toàn của Yuraf đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, vì vậy các bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng Yuraf. Nếu trong trường hợp thực sự cần thiết phải sử dụng nên dừng cho trẻ bú và cung cấp sữa cho trẻ bằng sữa ngoài.

Thuốc Yuraf giá bao nhiêu?

Thuốc Yuraf hộp 100 viên hiện nay trên thị trường có giá là: 270000 VND/ hộp.

Thuốc Yuraf mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua thuốc Yuraf ở các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc, các nhà thuốc uy tín để bạn có thể tìm mua như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh,.. Để biết thêm các thông tin hoặc nhận thêm các lời tư vấn về thuốc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Page qua inbox hoặc hotline.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây