Thiếu máu não là một bệnh nguy hiểm tuy nhiên lại đang có xu hướng gia tăng và ngày càng phổ biến. Vậy thì, thiếu máu não nguy hiểm ra sao và nên ăn gì và không nên ăn những gì khi bị thiếu máu não sẽ được chúng tôi đề cập ở bài viết dưới đây.
Sự nguy hiểm của bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng máu lên não không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất. Điều này dẫn đến việc cung cấp oxy kém hoặc thiếu oxy não và do đó dẫn đến chết mô não hoặc nhồi máu não / đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đây là một dạng đột quỵ phụ cùng với xuất huyết khoang dưới nhện và xuất huyết trong não.
Về cơ chế, trong giai đoạn thiếu máu cục bộ não, não không thể thực hiện chuyển hóa hiếu khí do mất oxy và chất nền. Bộ não không thể chuyển sang chuyển hóa kỵ khí và vì nó không có năng lượng dự trữ lâu dài nên mức adenosine triphosphate (ATP) giảm nhanh chóng, gần bằng không trong vòng 4 phút. Khi thiếu năng lượng sinh hóa, các tế bào bắt đầu mất khả năng duy trì các gradient điện hóa. Do đó, có một lượng lớn canxi vào dịch bào, một lượng lớn glutamat được giải phóng từ các túi tiếp hợp, phân giải lipid, kích hoạt calpain và bắt giữ quá trình tổng hợp protein . Ngoài ra, việc loại bỏ chất thải trao đổi chất bị chậm lại. Việc lưu lượng máu lên não bị gián đoạn trong mười giây dẫn đến việc mất ý thức ngay lập tức. Việc dòng máu bị gián đoạn trong 20 giây dẫn đến việc ngừng hoạt động điện. Có thể dẫn đến một khu vực gọi là penumbra , trong đó các tế bào thần kinh không nhận đủ máu để giao tiếp, tuy nhiên lại nhận được đủ oxy để tránh tế bào chết trong một thời gian ngắn.
- Thiếu máu não có thể gây ra nhiều hậu quả và biến chứng nặng nề, thâm chí là tử vong tùy vào mức độ thiếu máu não.
- Các triệu chứng của thiếu máu não cục bộ phản ánh vùng giải phẫu đang bị thiếu máu và oxy.
Thiếu máu cục bộ trong các động mạch phân nhánh từ động mạch cảnh trong có thể dẫn đến các triệu chứng như mù một mắt, yếu một tay hoặc chân hoặc yếu toàn bộ một bên của cơ thể.
Thiếu máu cục bộ trong các động mạch phân nhánh từ động mạch đốt sống ở phía sau não có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, nhìn đôi hoặc yếu cả hai bên cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm khó nói, nói lắp và mất khả năng phối hợp.
Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ não từ nhẹ đến nặng. Hơn nữa, các triệu chứng có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút hoặc kéo dài thời gian. Nếu não bị tổn thương không thể phục hồi và xuất hiện nhồi máu, các triệu chứng có thể vĩnh viễn.
Tương tự như tình trạng thiếu oxy não, thiếu máu não cục bộ nặng hoặc kéo dài sẽ dẫn đến bất tỉnh, tổn thương não hoặc tử vong.
Nhiều biến cố thiếu máu não có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ dưới vỏ, còn được gọi là suy mạch. Tình trạng này thường thấy nhất ở những bệnh nhân trầm cảm cao tuổi. Trầm cảm khởi phát muộn ngày càng được coi là một dạng trầm cảm phụ riêng biệt và có thể được phát hiện bằng MRI.
Thiếu máu não là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Chính vì vậy, chúng ta cần đề phòng từ sớm, ngay từ khi chưa có biểu hiện bệnh. Nếu như đã xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu não thì bạn càng nên chú ý hơn để phòng tránh bệnh nặng hơn và dẫn đến các biến chứng khác. Một trong những cách cải thiện tình trạng thiếu máu não đó là thông qua chế độ ăn, thức ăn.
Tìm hiểu thêm: [CHIA SẺ] Chụp CT não có ảnh hưởng gì không? Giá bao nhiêu?
Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện?
Các loại thực phẩm giàu protein và sắt
Các thực phẩm chứa nhiều protein giúp cung cấp nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Các acid amin có tác dụng quan trọng trong cơ thể. Tyrosin là một acid amin tốt và cần thiết cho não bộ, là nguồn gốc để tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh. Các acid amin cũng tham gia vào quá trình tổng hợp nên các loại protein cần thiết cho cơ thể. Protein là thành phần cấu tạo của hầu hết các tế bào trong cơ thể người, trong đó có tế bào não và tế bào máu. Protein cũng rất quan trọng cho quá trình tạo máu trong cơ thể, bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể giúp chống tình trạng thiếu máu, thiếu oxy cho não.
Sắt là một thành phần quan trọng để tổng hợp hồng cầu – tế bào máu. Bổ sung đủ sắt giúp cho bạn tránh khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, từ đó hạn chế thiếu máu lên não.
Các thực phẩm có chứa nhiều protein – sắt như một số thực phẩm sau:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn.
- Các loại cá, đặc biệt là cá ngừ.
- Hải sản có vỏ như tôm, cua,…
- Gà tây
- Gan
- Trứng
- Các loại đậu đỗ như đậu hà lan, đậu nành, đậu lăng, đậu phụ,…
- Các loại hạt như hạt mè, bí ngô, hạt điều, hạt thông, hạt lanh,…
- Các loại nấm như nấm hương, nấm đùi gà,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin – sắt
- Vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể, nó tham gia và điều hòa nhiều hoạt động của cơ thể đặc biệt là quá trình tạo máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu cũng như bảo vệ hoạt động của tế bào não, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa, tắc mạch gây ra hẹp mạch, tắc mạch hay vỡ mạch máu não.
- Vitamin C có vai trò tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại quá trình oxy hóa, tham gia vào quá trình tạo máu và làm bền thành mạch.
- Vitamin B9, vitamin B12 có vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình hình thành hồng cầu.
- Vitamin E có vai trò chống lại quá trình oxy hóa, lão hóa tế bào và tham gia vào quá trình tạo máu.
- Vitamin K tham gia vào sự hình thành các yếu tố đông máu.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin và sắt như:
- Các loại rau có màu xanh, đặc biệt là các loại rau cải như rau cải canh, rau súp lơ,…
- Khoai tây
- Các loại trái cây như mận, ô liu, dâu tây,… Hầu hết các loại trái cây đều có chứa hàm lượng vitamin vì vậy bạn có thể thường xuyên ăn và thay đổi các loại trái cây để được bổ sung đầy đủ vitamin.
- Cá: Các loại cá cũng có chứa nhiều loại vitamin và sắt.
Thực phẩm giàu khoáng chất
Các khoáng chất là một thành phần quan trọng không thể thiếu dù chỉ cần một lượng nhỏ mỗi ngày.
- Magie có vai trò quan trọng trong điều hòa đường huyết và huyết áp, từ đó chống lại tăng huyết áp gây tắc vỡ mạch, hạn chế bệnh thiếu máu não.
- Sắt có vai trò quan trọng trong hình thành tế bào hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu sắt, bạn dễ bị bệnh thiếu máu và thiếu máu lên não do lượng hồng cầu không đủ để cung cấp oxy cho tế bào não.
- Kali là một nguyên tố quan trọng tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể, đặc biệt có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào não và hoạt động của tim mạch.
- Canxi có vai trò quan trọng cho nhiều hoạt động của cơ thể, trong đó có hoạt động của tim mạch, tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh.
- Bên cạnh đó, cơ thể cũng cần được bổ sung nhiều nguyên tố khoáng khác để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể như đồng, selen, kẽm,…
Một số thực phẩm giàu khoáng chất mà bạn nên bổ sung khi có dấu hiệu thiếu máu não như:
- Cá mòi
- Trứng
- Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua,…
- Các loại hoa quả, trái cây đặc biệt là các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây, lựu,…
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Vỏ trấu của các loại ngũ cốc thường có chứa nhiều loại vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng lại thường bị loại bỏ đi trong quá trình chế biến thức ăn. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung cho bản thân các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa gạo, lúa mì, các loại hạt khác.
Các loại thực phẩm nên kiêng khi bị thiếu máu não
Người bị thiếu máu não không nên ăn những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe hoặc có hại với cơ thể, đặc biệt là hại với tim, hệ mạch máu vì chúng có thể gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều biến chứng như tai biến mạch máu não, đột quỵ,… như:
- Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, mỡ động vật, đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn có chứa nhiều cholesterol do nạp nhiều chất béo bão hòa, cholesterol dễ có nguy cơ béo phì, mỡ máu, mỡ nội tạng, xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề tim mạch khác dẫn tới sự tắc nghẽn lưu thông mạch máu, đặc biệt với mạch máu não. Ở những người đang bị thiếu máu não, tắc nghẽn mạch, vỡ mạch có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến mạch máu não,… thậm chí tử vong.
- Đồ ăn mặn: Ăn đồ mặn thường xuyên có nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp, từ đó dẫn tới tắc mạch, vỡ mạch máu, đặc biệt là mạch máu não. Vì vậy, người thiếu máu não nên có chế độ ăn nhạt.
- Nước có ga: Uống các đồ uống có ga có thể dẫn tới tăng nồng độ cholesterol máu từ đó dẫn tới xơ vữa động mạch.
- Đồ ăn, thức uống có chứa nhiều đường, đặc biệt là đường hóa học, tinh bột: Do ăn nhiều đồ có tinh bột hay đường dễ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Mà bệnh đái tháo đường có rất nhiều biến chứng trong đó có các biến chứng về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Kết hợp với thiếu máu não sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác: Rượu, bia, thuốc lá có chứa những chất độc đối với các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là với các tế bào thần kinh. Đồng thời, chúng gây co mạch, giảm độ co giãn đàn hồi cũng như sức bền của thành mạch, gây tăng huyết áp. Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có nguy cơ dẫn tới các biến chứng của thiếu máu não. Vì vậy, người bị thiếu máu não không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.
- Các thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm có chứa nhiều chất phụ da do chúng có chứa lượng Natri cao, làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp, đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất có hại cho tim mạch.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về bệnh thiếu máu não cũng như chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng thiếu máu não cho bản thân cũng như những người thân yêu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh phình mạch máu não có nguy hiểm không? Cách điều trị?