Bạn biết gì về sen? Biết về vẻ đẹp của những bông hoa sen, biết về công dụng của hạt sen được sử dụng trong hầm gà hay là trong cốc chè mát rượi. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn về một bộ phận của sen mà tác dụng của nó mang lại đến nay chưa nhiều người biết đến. Đó chính là trà tâm sen
Tâm sen là gì?
Tâm sen là mầm xanh nằm ở bên trong của hạt sen khi đã chín, có tên khoa học là Nelumbo Nucifera thuộc họ sen Nelumbonaceae. Một số tên gọi khác hay được dùng là liên tâm, tim sen, liên tử tâm.
Đặc điểm thực vật của cây sen: cây mọc ở dưới nước, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ mọc bò lan trong bùn. Lá hình tròn mọc lên khỏi mặt nước, có cuống dài có gai đính ở giữa các lá thép lá uốn lượn. Hoa to màu hồng hay trắng, có mùi thơm. Nhiều lá noãn chứa trong một đế hoa chung hình tròn ngược sau thành quả có vỏ cứng màu nâu đen.
Cây sen nước trồng ở các ao hồ khắp nơi trong nước ta. Mùa thu hái chính, cho năng suất cũng như hàm lượng dược chất cao nhât là vào tháng 7 đến tháng 9. Hầu hết các bộ phận của sen đều được dùng để làm thuốc, cụ thể lá sen (liên diệp), quả chín( liên nhục), tâm sen( liên tâm), gương sen đã lấy hạt( liên phòng), tua sen( liên tu), thân rễ – ngó sen( liên ngẫu).
Đặc điểm nhận dạng dược liệu tâm sen: dược liệu có phần trên là chồi mầm màu lục sẫm, phần dưới là rễ và thân mầm hình trụ màu vàng nhạt, vị đắng.
Thành phần của tâm sen
Trong sen nói chung và tâm sen nói riêng có chứa một lượng lớn alcaloid. Trong đó có 0.85 – 0.96% là liensinin, isoliensinin, neferin, lotusin, nuciferin, pronuciferin, metylcorypallin, demetylcockaurin.
Thành phần chính có tác dụng chính vủa tâm sen là nuciferin. Đây là một alcaloid nhân isoquinolin, có nhiều công dụng đã được các nhà khoa học phân tích và chứng minh. một số vai trò có thể phổ biến như làm chậm nhịp tim, giảm cân, góp phần hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống động kinh cơ nhỏ,…
Công dụng của trà tâm sen
Trà tâm sen chữa mất ngủ
Theo y dược học cổ truyền, tâm san có tính hàn, vị đắng, vì vậy có thể chữa các bệnh ôn nhiệt, nóng trong người, bức bối gây ra khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Một bài thuốc để chữa mất ngủ do ôn nhiệt, nóng trong người, có tác dụng thanh nhiệt là kết hợp tâm sen cùng với cam thảo. Thành phần có trong cam thảo góp phần hỗ trợ tâm sen trong việc mất ngủ mà còn có tác dụng điều nhiệt ,làm tăng thải nhiệt độc cho cơ thể. Ngoài ra, với tính ngọt, cam thảo sẽ khắc phục vị đắng cho tam sen.
Cách làm vô cùng đơn giản, cho tâm sen và cam thảo vào ấm, sắc trong vòng 3 – 5 phút rồi có thể dùng
Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách khắc phục & Điều trị
Trà tâm sen chống gốc tự do
Theo nghiên cứu khoa học, gốc tự do làm oxy hóa màng tế bào, một phần ức chế quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như đào thải các chất cặn bã. Khi xâm nhập sâu vào các mạch máu, các gốc tự do gây tổn thương thành mạch, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các mảng xơ vữa và gây ra huyết khối, chét hẹp lòng mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu tới tất cả các cơ quan, đặc biệt là thiếu máu tại nhu mô não, xuất hiện một số triệu chứng điển hình như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sa sút trí nhớ, kém tập trung làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, rối loạn tiền đình.
Một số dẫn chất alcaloid có trong tâm sen có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do, tăng lưu thông máu trong nội mạch. Từ đó cải thiện được các triệu chứng nêu trên.
Trà tâm sen có tác dụng an thần
Nuciferin coa trong tâm sen có tác dụng tăng cường quá trình ức chế các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác – vận động và thể lưới nhân não( tăng thành phần sóng chậm delta và giảm thành phần sóng nhanh beta) có tác dụng an thần và kéo dài giấc ngủ.
Cách sử dụng tâm sen mục đích an thần như sau:
Nguyên liệu: Tầm sen với lượng 5g, lá vông nem cân 20g, táo nhân cân 10g, hoa nhài cân 10g.
Sao vàng tâm sen đến khi bên ngoài màu xanh lá đậm, các mép lá quăn lại, trong tầm 10 – 15 phút. Táo nhân sao đen đến khi lớp dược liệu bên ngoài có mù đen, bên trong có màu vàng đậm. Lá vông mem phơi khô, nghiền thành bột.
Cho tất cả dược liệu khi đã chế biến xong vào ấm chứa sẵn 1 lít nước. Đun cho đến khi còn 1/3 lượng nước còn lại.
Có thể đun lại bã lần 2 với 500ml nước sắc lấy 150ml nước.
Ngoài ra có thể thay thế táo nhân, vông mem bằng huyền sâm và mạch môn cũng có tác dụng tương tự.
Trà tâm sen cải thiện bệnh tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu Tây y cũng như trong Đông y cho thấy, tâm sen có chứa asparagine, có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế vừa làm giãn cơ trơn thành mạch máu và tăng lưu thông huyết quản vừa phòng chống rối loạn nhịp tim, chống oxy hóa, cải thiện thiếu máu cơ tim cũng như tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong động mạch vành.
Mốt số bài thuốc dùng tâm sen để chữa các bệnh rối loạn tim mạch là:
Bài thuốc 1: chữa huyết áo cao.
Cân 4g tâm sen, sao vàng dược liệu trong 5 – 7 phút với lửa vừa, sau đó cho vào ấm chứa sẵn 500ml nước hãm với nước sôi. Có thể dùng để uống thay trà trong ngày.
Một số dược liệu có thể dùng kèm để tăng hiệu quả điều trị như hoa hòe, hạt muồng. Tất cả dược liệu này cần sao vàng trước khi hãm với nước
Lưu ý: nên dùng đều đặn hàng ngày để có tác dụng điều nhiệt, giãn mạch, giảm áp lực cho thành mạch khi máu đi qua.
Bài thuốc 2: Hạ huyết âp, ngăn ngừa loạn nhịp tim
Cân lấy khoảng 3g liên tâm cho vào ấm pha trà, cho nước sôi vào, ủ trong 15 – 20 phút để cho các dược chất trong dược liệu được giải phóng ra nước
Làm như thế 2 lần sẽ có hiệu quả điều trị cao huyết áp, đồng thời làm nhịp tim có thể ổn định hơn và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch.
Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh cao huyết áp tốt nhất hiện nay [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]
Trà tâm sen cải thiện chức năng sinh lý
Hoạt chất có trong tâm sen có vai trò trong việc điều trị chứng thận hư bí tiểu.
Ngoài. ra, tác dụng nổi bật nữa của tâm sen là đẩy lùi tình trạng chảy máu cam, sốt cao gây mê man, mang lại hiệu quả cao trong việc thanh nhiệt, giải độc.
Bài thuốc chữa bí tiểu: kết hợp 8g tâm sen và 5g quốc lão, sao vàng rồi cho vào ấm chứa sẵn 1 lít nước. Tương tự, sao cho đến khi còn 1/3 lượng nước so với ban đầu thì dừng.
Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc. Bài thuốc này sử dụng liên tâm kèm với địa hoàng, rễ cỏ tranh ( mao căn ), tê giác và một số dược liệu khác. Mỗi dược liệu đong trong khoảng từ 1 – 3 g. Cho vào ấm, sắc với 500 ml
Thuốc chữa hội chứng thận hư, di tinh. Thành phần bao gồm tâm sen, tổ bọ ngựa (tang phiêu phiêu), đồng tật lê, kim anh tử mỗi vị từ cân khoảng 1 – 3g. Sao vàng rồi cho vào ấm, sắc với 200 ml nước.
Trà tâm sen chữa ù tai
Tâm sen ngoài tác dụng an thần chữa mất ngủ còn là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc chống ù tai, di mộng tinh.
Bài thuốc di mộng tinh bao gồm: tâm sen cân lượng 8g, hắc đại đậu ( đỗ đen) cân lượng 20g , khiếm thực cân lượng 16g, liên nhục cân lượng (hạt sen) 16g, quả dành dành cân lượng ( sao ) 12g, hạt cây hoa hòe cân lượng 10g. Tiến hành sao vàng Tâm sen, đỗ đen, khiếm thực, hạt hòa rồi cho vào ấm có chứa hạt sen và 1 lít nước. Sắc đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu thì dừng.
Hướng dẫn sử dụng trà tâm sen
Để tâm sen mang lại tác dụng hiệu quả cao nhất, các chuyên gia y dược cổ truyền khuyên người dùng nên chọn tâm sen có nguồn gốc rõ ràng. Để sử dụng đúng cách, nên tham khảo những lưu ý sau.
Khi thu hái xong, tách lấy tâm sen, làm sạch sau đó tiến hành sao vàng, mục địch để loại bỏ độc tố. Tuyệt đối không dùng tim sen chưa qua sao vàng, nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao.
Liều lượng tâm sen nên tăng dần sau mỗi đợt sử dụng để có được hiệu quả tốt.
Mỗi đợt dùng tâm sen chỉ nên dung trong khoảng 1 tháng. Nên có thời gian nghỉ giữa các đợt để người dùng được nghỉ ngơi đồng thời hạn chế tình trạng tích lũy độc tố, gây ảnh hưởng, có tác hại đối với sức khỏe. Mỗi đợt dùng tâm sen nên nghỉ khoảng 15-20 ngày, sau khoảng thời gian này người dùng có thể tiếp tục sử dụng lại bài thuốc với tâm sen.
Lưu ý khi sử dụng trà tâm sen
Có nguồn gốc từ thiên nhiên, tâm sen thực sự là một loại dược liệu hữu hiệu trong việc điều trị các chứng mất ngủ, rối loạn tim mạch. Nhưng tâm sen cũng không an toàn tuyệt đối.
Vậy, để không cần phải lo lắng về tác dụng phụ của tâm sen, nên lưu ý một số điều sau đây.
Tâm sen có tính hàn, vị đắng nên không thích hợp với những người có tỳ vị hư yếu, mắc phải một số bệnh lý tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, người mắc chứng đại tiện phân lỏng hoặc phân sống.
Không sử dụng tâm sen để điều trị kéo dài. Điều ảnh sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan bởi nó làm tăng tích lũy độc tố và hạn chế thải trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Tốt nhất là không sử dụng thuốc quá 1 tháng, sau mỗi đợt dùng thuốc nghỉ từ 15 – 20 ngày.
Chống chỉ định dùng tâm sen đối với người bị huyết áp thấp. Tác dụng hạ huyết áp của tâm sen diễm ra rất nhanh. Vì vậy, trong trường hợp bệnh nhân bị huyết áo thấp khi sử dụng tâm sen có thể gây ra quỵ tim mạch, thiếu máu kên não,…
Mua trà tâm sen ở đâu tốt?
Hiên nay trên thị trường đang trôi nổi rát nhiều loại dược liệu giả từ Trung Quốc tuồn vào nước ta. Để có thể giúp bạn đọc an tâm khi có nhu cầu muốn mua trà tam sen, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn nhưng cơ sở uy tín để có ngay 1 túi trà tâm sen chất lượng. Cụ thể:
Viện dược liệu
Địa chỉ: số 3, đường Quang Trung, Tràng Tiền, Hà Nội.
Viện dược liệu có chức năng nghiên cứu và phát triển toàn diện về dược liệu bao gồm từ khâu sản xuất, chế biến, kiểm nghiêm chất lượng. Mỗi dược liệu khi được phân phối trên thị trường đều được các chuyên gia hàng đầu của viện nghiên cứu sát sao, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng đàu vào, cũng như đầu ra của sản phẩm. Vì vậy, đây thực sự là địa chỉ uy tín nhất mà bạn đọc không nên bỏ qua.
Ngoài ra, có một số của hàng bán tâm sen bạn có thể tham khảo như cửa hàng Hồng Lam, Cửa hàng Dũng Hà,… Đây là một số ít của hàng cung cấp tâm sen từ chính ruộng sen lân cận, được đánh giá cao về chất lượng cũng như nhận được phản hồi tích cực từ những người mua trước.
Trà tâm sen giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường, tâm sen được bán với giá trong khoảng 300.000 – 350.000đ cho 1 kg thành phẩm. Giá sẽ dao động tùy từng cơ sở sản xuất. Vì vậy, trước khi mua bạn nên tham khảo giá cả cũng như đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Uống tâm sen có giảm cân không?
Mới đây nhất, các chuyên gia của Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác đã có nhiều công trình nghiên cứu vã đã công bố về việc vai trò của nuciferin trong tâm sen có thể chống béo phì. Họ cho rằng, nuciferin làm tăng phân giải chất béo, giảm hấp thu mỡ, giảm cholesterol trong máu gẫn với mức bình thường của cơ thể.
Đau dạ dày có uống được tâm sen không?
Trà tâm sen được đánh giá vừa có tác dụng vô cùng cao trong việc an thần, giảm lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân, vừa có tác dụng tăng cường lưu thông máu tuần hoàn. Vì vậy, trà tâm sen được khuyên dùng để chữa các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày hành tá tràng.