Bệnh đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Đánh giá post

Chắc hẳn các bạn đều biết đau dạ dày là một căn bệnh có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế để việc phòng và điều trị bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả nhất, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nha!

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là bệnh gì?
Đau dạ dày là bệnh gì?

Dạ dày là bộ phận tiêu hóa lớn nhất của cơ thể con người chúng ta. Nó có vai trò quan trọng trong việc chữa và tiêu hóa thức ăn.

Đau dạ dày là một loại bệnh biểu hiện cho thấy có sự rối loạn chức năng đường ruột. Đặc trưng của bệnh chính là tính dễ kích động của ruột. Tuy nhiên đau dạ dày không chỉ dùng để nói về sự “biến đổi” ở một vị trí cố định mà còn nói về các vị trí khác như thượng vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, môn vị… hay những cơ quan gần đó như thực quản, tá tràng… hoặc các lớp niêm mạc dày bị tổn thương.

Xem thêm: [Chia sẻ] Bị đau dạ dày nên ăn gì? kiêng gì? Để nhanh khỏi nhất

Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Vì là một loại bệnh nên trước tiên nó cũng khiến khiến cho người bệnh khó chịu đặc biệt là thường xuyên phải chịu những cơn đau dai dẳng ở vùng thượng vị, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua kèm theo cảm giác buồn nôn, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống.

Chính vì vậy bất cứ khi nào có triệu chứng xuất hiện bạn cần được thăm khám và điều trị sớm tránh gây xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm.

Xem thêm: [Chia sẻ] Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Đồ uống có ga là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày
Đồ uống có ga là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày

Theo như nghiên cứu tinh thần và thức ăn là 2 yếu tố lớn nhất gây nên tình trạng đau dạ dày. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng tăng nguy cơ hình thành bệnh.

Yếu tố tinh thần: yếu tố tinh thần có ảnh hưởng lớn tới sự vận động của nhu động ruột. khi bạn có tâm lý bị kích động, hoặc bạn bị stress có thể dẫn đến rối loạn trực tràng và não, làm cản trở chức năng của đường ruột và dạ dày. Theo thống kê có tới 55% người bị bệnh đau dạ dày là do bị áp lực và căng thẳng thường xuyên.

Yếu tố dinh dưỡng: khi chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh, vận động ngay sau khi ăn no… có thể làm cho dạ tiết quá nhiều acid dịch vị làm tổn thương niêm mạc bao tử. Bên cạnh đó, việc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ tạo cơ hội cho các chất độc hại tấn công và phá hủy dạ dày.

Đồ uống có cồn và ga: theo thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới bị đau dạ dày có nhiều hơn so với nữ giới. Chúng ta có thể lý giải điều này khi thói quen ăn uống của nam giới chứa nhiều bia rượu, nước ngọt có ga làm cho căn bệnh đau dạ dày đến gần phái nam hơn.

Lạm dụng thuốc Tây: thuốc Tây hay đặc biệt là thuốc kháng sinh, kháng viêm theo nghiên cứu, khi chúng ta quá mức có thể gây ức chế sự tổng hợp prostaglandin – một chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày làm cho dễ dày dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Ví dụ như thuốc tả, dầu cam, aspirin, indomethacin…

Xem thêm: Nội soi dạ dày có đau không? Các phương pháp nội soi tốt nhất hiện nay

Hình ảnh đau dạ dày

Hình ảnh đau dạ dày
Hình ảnh đau dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có những triệu chứng khá điển hình và rất dễ nhận biết. Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu này thì nên thăm khám bác sĩ ngay.

Đau bụng: đặc biệt đau bụng giữa và dưới, đi kèm việc đại tiện thất thường và bụng trướng. Đau bụng thường xuất hiện sau bữa ăn đau ở mỗi người cụ thể là cố định.

Đầy hơi khó tiêu: khi hệ tiêu hóa bị tổn thương thức ăn sẽ ứ đọng lại, sinh hơi và gây chướng bụng. Đây có thể là biểu hiện bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh cần xin ý kiến bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Ợ hơi, ợ chua: hiện tượng ợ hơi ợ chua xảy ra là do thức ăn lên men trong dạ dày. Ngoài ra người bệnh cũng có thể phải đối mặt với hiện tượng đắng miệng, ợ đắng do thức ăn bị trào ngược nửa chừng.

Buồn nôn, nôn: nếu bị như vậy có thể bệnh đau dạ dày của bạn đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Vết loét tại niêm mạc dạ dày đã tăng kích thước và bị tổn thương nghiêm trọng. Nôn nhiều sẽ làm cho cơ thể mất nước và chất điện giải, khiến cơ thể suy nhược, và sụt cân.

Chán ăn: đau dạ dày khiến người bệnh không còn thấy ngon miệng khi ăn uống. Ngoài ra còn phải ăn kiêng món ăn mặc dù là sở thích nhưng ảnh hưởng xấu tới bệnh.

Đi ngoài: phân ít, dạng lỏng, thường mang tính đứt quãng. Có thể là do ăn uống không hợp lý.

Bí tiện: Phân cứng khi đại tiện phải dùng nhiều sức, đi xong có cảm giác vẫn chưa hết. Bí tiện có thể ngắt quãng hoặc liên tục.

Vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày người bệnh bị đau ở các vị trí điển hình như: Phần thượng vị, phần bụng giữa, phía trên bên trái.

Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày

Ngày nay có khác nhiều phương pháp chẩn đoán:

Khám lâm sàng: Bác sĩ dựa vào triệu chứng và bệnh sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Tính chính xác của nó phụ thuốc vào kinh nghiệm và trình độ của bác sĩ. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các hướng thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng khác.

Nội soi dạ dày: bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội soi dạ dày để kiểm tra niêm mạc dày có các vết loét không. So với siêu âm phương pháp chẩn đoán này cho hiệu quả chính xác nhất về mức độ đau dạ dày của người bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu: nhờ vào khuẩn thể HP có nhiều dịch chuyển hóa ure dạ dày thành amoniac và CO2. Kết quả có thể thu được một cách nhanh chóng người bệnh có nhiễm vi khuẩn nguy hiểm này không. Thế nhưng lại có những sai số nhất định.

Ngoài ra còn một số phương pháp chẩn đoán khác: Xét nghiệm phân, kiểm tra huyết thanh,… sẽ sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Cách điều trị đau dạ dày

Điều trị không dùng thuốc

Đầu tiên là chế độ dinh dưỡng ăn uống phải hợp lý: ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước chú ý là nước lọc, hạn chế tối đa rượu bia và chất có ga, chất kích thích. Đặc biệt không nên ăn quá no hay để bụng quá đói, mà nên chia nhỏ khẩu phần ăn. Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, tránh vừa ăn vừa xem phim, hay xem điện thoại, không nằm ngủ hoặc chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi ăn no.

Không lạm dụng thuốc Tây và thuốc kháng sinh mà phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Đầu óc luôn thoải mái, sắp xếp công việc tránh stress quá mức. Nếu mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, đi bộ, hít thở không khí hoặc ngồi thiền, tập yoga để giảm căng thẳng.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc
Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

Dùng thuốc Tây y

Như đã nói ở trên thuốc Tây là có thể là yếu tố gây bệnh dạ dày, nhưng sử dụng hợp lý nó sẽ giúp giải quyết các triệu chứng cấp tính. Ví dụ thuốc trung hòa acid: Sodium Bicarbonate, Tactics, … dùng sau khi ăn 1-2h để trung hòa acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày của người bệnh.

Thuốc giảm đau, chống co thắt: thuốc này giúp giãn cơ trơn của dạ dày, giảm đau hiệu quả.

Thuốc kháng histamin H2: như Famotidin, Ranitidin, … có tác dụng kháng lại sự dịch vị quá mức của dạ dày, tràng loét dạ dày.

Thuốc kháng sinh: Penicillin và Macrolid cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng thuốc Đông Y

Người bị đau dạ dày có thể dùng trầm hương mục hương, quả cau, uất kim, phục linh, đại hoàng. Đem chúng (trừ trầm hương mục hương) đun sôi với nước khoảng 15p rồi cho 2 loại còn lại vào uống lượn phù hợp trong 2 ngày.

Người bệnh đau dạ dày cũng có thể dùng đẳng sâm, phật thủ, trần bì và sa nhân đem nấu nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Khi đại tiện nhiều lần, phân lỏng có thể nấu cháo gạo nếp với gừng khô. Trước tiên gừng khô nghiền thành bột, có nấu với gạo nếp thành cháo. Mỗi ngày 1 thang dùng trong một tuần.

Dùng các mẹo dân gian

Dùng nghệ chữa đau dạ dày

Hoạt chất curcumin dồi dào trong nghệ kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Chính vì vậy, nghệ còn được dùng trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp.

Lấy 1 củ nghệ rửa sạch, bỏ vỏ thái lát mỏng xay nhuyễn cùng với nước rồi lọc lấy nước đặt lên bếp đun sôi rồi để nguội và uống.

Hoặc bạn có thể trộn 1 muỗng tinh bột nghệ cùng 1 muỗng mật ong dùng trước mỗi bữa ăn.

Gừng

Gừng có vị cay, tính ấm giúp tiêu viêm, diệt khuẩn. Các thành phần trong gừng có hỗ trợ lành niêm mạc dạ dày ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

Bạn lấy gừng rửa sạch thái thành lát mỏng rồi hãm với nước sôi khoảng 10 phút. Uống nước gừng ấm khi đau vào sau bữa ăn sáng liệu trị đau dạ dày rất tốt

Cam thảo

Nó dùng để trị chứng đau dạ dày, giải độc, thông kinh mạch và dưỡng khí. Hàm lượng acid glucuronic trong cam thảo có ức chế hoạt động vi khuẩn gây hại như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, amip, trùng roi, trực khuẩn lao. Từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống co thắt.

Bạn đem cam thảo phơi khô, rửa sạch sắc cùng nước chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.

Lá khôi

Lá khôi có vị chua, tính hàn sử dụng trong chữa chứng đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn… Tanin trong lá khôi khả năng làm se niêm mạc dạ dày, chống viêm nhiễm. Lá khôi có thể kết hợp với các dược liệu khác để chữa đau dạ dày.

Chè dây

Đây là vị thuốc dân gian có dụng trung hòa acid dịch vị trong dạ flavonoid trong chè dây còn có khả năng chống viêm, hạn chế các cơn co thắt dạ dày và cải thiện cơn đau ở thượng vị.

Bạn lấy chè dây sắt cùng nước chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.

Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc có thể hỗ trợ tình trạng đau dạ dày. Tính hàn và có mùi thơm mát sẽ giúp kháng viêm, giải độc. Adenin, cholin, acid amin và vitamin A, B1 có thể làm giảm các cơn co thắt dạ dày giúp bạn ngủ ngon hơn, tránh bị gián đoạn trong giấc ngủ.

Lấy bông hoa cúc khô rửa sạch cho vào nước sôi tráng qua rồi hãm trong 10 phút. Nên uống khi trà ấm trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.

Hoàng kỳ

Hoàng kỳ ngọt, tính ấm khả năng làm bổ tỳ, sinh cơ, lợi tiểu và kháng trực khuẩn cải thiện chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi và khó tiêu.

Bạn cần chuẩn bị: hoàng kỳ, bạch thược, đường phèn, cam thảo, quả đại táo, quế chi và sinh khương cho trong ấm sắc rồi chia đều và uống, dùng 1 tháng mỗi ngày.

Phòng ngừa đau dạ dày

  • Hạn chế stress, cân bằng công việc và cuộc sống.
  • Hạn chế sử dụng thuốc Tây.
  • Nói không với bia rượu, thuốc lá, đồ có ga, chất kích thích và đồ ăn cay nóng.
  • Tập có lối sống, đúng giờ, khoa học và sạch sẽ.
  • Thăm khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Một số câu hỏi thường gặp

Ăn gì chữa đau dạ dày?

Chuối công dụng tốt cho dạ dày
Chuối công dụng tốt cho dạ dày

Khi bị đau dạ dày bạn cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất nhờ một vài thực phẩm sau:

Chuối công dụng tốt cho dạ dày trung hòa được hàm lượng axit dư cho phép xuất hiện trong dịch dạ dày và làm giảm nguy cơ viêm tấy đường ruột. Đặc biệt, chất pectin trong chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi với người mắc phải rối loạn tiêu hóa.

Táo có tác dụng nhuận tràng giảm nguy cơ tiêu chảy. Táo có chứa pectin có tính hòa tan, giãn nở khi gặp phải nước giúp cho quá trình bài tiết dịch được thuận lợi hơn. Chúng ta có thể dễ dàng làm một ly sinh tố táo hoặc mứt táo mà mình yêu thích.

Bánh mì nướng có khả năng khiến bạn cảm thấy dễ chịu và nó cũng không chứa quá nhiều chất béo.

Canh/Soup giúp thức ăn đã được nấu chín không gây ra gánh nặng với hệ tiêu hóa, giảm hấp thu chất béo cho cơ thể.

Ngoài ra còn rất nhiều thực phẩm khác như: Trà thảo dược, nước dừa, gừng, cây thì là, sữa chua, cây bạc hà, lá nguyệt quế, đậu bắp, …

Đau dạ dày nên kiêng gì?

Một vài thực phẩm dễ tổn thương niêm mạc dạ dày như gia vị mạnh ớt, tiêu, tỏi, dấm…, thức ăn cứng sụn, gân, rau củ nhiều xơ…, chất có ga, chất kích thích rượu, cà phê, chè đặc, thuốc lá.

Hay các thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày: Hoa quả chua cam, chanh, …

Các loại thực phẩm gây chướng bụng: cà muối, hành muối…

Đau dạ dày khi nào nên gặp bác sĩ?

Bất kể khi nào khi thấy có các triệu chứng liên quan bạn cần gặp bác sĩ ngày để chữa trị kịp thời nhé!

Đau dạ dày có chữa được không?

Đau dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nếu như bạn phát hiện kịp thời và sử dụng kết hợp các biện pháp. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân có những cách điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất

Nội soi đau dạ dày có đau không?

Nội soi dạ dày có sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại kết hợp với quy trình nhanh gọn nên người bệnh sẽ cảm thấy ít đau đớn hơn.

Nội soi có sử dụng thuốc gây mê: không gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng tác dụng phụ có thể bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, hoa mắt và nổi mẩn da.

Nội soi qua đường miệng: gây buồn nôn cho bệnh nhân do ống soi đi từ miệng xuống thực quản chạm vào lưỡi gà.

Nội soi qua mũi: người bệnh cảm giác nhức mũi nhưng không gây quá nhiều đau đớn.

Trên đây là chia sẻ của mình về bệnh đau dạ dày mong rằng đó sẽ là kiến thức bổ ích cho các bạn!

Ngày viết:
Tôi là dược sĩ Quang, hiện đang theo học tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Ngôi trường đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam. Tôi viết những bài này nhằm cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất về sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây