Bệnh lý đường tiêu hóa hiện nay đang diễn ra rất phức tạp. Nhiều bệnh lý mới xuất hiện, kèm theo những hậu quả khó lường, trong đó có bệnh lý nứt kẽ hậu môn. Vậy, nứt kẽ hậu môn là gì? Dưới đây là một số thông tin bạn đọc có thể tham khảo.
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là biểu hiện của trường hợp niêm mạc hậu môn có vết vách và thường gây ra cảm giác đau sau khi cố rặn, tống xuất phân cứng ra ngoài.
Hầu hết các trường hợp nứt kẽ hậu môn sẽ khỏi,vết rách sẽ liền miệng,thành sẹo cùng với việc đẩy lùi táo bón. Tuy nhiên, một số trường hợp vết nứt không lành, lâu ngày sẽ dẫn đến những hậu quả nguyên trọng như chảy máu ở hậu môn, vết nứt kéo dài, và phải can thiệp bằng can thiệp phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: [SỰ THẬT] Viên uống Hettri có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn
Bệnh lý nứt kẽ hậu môn có tỷ lệ cao ở những bệnh nhân có tiền sử bị táo bón. Phần lớn bệnh sẽ phục hồi sau vài tuần, tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, số ít còn lại sẽ tiến triển, trở thành mạn tính và cần phải can thiệp bằng thủ thuật y khoa..
Vậy nguyên nhân nào gây ra nứt kẽ hậu môn? Các chuyên gia tiêu hóa đã chỉ ra những nguyên nhân sau:
- Vùng hậu môn trực tràng viêm loét: Các tế bào viêm sản sinh ra các chất trung gian hóa học, làm ức chế chất keo, giảm độ đàn hồi cơ vòng hậu môn. Khi phân rắn đi qua hậu môn, vòng cơ thiếu sự co giãn, làm rách niêm mạc hậu môn, gây loét, chảy máu.
- Viêm xơ cơ thắt của hậu môn: ở bệnh nhân có khối cơ thắt hậu môn phì đại, làm cho vòng xơ căng lên, độ trướng tăng, đồng thời co thắt rất mạnh, làm cho vết viêm loét đã có trước đó không hồi phục mà nứt ra, nguy cơ gây chảy máu.
- Chức năng phân bố máu ở tạng thấp, thiếu máu và các chất dinh dưỡng, vết loét lâu lành. Khi phấn răng đi qua, dễ gây nứt, làm chảy máu hậu môn.
- Can thiệp hậu phẫu vùng hậu môn. Thiếu sót ý khoa khi phẫu thuật hậu môn, hay ở phụ nữ sau sinh.
- Bệnh nhân mắc một số bệnh truyền nhiễm như HIV, lao hậu môn–trực tràng, giang mai.
Đối tượng thường mắc phải nứt kẽ hậu môn
So với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, nứt kẽ hậu môn có tỷ lệ mác thấp. Tuy nhiên, không nên loại trừ những đối tượng có tỷ lệ mắc cao. Một số yếu tố có lợi và nhóm đối tượng dễ mắc phải nứt kẽ hậu môn là:
- Khẩu phần ăn hằng ngày có nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, sử dụng dầu mỡ chiên rán. Đồng thời trong chế độ ăn có ít thành phần là chất xơ, rau xanh.
- Người ít vận động, công việc đặc thù chủ yếu ngồi lâu trong nhiều giờ, không vận động làm cơ thắt hậu môn xơ cứng, thiếu đàn hồi.
- Trẻ em: nhóm đối tượng này có tỷ lệ mắc rất cao, nguyên nhân do hệ thống chức năng đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, cấu trúc tổ chức đường ruột còn lỏng lẻo, thiếu sự đàn hồi.
- Người lớn tuổi: ở nhóm đối tượng này có chức năng sinh lý hệ tiêu hóa bị giảm sút mạnh, thiếu máu tưới tổ chức dẫn đến xơ hóa, kém đàn hồi
- Táo bón: phân rắn, cứng, kích thước lớn làm tăng trương lực cơ vòng hậu môn. Quá tải xuất hiện các vết nứt hậu môn.
- Phụ nữ sau sinh: sau sinh, phụ nữ hay thực hiện chế độ kiêng cữ, thành phần thức ăn lắm thịt, ít rau xanh và chất xơ dẫn đến táo bón. Đặc biệt, sau sinh, chức năng vùng dưới phục hồi chậm, thiếu máu tưới niêm mạc, vết loét khó lành.
Triệu chứng khi có vết nứt kẽ hậu môn
Bệnh lý nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với táo bón, hay sa trĩ. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn có những triệu chứng đáng chú ý sau đây:
- Đau. Đau có tính chất dữ dội, nóng rát. Bình thường cơ vòng co giãn sẽ không có cảm giác đau. Tuy nhiên, trong và sau đi ngoài, đặc biệt là phân rắn, cảm giác đau sẽ tăng lên như kim châm. Đây chính là nguyên nhân bệnh nhân có nứt kẽ hậu môn lại ngại đi ngoài, lo lắng, căng thẳng.
- Vết nứt kẽ hậu môn hâu, kéo dài, chảy máu và xuất hiện máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh.
- Sau khi trải qua cảm giác đau, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực hậu môn. Nguyên nhân có thể là do vết thương cũ lành sẹo, lớp da mới phủ lên gây ngứa.
- Một đặc điểm có thể nhìn thấy đó là xuất hiện một hoặc một vài vết rách trên da lận cận hậu môn.
Chuẩn đoán nứt kẽ hậu môn
Theo các triệu chứng lâm sàng
Khám hậu môn: khi đưa ngón tay vào sâu trong hậu môn sẽ khó khăn cho người thực hiện và tăng cảm giác đau cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do sự co thắt khó khăn, không có độ đàn hồi của cơ thắt, đôi khi các cơ này còn bị xơ cứng.
Ngoài ra, khi dùng kẹp banh nhẹ hậu môn ra kết hợp với bệnh nhân rặn cũng thấy được bờ dưới của vết loét, đôi khi còn có máu chảy.
Triệu chứng khi khám lâm sàng như thế này cần phân biệt với một số bệnh đau vùng xương cụt hay đau trực tràng.
Theo các xét nghiệm cận lâm sàng
Một số biện pháp, chỉ số có thể chuẩn đoán nứt kẽ hậu môn là:
- Nội soi trực tràng. Đối tượng là bệnh nhân dưới 45 tuổi, không có biểu hiện gì của bệnh ung thư đại tràng.
- Nội soi đại tràng: đối tượng là bệnh nhân trên 50 tuổi, thực hiện để kiểm tra toàn bộ đại tràng.
- Đo áp lực hậu môn: test này nhằm mục đích kiểm tra trương lực cơ thắt hậu môn, độ đàn hồi cũng như đo độ nhạy cảm của cơ vòng hậu môn.
Điều trị nứt kẽ hậu môn
Các phương pháp Tây y
Thông thường, nứt kẽ hậu môn không nghiêm trọng. Có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau đây:
- Thuốc làm mềm phân. Một số trường hợp nứt kẽ hậu môn kèm táo bón, có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để giảm cảm giác đau.
- Uống thật nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Đây cũng được coi như cách để làm giảm độ rắn của phân.
- Tăng cường cung cấp thực phẩm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, như trái cây và rau củ quả.
- Tư thế tắm ngồi để các cơ hậu môn được thoải mái, đồng thời tăng tốc độ tưới máu đến mạng lưới mạch máu vùng hậu môn.
- Ngoài ra, có thể dùng thuốc mỡ nitroglycerin để tăng tốc độ tưới máu đến khu vực hoặc sử dụng chế phẩm của corticoid để giúp chống viêm.
- Để giảm đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs hoặc các Opioid.
Dựa vào các bài thuốc Đông y
Táo nhiệt
Thành phần của bài thuốc gồm các thành phần sau: đại hoàng có hàm lượng 9g; huyền sâm, sinh địa, mạch môn, hòe hoa, mang tiêu, địa du mỗi loại cân 10g.
Cách pha chế: cân các dược dược, cho vào ấm sắc với 450ml nước. Nên dùng hằng ngày, kiên trì để có tác dụng tốt nhất.
Trong y dược học cổ truyền, các dược liệu trên có tác dụng bổ âm, nhuận tràng, có tác dụng trong việc điều trị táo bón, đồng thời bổ huyết, tăng lưu thông máu.
Thấp độc
Thành phần của bài thuốc bao gồm: hoàng bá, khổ sâm, thương truật, liên kiều, kim ngân hoa, địa phu tử mỗi loại cân với lượng 10g; ý dĩ cân 15g
Cách thực hiện: cân các dược liệu cho vào ấm, sắc với 450 ml nước.
Giải thích vai trò của những thành phần có trong bài thuốc, ccs thầy thuốc Nam có đứa ra ý kiến như sau: thương truật kết hợp với hoàng bá có tác dụng lợi thấp, nhuận tràng. Khi kết hợp với những vị thuốc khác như địa phu tử, khổ sâm, ý dĩ lại sẽ mang lại công dụng thắng thấp, lợi thủy.
Can thiệp bằng phẫu thuật
Đây được coi là cách điều trị hữu hiệu nhất. Quy trình phẫu thuật như sau:
Tiến hành cắt mở cơ thắt ở bên trong hậu môn.. Ở thủ thuật bày, bác sĩ phẫu thuật dùng dao nhỏ sẽ rạch một vết cắt nhỏ ở vị trí cơ vòng hậu môn bên trong có chiều dài tương ứng với khe nứt hậu môn.
Cắt một phần vết nứt hậu môn, chỉ còn lại một vết thương hở được khâu lại và cho lành tự nhiên. Thủ thuật này có thể thực hiện đồng thời với thủ thuật cắt cơ thắt trong hậu môn phía bên, hoặc có thể kết hợp với glyceryl trinitrate hoặc độc botulinum dạng tiêm..
Advancement flaps – kỹ thuật đắp niêm mạc. Cơ chế của phương pháp này là thay thế các mô bị hỏng trong khe nứt bằng các mô khỏe mạnh. Thủ thuật này tương đối phức tạp và chỉ áp dụng khi các phẫu thuật khác không có hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Thuốc mỡ bôi trĩ Preparation H Ointment chính hãng có tốt không? Cách sử dụng
Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
Thay đổi lối sống
- Không nên nhịn khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh. Tập thói quen đi đại tiện thường xuyên tốt nhất là vào 7 – 9h sáng mỗi ngày.
- Không nên cố rặn phân trong khi bị táo bón, thay vào đó, bệnh nhân có thể dùng nước ấm hoặc nước muối ấm để thụt rửa phân ra ngoài.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh. Nên hạn chế dùng giấy và thay thế bằng khăn ấm để vệ sinh hậu môn.
- Thay đổi tư thế tắm là tư thế ngồi.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê.
Chế độ ăn
Cung cấp thật nhiều thức ăn giàu chất xơ. Nguồn cung cấp chất xơ có thể sử dụng là từ rau xanh, nên ăn các loại thực phẩm như củ cải, khoai môn, khoai lang, …
Không nên sử dụng nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ thức ăn nhanh, đóng gói sẵn hoặc các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, …
Cung cấp nước, điện giải cần thiết cho cơ thể. Có thể thay thế nước uống bằng các loại nước ép rau củ, nước hoa quả, … nhằm mục đích tăng nhu động ruột, làm mềm phân đễ tống xuất phân ra ngoài.
Một số câu hỏi thường gặp
Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý hay gặp, thường đi kèm với táo bón. Bình thường, nó sẽ không nguy hiểm cho người mắc và sẽ tự khỏi sau vài tuần. Trong quá trình đó, bệnh nhân có thể có cảm giác đau, ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu tình trạng lâu ngày, có thể để lại một số biến chứng như chảy máu hậu môn, sa trĩ,…
Khi có các biểu hiện nêu trên, bạn nên đi khám và xin ý kiến tham vấn của chuyên gia để có hướng điều trị phù hợp.
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được. Khi cơ thể thiết lập lại được độ căng trướng, cũng như độ đàn hồi của cơ vòng hậu môn cũng như tốc độ tưới máu của tổ chức được huy động thì vết nứt có thể tự lành và để lại sẹo. Để đạt được những cân bằng này, người mắc nên thực hiện đúng những những biện pháp phòng ngừa nên trên.
Nứt kẽ hậu môn có đau không?
Không những đau, mà nứt kẽ hậu môn còn có thể gây ra ngứa ngáy khó chịu. Cơ vòng tăng trương lực cơ, giảm đàn hồi và gây đau. Đồng thời, vết nứt lâu ngày sẽ rạch sâu vào bên trong, nguy cơ chảy máu, gây đau.
Nứt kẽ hậu môn nên bôi thuốc gì?
Nứt kẽ hậu môn có thể dùng thuốc mỡ nitroglycerin để tăng tốc độ tưới máu đến khu vực hoặc sử dụng chế phẩm của corticoid để giúp chống viêm.
Tuy nhiên, 2 loại thuốc mỡ này đều có tác dụng phụ đi kèm rất lớn. Vì vậy, muốn sử dụng, trước tiên bạn nên đi khám để xem mức độ tiến triển của bệnh sử dụng thuốc cho phù hợp.
Tìm hiểu thêm: [ĐÁNH GIÁ] Top 10 thuốc bôi chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay
rất tốt