Thuốc Cezil: Tác dụng, chỉ đinh, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bao nhiêu?

Đánh giá post

Cezil là thuốc gì?

Cezil là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và kháng histamin, thường được dùng để kiểm soát và hỗ trợ điều trị các bệnh lý như mề đay tự phát mạn tính, viêm mũi dị ứng theo mùa, phát ban,… Thuốc Cezil được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi viên nén Cezil bao gồm:

  • Hoạt chất chính Cetirizin dihyroclorid có hàm lượng là 10mg
  • Một số tác dược khác như: Cellactose 80, Cellulose vi tinh thể, Magnesi stearat, Natri starch glyconat, Titan dioxid, bột Talc, Polyethylen glycol, Hydroxypropyl methylcellulose sao cho vừa đủ 1 viên. Thuốc Cezil được sản xuất bởi nhà sản xuất Alkem Lab của Ấn Độ.

Viên nén Cezil được đóng gói trong hộp 100 viên, mỗi hộp có 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

Thuốc Cezil có tác dụng gì?

Thuốc Cezil có thành phần hoạt chất chính là Cetirizin, là một dẫn xuất piperazine, thuộc nhóm dược lý kháng histamin toàn thân.

Cơ chế tác dụng của Cetirizin

Công thức hóa học của Cetirizin
Công thức hóa học của Cetirizin
  • Cetirizin là một thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, là một chất đối kháng mạnh và có tác dụng chon lọc lên thụ thể H1 ở ngoại vi. Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy rằng Cetirizin hầu như không gây tác động lên các thụ thể khác ngoài thụ thể H1 nên không có tác dụng đối kháng acetylcholin và serotonin.

Tác dụng dược lực học của Cetirizin

  • Ngoài tác dụng đối kháng chọn lọc lên thụ thể H1 ở ngoại vi, Cetirizin còn được chứng minh là có tác dụng chống dị ứng, với liều 10mg mỗi ngày, Cetirizin có tác dụng ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng và ức chế gải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

Dược động học của Cetirizin

  • Cetirizin  được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa sau khi dùng thuốc đường uống. Khi dùng thuốc ở liều được khuyến cáo, nồng độ của Cetirizin trong máu đạt đến mức cao nhất sau khoảng 30 đến 60 phút. Khi dùng thuốc cùng với thức ăn thì thời gian để  đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương dài hơn so với uống thuốc lúc đói nhưng không làm giảm sinh khả dụng của thuốc. Thuốc có khả năng liên kết với protein huyết tương cao, lên đến khoảng 93%, thời gian bán thải của thuốc được xác định là khoảng 11 giờ. Cetirizin hầu như được thải trừ qua nước tiểu ở dạng ban đầu, một số nhỏ lượng Cetirizin qua được hàng rào máu não và bài tiết vào sữa mẹ.

Tham khảo thêm: Thuốc dị ứng Zyrtec 10mg: Chỉ định, Cách sử dụng, SĐK, Giá bán

Chỉ định của Cezil

  • Thuốc Cezil được chỉ định để sử dụng trong nhiều trường hợp dị ứng do cơ địa, dị ứng do thời tiết, dị ứng da,… như mày đay mạn tính vô căn, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm kết mạc dị ứng,…cùng các bệnh dị ứng đường hô hấp khác.
  • Ngoài ra, viên nén Cezil còn có thể được dùng để làm giảm nhanh các triệu chứng sốt và nhiều biểu hiện khác thường của cơ thể như: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi từng cơn, chảy nước mắt, đỏ hoặc ngứa mắt,…

Cách sử dụng thuốc Cezil

Cách dùng

  • Dùng thuốc theo đường uống, uống thuốc với một cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Uống nguyên vẹn viên, không nên nhai viên khi uống để đảm bảo tác dụng chữa bệnh của thuốc.
  • Có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn đều được.
Cách sử dụng thuốc Cezil
Cách sử dụng thuốc Cezil

Liều dùng

Đối với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: liều dùng được khuyến cáo cho những đối tượng này là uống 1 viên Cezil 10mg mỗi ngày, không được dùng quá 2 viên thuốc trong vòng 24 giờ.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: sản phẩm này được khuyến cáo là không nên sử dụng cho trẻ em ở lứa tuổi này. Nếu trẻ em dưới 6 tuổi nhưng lại bị mắc các triệu chứng dị ứng ở trên thì cần đến các bệnh viên để được thăm khám và được bác sĩ tư vấn sử dụng một thuốc khác phù hợp với độ tuổi cũng như cơ thể của trẻ.

Các đối tượng đặc biệt :

  • Đối với các bệnh nhân bị suy thận ở mức độ trung bình ( độ thanh thải creatinin nằm trong khoảng 11 đến 31 ml/ phút ) : giảm nửa liều so với liều của người bình thường.
  • Đối với bệnh nhân bị suy gan: giảm nửa liều so với liều của người bình thường.

Tham khảo thêm: Thuốc Lorastad 10mg: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý khi sử dụng, Giá bán

Tác dụng phụ của thuốc Cezil

Trong quá trình điều trị các bệnh lý dị ứng bằng thuốc Cezil, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn mà thuốc có thể gây ra. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Cezil mà bạn có thể gặp phải:

  • Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, viêm họng, mệt mỏi, khô miệng, ngủ gà,…
  • Một số tác dụng phụ khác do thuốc Cezil gây ra nhưng ít gặp hơn là: tăng việc tiết nước bọt, chán ăn, bí tiểu, da đỏ bừng, trong một số trường hợp cũng có thể tăng sự thèm ăn.
  • Các tác dụng phụ rất hiếm gặp khi sử dụng Cezil là: hạ huyết áp nặng, sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, viêm gan, ứ mật, thiếu máu, tan máu, viêm cầu thận. Nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng này bạn nên ngừng thuốc ngay và thông báo ngay cho bác sĩ để được giả quyết kịp thời.
  • Ngoài các tác dụng không muốn trên, trong quá trình sử dụng thuốc Cezil bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng không muốn khác mà không được liệt kê ở trên, điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Do đó trong quá trình điều trị bằng Cezil, nếu bạn gặp phải bất kỳ bất thường nào nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Chống chỉ định của thuốc Cezil

Hình ảnh: Thuốc Cezil vỉ 10 viên
Hình ảnh: Thuốc Cezil vỉ 10 viên
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc với những người bị dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, đặc biệt là hoạt chất chính Cetirizin hoặc bất kỳ các dẫn xuất piperazine nào khác.
  • Không dùng thuốc Cezil cho các đối tượng bệnh nhân bị suy thận nặng có độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút.
  • Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Cezil.

Tương tác của Cezil với các thuốc khác

  • Do đặc điểm dược lực học, dược động học cùng khả năng dung nạp của Cetirizin, hầu như không có tương tác thuốc nào với thuốc kháng histamin này.
  • Khi dùng thuốc cùng thức ăn, tốc độ hấp thu Cetirizin bị giảm thuy nhiên mức độ hấp thu không giảm nên không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
  • Ở một số bệnh nhân nhạy cảm, khi dùng đông thời thuốc Cezil với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh như làm giảm độ tỉnh táo, buồn ngủ, chóng mặt, khó tập trung vào công việc mặc dù Cetirizin không làm tăng nồng độ của rượu trong máu.

Tham khảo thêm: Thuốc dị ứng Aerius 5mg: Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Cezil được không?

  • Đối với phụ nữ có thai: Tại các nghiên cứ trên động vật, người ta vẫn chưa thấy có các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp mà Cetirizin gây ra cho thai nhi, tuy nhiên vẫn chưa có các dự liệu cụ thể và đầy đủ ở trên người mang thai. Do đó cần phải thật thận trọng khi dùng thuốc Cezil cho phụ nữ có thai.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứ đã chỉ ra rằng có một lượng nhỏ Cetirizin có thể được bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng lên trẻ nhỏ, do đó không nên sử dụng thuốc Cezil cho phụ nữ đang cho con bú.

Cezil Imexpharm và Cezil Amphaco

Ngoài sản phẩm Cezil trên, trên thị trường còn có 2 loại Cezil có xuất xứ ở Việt Nam mà có hoạt chất chính cùng tác dụng điều trị tương tự là Cezil Imexpharm và Cezil Amphaco. Trong đó Cezil Imexpharm được sản xuất bởi công ty CPDP IMEXPHARM, Cezil Amphaco được sản xuất bởi công ty Amphaco USA. Cả loại sản phẩm này đều có tác dụng điều trị trong các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, dị ứng theo mùa cùng các bệnh lý dị ứng đường hô hấp khác.

Cezil giá bao nhiêu?

Thuốc Cezil hộp 100 viên hiện nay trên thị trường có giá là: 80000VND/ hộp.

Cezil mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua thuốc Cezil ở các nhà thuốc trên toàn quốc như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh, … hoặc bạn có thể liên hệ với nhà thuốc qua hotline hoặc gửi tin nhất cho Page để được tư vấn mà mua thuốc mà bạn cần.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây