Sporal 100mg là thuốc gì?
Sporal thuộc nhóm thuốc điều trị nấm điều trị nấm âm đạo, nấm ngoài da, nấm toàn thân.
Thuốc có chứa thành phần chính là Itraconazole hàm lượng 100mg/viên.
Thuốc dược bào chế ở dạng viên nang và được đóng gói vào một vỉ nhôm, một vỉ gồm 4 viên. Thuốc do công ty dược phẩm Janssen sản xuất.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn một thông tin cần thiết về tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng và sử dụng thuốc trên một số đối tượng đặc biệt.
Sporal có tác dụng gì?
- Itraconazole thuốc nhóm dẫn xuất triazole có tác dụng chống nấm, chống lại một số nấm như: Candida, Aspergillus, Cryptococcus, Histoplasma, Blastomyces, Sporothrix, Paracoccidioides
- Cơ chế tác dụng của thuốc thông qua việc ức chế tổng hợp thành tế bào nấm nhờ vào việc ức chế enzym 14α-demethylase, enzyme này có vai trò trong quá trình tổng hợp ergosterol một thành phần quan trong có thành tế bào nấm. Như vậy thành tế bào nấm không được hình thành, các chất cần thiets trong tế bào nấm bị thoát ra khỏi và gây chết các tế bào nấm.
Chỉ định của thuốc Sporal
Với tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào nấm nên thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp:
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida ở âm đạo – âm hộ.
- Thuốc còn được bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp điều trị nhãn khoa như viêm giác mạc do nấm, nấm da, lăng ben, nấm miệng do candida, nấm móng (do nấm men hoặc nấm Dermatophytes gây nên)
- Với phổ tác dụng trên một số loại nấm nên thuốc được chỉ định điều trị nấm toàn thân do một số loại nấm gây nên như Aspergillus, Candida, Cryptococcus, Histoplasma, Blastomyces, Sporothrix, Paracoccidioides.
- Ngoài ra thuốc còn được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có nhiễm nấm toàn thân khác hoặc các trường hợp nhiễm nấm nhiệt đới nhưng hiếm gặp.
Cách sử dụng thuốc Sporal 100mg
Thuốc được bào chế ở dạng viên nang và sử dụng đường uống, uống thuốc với một lượng nước vừa đủ. Do thuốc hấp thu tăng lên khi khi uống ngay sau khi ăn và đạt được sinh khả dụng tối đa vì vậy nên sử dụng thuốc vào thời điểm sau bữa ăn.
Liều dùng:
- Khi sử dụng thuốc để điều trị cho những bệnh nhân có nhiễm nấm candida âm đạo – âm hộ thì sử dụng với liều dùng là 200mg/ngày có thể uống 1 hoặc 2 lần trong ngày tương đương với liều 1 viên/lần, ngày uống 2 lần hoặc 2 viên/lần/ngày. Thời gian cho đợt điều trị nấm candida âm đạo – âm hộ là 1 ngày hoặc 3 ngày.
- Khi sử dụng thuốc để điều trị cho những bệnh nhân có nhiễm nấm ngoài da thì sử dụng với liều dùng là 200mg/ngày hoặc 100mg/ngày tương đương với 2 viên/lần/ngày hoặc 1 viên/lần/ngày. Thời gian cho đợt điều trị nấm da là 7 ngày hoặc 15 ngày.
- Khi sử dụng thuốc để điều trị cho những bệnh nhân có nhiễm nấm lòng bàn chân và lòng bàn tay thì sử dụng với liều dùng là 200mg/lần, uống 2 ngày hoặc 100mg/lần/ngày tương đương với 2 viên/lần x 2 lần/ngày hoặc 1 viên/lần/ngày. Thời gian cho đợt điều trị nấm lòng bàn tay, lòng bàn chân là 7 ngày hoặc 30 ngày.
- Với những bệnh nhân bị lang ben thì điều trị là 200mg/lần/ngày tương đương với 2 viên/lần/ngày, với thời gian điều trị là 7 ngày
- Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhiễm nấm miệng do candida thì liều sử dụng là 1 viên (100mg)/lần/ngày và thời gian cho đợt điều trị là 15 ngày.
- Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị nhiễm nấm giác mạc mắt thì liều cho đối tượng này là 200mg/lần và sử dụng 1 lần trong ngày tương đương 2 viên/lần/ngày, thời gian điều trị nhiễm nấm giác mạc mắt là 3 tuần và có thể thay đổi theo đáp ứng lâm sàng.
- Đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần hiệu chỉnh liều sử dụng thuốc cho phù hợp
- Đối với những bệnh nhân bị nhiễm nấm móng thì điều trị theo lối ngắt quãng với liều sử dụng là 1 viên (100mg)/lần và ngày uống 2 lần, một đợt điều trị có 2 viên. Và tiến hành 2 đợt điều trị như sau tuần thứ nhất sử dụng 1 đợt điều trị sau đó tuần thứ 2 khoogn sử dụng thuốc và tuần thứ 3 lại tiếp tục sử dụng thuốc cho đợt điều trị 2.
- Đối với trường hợp điều trị nấm móng chân có haowcj khoogn có nấm móng tay thì tiết hành điều trị tương tự như nấm móng tay nhưng với 3 đợt điều trị thay vì 2 đợt như ở nấm móng tay.
- Ngoài ra có thể tiến hành điều trị thành đợt liên tục kéo dài trong 3 tháng với nấm móng, liều sử dụng là 200mg/lần/ngày tương đương với 2 viên/lần/ngày.
- Đối với những bệnh nhân nhiễm nấm Aspergillus toàn thân thì sử dụng với liều dùng 2 viên /lần/ngày (200mg/lần) và thời gian cho đợt điều trị là 2-5 tháng và nếu có tình trạng xâm lấn thì có thể thay đổi liều dùng là 2 viên/lần và ngày uống 2 lần
- Đối với trường hợp nhiễm Candida toàn thân thì liều sử dụng là 1-2 viên/lần/ngày (100-200mg/lần) và thời gian điều trị là 3 tuần đến 7 tháng và có thể tăng liều lên trong trường hợp có xâm lấn: 2 viên/lần và ngày uống 2 lần.
- Đối với trường hợp nhiễm nấm Cryptococcus ngoài màng não thì liều sử dụng là 2 viên/lần/ngày (200mg/lần) và thời gian điều trị là 2 tháng đến 1 năm
- Đối với trường hợp nhiễm nấm Cryptococcus gây viêm màng não thì liều sử dụng là 2 viên/lần và ngày uống 2 lần và thời gian điều trị là 2 tháng đến 1 năm.
- Đối với trường hợp nhiễm nấm Blastomyces thì liều sử dụng là 1 viên/lần/ngày (100mg/lần) hoặc 2 viên (100mg/viên) chia làm 2 lần uống trong ngày, thời gian cho 1 đợt điều trị kéo dài 6 tháng.
- Đối với trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm Histoplasma thì liều sử dụng là 2 viên/lần/ngày hoặc 1 viên/lần, ngày uống 2 lần với thời gian cho điều trị là 8 tháng
- Đối với những trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm paracoccidioides brasiliensis thì liều điều trị là 1 viên/lần/ngày (100 mg/ngày) và thời gian cho đợt điều trị là 6 tháng.
- Đối với những trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm Sporothrix schenckii thì liều điều trị là 1-2viên/lần/ngày (100 mg/ngày) và thời gian cho đợt điều trị là 3 tháng.
- Đối với những trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm SCludosporitin, Fonsecaea thì liều điều trị là 1-2 viên/ngày (100- 200 mg/ngày) và thời gian cho đợt điều trị là 6 tháng.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong các trường hợp nhiễm nấm cụ thể để được hướng dẫn liều chi tiết.
- Với những bệnh nhân có suy thận cần chú ý hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân do sinh khả dụng thấp trên đối tượng này.
- Những bệnh nhân nhiễm nấm là trẻ em, người suy giảm chức năng gan tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng do thiếu dữ liệu an toàn trên đối tượng này.
- Đối tượng là người già cần đánh giá việc suy giảm chức năng gan thận để có liều sử dụng hợp lí và chỉ sử dụng khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ mà thuốc đem lại.
Tham khảo thêm: Thuốc Canesten 500mg: Tác dụng, Liệu trình dùng, Chỉ định, Giá bán
Tác dụng phụ của thuốc Sporal
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc liên quan đến một số cơ quan như: tiêu hóa, hệ thống máu và bạch huyết, hệ thần kinh, hệ tim mạch, hô hấp, chuyển hóa…
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên tiêu hoá như: đau bụng, buồn nôn (tần xuất hay gặp); nôn, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu (tần suất ít gặp hơn), ngoài ra có thể gây viêm tụy những tần suất hiếm gặp.
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống máu và bạch huyết như: Xét nghiệm huyết học thấy một số chỉ số máu thay đổi như: giảm số lượng bạch cầu (tần suất hiếm gặp), giảm số lượng tiểu cầu và giảm số lượng bạch cầu trung tính (tần suất rất hiếm gặp).
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống miễn dịch như: các phản ứng quá mẫn (tần suất ít gặp), phù mạch, bệnh huyết thanh (tần suất rất hiếm gặp).
- Tiến hành xét nghiệm máu thấy một số chỉ số thay đổi như tăng kali máu và tăng triglycerid máu với tần suất rất hiếm gặp.
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh như: đau đầu, dị cảm, chóng mặt (tần suất ít gặp), viêm dây thần kinh ngoại biên (tần suất rất hiếm gặp).
- Rối loạn thị giác có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc nhưng tần suất ít gặp, có thể có tình trạng cảm giác nhìn mờ, hóa mắt
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống da và mô mềm như: dị ứng, ngứa, mề đay (tần suất ít gặp), tình trạng phát ban sau khi sử dụng thuốc hay gặp, ngoài ra có thẻ có một số tác dụng phụ khác những tần suất hiếm gặp như hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
- Có báo cáo về trường hợp đau khớp và đau cơ sau khi sử dụng thuốc nhưng với tần suất rất hiếm gặp.
- Một số tác dụng không mong muốn trên thận tiết niệu như: tiểu không tự chủ, Pollaki niệu.
- Tác dụng không mong muốn trên gan cũng có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc: xét nghiệm thấy tăng men gan.
- Các tác dụng không mong muốn trên tim mạch, cơ quan hô hấp có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc như: phù, suy tim sung huyết, phù phổi.
- Ngoài ra có thể có tình trạng rụng tóc sau khi sử dụng thuốc.
Báo cáo cho bác sĩ về các triệu chứng gặp phải sau khi sử dụng thuốc để được chữa trị và cân nhắc đến việc hiệu chỉnh liều dùng hoặc sử dụng một số thuốc khác thay thế.
Tham khảo thêm: Thuốc Antifungol Hexal: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng
Chống chỉ định của thuốc Sporal
Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc là cơ chất của enzyme cytochrome Pyso 3A do Itraconazole ức chế chuyển hóa của một số chất đo làm tăng nồng độ của thuốc và tăng nguy cơ gây độc. Một số thuốc chuyển hóa qua enzym cytochrome Pyso 3A như terfenadine, midazolam, cisapride, astemizole…
Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc nhóm ức chế HMG-CoA reductase như lovastatin và simvastatin do làm tăng nguy cơ bệnh lý về cơ.
Thuốc dược chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai trong điều trị nấm móng do thiếu dữ liệu an toàn cho đối tượng này và nguy cơ gây hại trên bào thai. Chỉ sử dụng nếu lợi ích mà thuốc đem lại lớn hơn nguy cơ gây ra khi sử dụng thuốc.
Thuốc còn được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với một số thành phần của thuốc: itraconazole và tá dược thêm vào.
Ngoài ra thuốc còn được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc khác do nguy cơ gây độc tính trên bệnh nhân như pimozide, triazolam, mizolastine, midazolam, dofetilide.
Tương tác của Sporal với các thuốc khác
Một số thuốc làm thay đổi pH của dạ dày như các thuốc kháng acid (thuốc ức chế bơm PPi, kháng H2) thuốc trung hòa acid (như hydroxit Nhôm) có thể làm giảm hấp thu của itraconazole khi phối hợp đồng thời 2 thuốc này với nhau. Vì vậy để tránh tương tác này xảy ra có thể sử dụng các thuốc làm thay đổi pH dạ dày cách ít nhất 2 giờ sau khi uống itraconazole.
Thuốc có khả năng ức chế hệ enzym cytochrom 3A, vì vậy có thể làm giảm chuyển hóa một số chất chuyển hóa qua enzym này ( như Terfenadine, astemizole, cisapride, midazolam và triazolam) từ đó làm tăng nồng độ của các thuốc này trong huyết tương và tăng nguy cơ gây độc của các thuốc này vì vậy các thuốc này được chống chỉ định phối hợp với Itraconazole.
Khi phối hợp đồng thời itraconazole với một số thuốc như rifampicin, rifabutin, phenytoin
carbamazepine có thể làm giảm nồng độ của itraconazole trong huyết tương do các thuốc này có tác dụng cảm ứng enzym chuyển hóa itraconazole và tăng chuyển hóa làm giảm nồng độ của itraconazole, giảm tác dụng của thuốc. Khi phối hợp cần theo dõi nồng độ của thuốc và có thể hiệu chỉnh liều nếu cần thiết
Một số triệu chứng như phù, ù tai, giảm thính giác, thị giác khi phối hợp đồng thời thuốc ức chế kênh Canxi dihydropyridine, quinidin với Itraconazol, vì vậy cần theo dõi các trieuejc hứng này trên bệnh nhân nếu có phối hợp các thuốc này và hiệu chỉnh liều dùng nếu cần thiết.
Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ của một số chất ức chế protease (các chất này có chuyển hóa qua cytochrom P450 3A) và Itraconazol sẽ bị thay đổi khi phối hợp đồng thời 2 thuốc này với nhau, nguy cơ gây độc tính cũng như ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của hai thuốc này. Một số thuốc chất ức chế protease như ritonavir, indinavir
Khi sử dụng đồng thời các alkaloid vinca (thuốc điều trị ung thư) với Itraconazole sẽ làm tăng nguy cơ gây độc của các thuốc này do itraconazole có khả năng ức chế chuyển hóa của các thuốc này và làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương. Khi phối hợp hai thuốc này với nhau cần chú ý theo dõi các triệu chứng bất lợi xảy ra như tác dụng bất lợi trên thần kinh ngoại biên và tắc ruột… Xém xét hiệu chỉnh liều sử dụng của các thuốc chống ung thư cho bệnh nhân nếu cần.
Nồng độ của digoxin uy cơ gây sẽ tằn lên và tăng nguy cơ gây độc tính của các thuốc này khi cho bệnh nhân phối hợp Itraconazol với digoxin vì vậy cần thận trọng khi sử dụng và theo dõi nồng độ của thuốc digoxin trong máu để có thể hiệu chỉnh liều nếu cần hạn chế các tác dụng bất lợi khi phối hợp 2 thuốc này với nhau.
Khi cho bệnh nhân phối hợp đồng thời itraconazole với một số thuốc như cyclosporin hoặc tacrolimus có thể làm tăng độc tính của các thuốc này do làm tăng nồng độ của các thuốc này trong máu, vì vậy cần theo dõi nồng độ và hiệu chỉnh liều nếu cần của các thuốc này trong máu.
Một số thuốc như atorvastatin, lovastatin và simvastatin chuyển hóa qua enzym Cyp 3A4 có thể tăng nồng độ trong huyết tương khi phối hợp với itraconazole do ức chế chuyển hóa enzym chuyển hóa các thuốc này, tăng nguy cơ gặp các bệnh lý trên cơ như tiêu cơ vân vì vậy cần tránh phối hợp các thuốc này với nhau.
Khi phối hợp đồng thời methylprednisolon với Itraconazol thì Itraconazol có thể ức chế chuyển hóa của thuốc này và làm tăng nồng độc của thuốc này trong máu, tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc này vì vậy cần chú ý theo dõi nồng độ và tác động của thuốc này nếu có các triệu chứng lạ cần báo cáo cho bác sĩ và hiệu chỉnh liều dùng methylprednisolon cho phù hợp.
Tham khảo thêm: Thuốc bôi trị nấm Pirolam Gel 20g: Công dụng & hướng dẫn sử dụng hiệu quả
Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng thuốc Sporal được không
- Phụ nữ có thai: nguy cơ gây độc tính trên thai nhi chưa được loại bỏ, vì vậy không nên sử dụng thuốc trên đối tượng này, chỉ sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ khi mà lợi ích thuốc đem lại lớn hơn nguy cơ gây hại của thuốc.
- Phụ nữ cho con bú: Thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ vì vậy có thể gây nguy hại cho trẻ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và chỉ sử dụng thuốc nếu lợi ích mà thuốc đem lại lớn hơn nguy cơ, có thể cân nhắc việc ngừng cho con bú khi sử dụng thuốc.
Sporal có tốt không?
Nhiễm nấm là một căn bệnh phổ biến, có nhiều thuốc để điều trị nấm đã được nghiên cứu trong đó có itraconazole với hiệu quả điều trị tương đối tốt, được tin dùng sử dụng trong điều trị nấm tại chỗ hoặc tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng thuốc trên một số đối tượng đặc biệt, cần tham khảo một số ý kiến của bác sĩ cũng như nghiên cứu thêm về lợi ích cũng như nguy cơ của thuốc.
Thuốc Sporal 100mg giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường giá bán của Sporal là 79000 VNĐ/hộp. giá bán có thể khác nhau tùy thuộc vào dạng bào chế, hàm lượng thuốc ghi trên nhãn.
Thuốc Sporal 100mg mua ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng có bán thuốc Sporal trong đó có nhà thuốc Ngọc Anh và nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc tại một số bệnh viện lớn. Đây là những nhà thuốc có độ uy tín, có sự tư vấn nhiệt tình, giải đáp đầy đủ những thắc mắc khi bạn mua thuốc và hướng dẫn cho bạn đầy đủ cách sử dụng thuốc. Bạn cũng có thể nhắn tin cho page được để giải đáp thắc mắc.