Tobradex là thuốc gì?
Tobradex là một loại thuốc nhỏ mắt dạng huyền dịch hoặc dạng thuốc mỡ tra mắt chứa thành phần chính là kháng sinh Tobramycin giúp kháng khuẩn, khử trùng tại chỗ cho mắt, từ đó điều trị nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Tobradex được sản xuất bởi nhà sản xuất S.A. Alcon – Couvreur N.V, Mỹ.
Các dạng thuốc Tobradex
Hiện nay trên thị trường thuốc Tobradex được bào chế ở 2 dạng:
Thuốc nhỏ mắt Tobradex lọ 5ml (dạng huyền dịch) với hàm lượng hoạt chất Tobramycin 3 mg/ml và Dexamethasone 1 mg/ml.
- Thuốc ở dạng dung dịch không màu, trong suốt hoặc màu vàng nhạt đến nâu nhẹ.
- Đóng gói 1 lọ đếm giọt 5ml trong 1 hộp.
- Được sản xuất tại Bỉ.
Thuốc mỡ tra mắt Tobrex tuýp 3.5g với hàm lượng hoạt chất Tobramycin 0.3% và Dexamethasone 0.1%.
- Thuốc ở dạng mỡ trắng, đặc sệt, không tan trong nước.
- Đóng gói 1 tuýp 3.5g trong 1 hộp.
- Được sản xuất tại Tây Ban Nha.
Thuốc Tobradex có tác dụng gì?
Về đặc tính dược lý của các hoạt chất thành phần
- Tobradex chứa hoạt chất kháng sinh Tobramycin thuộc nhóm kháng sinh Aminosid, là nhóm kháng sinh có tác dụng nhanh, phổ điều trị nhiễm khuẩn rộng, nhất là nhiễm khuẩn bệnh viện do Gram (-), kể cả Pseudomonas và một số vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus, Enterococcus đã kháng nhiều.
- Dexamethasone là một glucocorticoid tổng hợp, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và giảm các phản ứng tự miễn.
Về tác dụng của thuốc
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn, kháng sinh tại chỗ.
- Điều trị trong trường hợp nhiễm khuẩn mắt do các loài vi khuẩn nhạy cảm tấn công, không dùng để điều trị các bệnh do nấm hay virus gây ra.
- Chống nhiễm trùng và phục hồi tổn thương mắt do hóa chất, vật lạ, bức xạ,…gây ra.
Chỉ định của thuốc Tobradex
Huyền dịch Tobradex và thuốc mỡ Tobradex được chỉ định khi bệnh nhân có tình trạng viêm ở mắt và có đáp ứng với steroid, được chỉ định dùng corticosteroid để chống viêm, thường là viêm kết mạc, viêm kết mạc nhãn cầu, viêm kết mạc mi. Ngoài ra thuốc còn được chỉ định khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm trùng ở mắt.
Cách sử dụng thuốc Tobradex
Cách dùng
Để tránh tạp nhiễm vào đầu lọ thuốc nhỏ mắt hoặc tuýp thuốc mỡ tra mắt, không để đầu lọ/ tuýp tra thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, các vùng xung quanh mắt hoặc bất cứ đồ vật nào. Nên để đầu lọ/ tuýp cách mắt từ 0.5 đến 1 cm khi tra thuốc và đóng nắp ngay sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
Liều dùng
Với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi:
- Huyền dịch: nhỏ 1 đến 2 giọt sau khoảng từ 4-6 giờ vào túi cùng kết mạc mắt. Trong 1 đến 2 ngày đầu có thể tăng liều, nhỏ 1 đến 2 giọt sau khoảng 2 giờ. Trường hợp nặng có thể nhỏ 1 đến 2 giọt mỗi giờ đến khi các triệu chứng lâm sàng giảm xuống, sau đó có thể sử dụng liều bình thường. Thận trọng không nên ngưng điều trị quá sớm, nên sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 7 ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Thuốc mỡ : tra một lượng thuốc dài khoảng 1 cm vào túi cùng kết mạc sau khoảng 6-8 giờ.
Có thể dùng kết hợp thuốc mỡ tra mắt Tobradex trước khi đi ngủ và dùng huyền dịch nhỏ mắt Tobradex trong ngày để tránh cảm giác khó chịu vào ban ngày khi dùng thuốc dạng mỡ.
Với trẻ em dưới 1 tuổi
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, vì chưa có nghiên cứu chính xác nào chứng minh thuốc Tobradex an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tham khảo thêm: 15 LOẠI THUỐC NHỎ MẮT TỐT NHẤT HIỆN NAY [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]
Tác dụng phụ của thuốc Tobradex
Có thể gặp các tác dụng không mong muốn chung của nhóm kháng sinh Aminosid như:
- Độc với thận
- Độc với thính giác (có thể không phục hồi)
- Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ
Hoặc các tác dụng phụ thường gặp của thuốc như:
- Mắt đỏ (đỏ kết mạc)
- Cảm giác châm chích hoặc bỏng nhẹ
- Ngứa mắt, phù mi mắt
- Sung huyết mắt gây khó chịu
- Đau đầu
Và một số các trường hợp hiếm gặp khác như:
- Mắt kích ứng nặng
- Nhiễm trùng mắt
- Nhìn mờ, giảm thị lực
- Xuất hiện các triệu chứng viêm, sưng đỏ nghiêm trọng, ban đỏ mi mắt, mề đay, ghèn mắt, tăng tiết nước mắt…
Chống chỉ định của thuốc Tobradex
Chống chỉ định đối với các bệnh do virus và bệnh do nấm gây ra ở các bộ phận của mắt.
Người quá mẫn với một số thành phần của thuốc.
Tuyệt đối chống chỉ định sử dụng thuốc phối hợp kháng sinh và chống viêm này sau mổ mắt lấy dị vật giác mạc không có biến chứng.
Tương tác thuốc
Hiện tại, chưa có nghiên cứu đặc hiệu nào về việc xảy ra tương tác giữa Tobradex với các thuốc khác.
Đã có một số báo cáo về tương tác thuốc của từng hoạt chất thành phần trong chế phẩm khi dùng toàn thân như uống hoặc tiêm. Tuy nhiên với đường dùng tại chỗ của thuốc, tỷ lệ các hoạt chất Tobramycin và Dexamethasone hấp thu vào tuần hoàn chung rất ít và nguy cơ xảy ra tương tác là rất thấp.
Không nên sử dụng đồng thời hoặc liên tiếp Tobramycin với các thuốc kháng sinh cùng nhóm Aminosid để tránh làm tăng thêm các tác dụng không mong muốn như độc trên thận, thính giác và thần kinh cơ.
Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Hiện nay, chưa có các nghiên cứu chính xác và cụ thể nào về việc sử dụng thuốc Tobradex trên phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, có rất nhiều thuốc có thể qua được hàng rào nhau thai cũng như bài tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Chỉ nên dùng sản phẩm khi lợi ích cao hơn nguy cơ hoặc khi thực sự cần thiết. Nên sử dụng thuốc trong thời gian thai nghén nếu lợi ích nhiều hơn nguy cơ và nên dừng thuốc khi đang cho con bú để đảm bảo an toàn cho bé.
Tham khảo thêm: Thuốc nhỏ mắt Vismed: Chỉ định, Cách sử dụng, SĐK, Giá bán?
Lưu ý khi sử dụng
Chỉ được dùng tại chỗ, không dùng để tiêm vào mắt.
Ngưng sử dụng thuốc nếu xảy ra các phản ứng mẫn cảm trên một số bệnh nhân mẫn cảm với các loại kháng sinh Aminosid dùng tại chỗ.
Sử dụng các thuốc chống viêm steroid kéo dài có thể dẫn đến bệnh glaucome góc, cùng với các biểu hiện suy giảm thị lực, tổn thương thần kinh thị giác. Do vậy khi sử dụng thuốc nên theo dõi nhãn áp một cách thường xuyên.
Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm giảm đáp ứng của cơ thể với thuốc, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát ở mắt. Ngoài ra, cũng có thể dẫn đến bội tăng nấm, các vi sinh vật gây bệnh. Néu xảy ra bội nhiễm, cần có các biện pháp điều trị kịp thời.
Không nên đeo kính áp tròng trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm trùng ở mắt. Trong trường hợp thật sự cần đeo thì nên tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc và chờ ít nhất 15 phút sau mới được đeo lại.
Bảo quản
- Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 270C.
- Sau khi dùng xong, giữ lọ nhỏ mắt đứng thẳng và lắc kỹ trước khi dùng.
- Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Tobradex giá bao nhiêu?
Tùy từng địa điểm, thuốc sẽ được bán với giá khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà thuốc và các siêu thị sẽ bán giao động xung quanh mức giá sau:
- Thuốc nhỏ mắt Tobradex 5ml với mức giá dao động từ 44.000 đồng đến 50.000 VNĐ/lọ.
- Thuốc mỡ tra mắt Tobradex 3.5g với mức giá dao động khoảng 60.000 VNĐ/tuýp.
Thuốc Tobradex mua ở đâu?
Thuốc Tobradex đang được bán ở hầu hết các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc nên khả năng sản phẩm này bị làm giả, làm nhái là rất cao. Chính vì vậy để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, giá cả hợp lý, ngoài ra còn được tư vấn và hướng dẫn tận tình bạn có thể đến mua thuốc ở một số nhà thuốc lớn như: nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…