Thuốc xịt khí dung Berodual MDI 10ml và 20ml: Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả

1/5 - (1 bình chọn)

Hen phế quản là một bệnh lý mãn tính liên quan đến tắc nghẽn đường hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người khi xuất hiện cơn hen cấp, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên với sự phát triển của ngành Dược hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị hen phế quản đã được sản xuất. Trong đó Berodual là thuốc được dùng phổ biến và hiệu quả với bệnh lý này. Do đó, trong bài viết này, Heal central xin chia sẻ với bạn đọc tất cả các thông tin liên quan đến Berodual

Berodual là thuốc gì?

Berodual là một thuốc được dùng để điều trị bệnh tắc nghẽn đường hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản mạn. Thuốc có chứa 2 thành phần hoạt chất chính là Ipratropium bromid khan và Fenoterol hydrobromid. Berodual được sản xuất bởi công ty Boehringer Ingelheim của Đức.

Berodual hiện có 2 dạng bào chế chính là Berodual 10ml và Berodual 20ml.

Berodual MDI 10ml

Berodual 10ml là dạng thuốc có thành phần hoạt chất chính gồm Ipratropium bromid khan 20mcg/ml và Fenoterol hydrobromid 50mg/ml, được bào chế dưới dạng bình xịt định liều, hộp 1 bình xịt 10ml.

Berodual MDI 20ml

Berodual 20ml được bào chế dạng dung dịch khí dung có chứa Itrapropium bromid khan 250mcg/ml và Fenoterol hydrobromid 500mcg/ml. Thuốc được đóng gói dạng lọ khí dung, hộp 1 lọ 20ml.

Thuosc Berodual 20ml
Thuosc Berodual 20ml

Thuốc Berodual có tác dụng gì?

Berodual là thuốc giãn phế quản, được dùng để phòng và điều trị các bệnh về tắc nghẽn đường hô hấp. Tác dụng của thuốc là do hiệp đồng tác dụng của 2 thành phần hoạt chất chính: Itrapropium bromid và Fenoterol hydrobromid.

Cơ chế tác dụng:

Itrapropium bromid là chất hóa học có hoạt tính kháng cholinergic được tổng hợp từ alkaloid atropin. Ipratropium thể hiện tác dụng đối kháng với acetylcholin trên các thụ thể của tế bào effector postganglionic giao cảm. Khi được sử dụng qua đường hô hấp ipratropium cạnh tranh liên kết với các thụ thể cholinergic có ở trong cơ trơn phế quản do vậy ức chế tác dụng gây co cơ trơn phế quản của acetylcholin. Nhờ vậy mà Itrapropium làm giãn cơ trơn phế quản, làm giảm triệu chứng và cắt cơn hen phế quản và tắc nghẽn đường hô hấp nói chung.

Fenoterol hydrobromid: Fenoterol có tác dụng kích thích thụ thể β2-adrenergic trong phổi, từ đó kích hoạt enzyme adenyl cyclase(AC) là  enzyme xúc tác cho quá trình  chuyển đổi ATP thành cAMP dẫn đến làm tăng nồng độ cAMP giúp giãn cơ trơn phế quản, làm giảm co thắt phế quản và giảm giải phóng các chất trung gian hóa học gây viêm như bradykinin, histamin, … đặc biệt là từ các tế bào mast. Ngoài ra, Fenoterol chủ vận beta có tác dụng tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Chỉ định của Berodual

Berodual được chỉ định trong phòng và điều trị triệu chứng trong các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính như hen phế quản (triệu chứng điển hình: khó thở, ho khan,tức ngực) và bao gồm viêm phế quản mạn tính trường hợp có hoặc không có khí phế thũng (triệu chứng điển hình: sốt, mệt mỏi, ho có đờm, khó thở, …). Berodual có thể dùng phối hợp với các thuốc giãn phế quản khác hay các thuốc chống viêm non-steroid.

Berodual dạng bình xịt 10ml
Berodual dạng bình xịt 10ml

Cách sử dụng thuốc Berodual

Cách dùng

Bình xịt Berodual 10ml

Cần sử dụng đúng theo các bước sau:

  • Bước 1: Mở nắp bình xịt.
  • Bước 2: Giữ bình xịt thẳng đứng và lắc kỹ
  • Bước 3: Xịt thử vào không khí để chắc chắn rằng bình xịt hoạt động tốt.
  • Bước 4: Ngậm miệng bình xịt giữa hai hàm răng nhưng không cắn. Tiếp đó khép môi xung quanh miệng bình và thở ra.
  • Bước 5: Hơi ngửa đầu, hít vào chậm và sâu, đồng thời ấn bình xịt, hít càng nhiều càng tốt.
  • Bước 6: Nín thở trong 10 giây, sau đó súc họng thật kỹ để tránh những tác dụng không mong muốn: bội nhiễm nấm khi trong thành phần có corticoid, …

Berodual 20ml dung dịch khí dung

Dung dịch Berodual khí dung có thể được sử dụng bằng các thiết bị khí dung có sẵn trên thị trường như ống hít khí dung, máy xông khí dung, …

Với ống hít khí dung: các bước sử dụng tương tự như bình xịt Berodual 10ml

Với máy xông khí dung:

Các bước sử dụng cơ bản như sau:

Hình ảnh: Bình xịt Berodual 10ml
Hình ảnh: Bình xịt Berodual 10ml
  • Bước 1: Rửa tay thật kỹ với xà phòng.
  • Bước 2: Nối ống dẫn với máy nén khí.
  • Bước 3: Đổ đầy cốc với thuốc đã được pha loãng theo đơn của người sử dụng. Để tránh việc dung dịch thuốc tràn ra, hãy đóng chặt cốc thuốc và luôn giữ ống ngậm thẳng đứng.
  • Bước 4: Gắn ống dẫn và ống ngậm vào cốc thuốc đã chuẩn bị.
  • Bước 5: Đưa ống ngậm vào trong miệng, giữa hai hàm rang nhưng không cắn. Khép kín môi xung quanh ống ngậm để chắc chắn tất cả thuốc đều được đưa vào phổi.
  • Bước 6: Hít vào chậm và sâu cho đến khi tất cả thuốc đều đã được hít vào. Quá trình này nên được thực hiện trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Nếu có thể, hãy sử dụng kẹp mũi để đảm bảo bạn chỉ thở bằng miệng để đạt được hiểu quả tối đa.
  • Bước 7: Tắt máy khi hoàn tất. Cuối cùng rửa sạch cốc thuốc và ống ngậm bằng nước và để khô cho đến lần điều trị tiếp theo.

Liều dùng

Berodual 10ml

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
  • Trường hợp cơn hen cấp: 2 nhát xịt/ 1 lần sử dụng
  • Trong trường hợp nặng hơn, nếu triệu chứng khó thở không giảm đi sau 5 phút có thể dùng thêm 2 nhát xịt nữa.
  • Nếu như sau 4 nhát xịt mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì không nên xịt thêm thuốc nữa. Khi đó bệnh nhân nên lập tức thông báo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Điều trị kéo dài (trong điều trị hen phế quản): 1-2 nhát xịt/mỗi lần dùng, tối đa 8 nhát xịt mỗi ngày.
  • Với trẻ em dưới 6 tuổi: hạn chế sử dụng,trong trường hợp cần thiết phải sử dụng, cần được tư vấn và giám sát bởi nhân viên y tế Berodual 20ml

Berodual 20ml

  • Người lớn (bao gồm cả người già) và thiếu niên từ 12 tuổi trở lên:
  • Cơn hen phế quản cấp : Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt cấp tinh có thể dùng liều phù hợp, thường dùng 1ml (tương ứng với 20 giọt) Berodual 20ml
  • Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thể sử dụng đến 4ml (tương đương 80 giọt).
Hình ảnh: Thuốc Berodual lọ 20ml
Hình ảnh: Thuốc Berodual lọ 20ml

Trẻ em 6 – 12 tuổi:

  • Các cơn hen cấp tính: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn hen cấp tính và tuổi của trẻ mà liều sửu dụng có thể dao động trong khoảng 0,5 đến 2ml Berodual 20ml.

Trẻ em dưới 6 tuổi (cân nặng dưới 22 kg):

  • Berodual hạn chế sử dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi .
  • Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng, cần được tư vấn và giám sát bởi nhân viên y tế và liều được sử dụng là 0,1mL (2 giọt) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể và tối đa sử dụng 0,5ml.

Tác dụng phụ của Berodual

Tác dụng không mong muốn thường gặp như là, đau đầu, chóng mặt, viêm họng, ho, khô miệng, buồn nôn, nôn, khó thở, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, lo âu, …

  • Rối loạn hệ miễn dich: phản ứng quá mẫn như nổi mề đay, phù mạch, phát ban, sốc phản vệ, phù nề hầu họng.
  • Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, run
  • Rối loạn tâm thần: lo âu, bồn chồn, rối loạn tâm thần
  • Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, nhịp nhanh trên thất, thiếu máu cơ tim.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm kali máu
  • Rối loạn mắt: tăng nhãn áp, tăng áp lực nội nhãn, khả năng nhìn kém, đau mắt, phù giác mạc, tăng kết mạc, xung huyết kết mạc
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, phù miệng, khô miệng, viêm lưỡi; rối loạn nhu động ruột.
  • Rối loạn hô hấp: viêm họng, phù họng, khó nuốt, ho, co thắt thanh quản,  co thắt phế quản nghịch lý, khô họng.
  • Rối loạn hệ tiết niệu: bí tiểu.
  • Rối lọan cơ xương khớp và mô liên kết: yếu cơ, đau cơ
Tác dụng phụ của Berodual
Tác dụng phụ của Berodual

Chống chỉ định

Berodual chống chỉ định ở những bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc: cả với hoạt chất chinh: Fenoterol hydrobromide, Itrapropium bromide hoặc các chất giống atropine và bất kỳ tá dược nào của thuốc. Berodual còn chống chỉ định ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim vầ mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.

Tương tác thuốc

Các thuốc chủ vận β2-adrenergic kháng cholinergic khác có thể làm tăng tác dụng giãn phế quản của Berodual. Tuy nhiên việc phối hợp kéo dài có thể làm tăng phản ứng bất lợi.

Sử dụng đồng thời với các thuốc chẹn β2-adrenergic gây tác dụng đối kháng, làm giảm tác dụng của Berodual.

Các dẫn xuất xanthine (Theophylline), Corticosteroid và thuốc lợi tiểu (Furosemide) dùng đồng thời với Berodual sẽ làm tăng tác dụng phụ hạ kali máu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như yếu cơ, liệt cơ, ngừng tim.

Ở những bệnh nhân dùng digoxin: tình trạng hạ kali máu có thể tăng nhạy cảm với rối loạn nhịp tim.

Tương tác thuốc
Tương tác thuốc

Thuốc ức chế monoamine oxidase (Seduxen) hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitriptyline, Clomipramine) làm giảm chuyển hóa của Berodual dẫn đến làm tăng tác dụng và có thể tăng tác dụng không mong muốn, do vậy cần điều chỉnh liều phù hợp nếu dùng đồng thời.

Thuốc gây mê như hydrocarbon halogen như halothane, trichloroethylen và enflurane có thể tăng tác dụng phụ trên tim mạch của Berodual nên cần hạn chế phối hợp.

Tham khảo thêm: Thuốc Ventolin Inhaler (bình xịt), Nebules (khí dung): Cách dùng, Công dụng

Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

Đối với phụ nữ có thai: không có bằng chứng về tác dụng phụ của Fenoterol hoặc Ipratropium  khi được sử dụng trong thai kỳ.

Tuy nhiên nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Fenoterol tác dụng ức chế co thắt tử cung nên cần chú ý khi sử dụng.

Đối với phụ nữ cho con bú: Fenoterol hydrobromide có thể được bài tiết vào sữa mẹ. khả năng bài tiết vào sữa mẹ của Itrapropium bromid vẫn còn chưa xác định được. Do vậy, cần phải thận trọng khi dùng Berodual cho phụ nữ cho con bú.

Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

Lưu ý khi sử dụng

Cần sử dụng thiết bị hít đúng cách và đúng liều theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia.

Vệ sinh thiết bị sạch sẽ, vệ sinh sau mỗi lần dùng hoặc ít nhất I lần mỗi tuần. Quan trọng là giữ sạch ống ngậm để đảm bảo thuốc không bị đọng lại và ngăn cản việc xịt thuốc.

Cách vệ sinh thiết bị: tháo nắp bảo vệ và lấy bình ra khỏi ống ngậm. Dùng nước ấm để rửa ống ngậm đến khi không còn thuốc đọng lại ở miệng ống và sạch bụi. Tiếp theo lắc mạnh ống ngậm và để tự khô không sấy. Khi ống ngậm đã khô, lắp bình xịt và nắp chống bụi.

Cách xử trí khi quá liều, quên liều

Quá liều

Các triệu chứng có thể gặp phải khi quá liều

  • Liên quan đến tác dụng kích thích β2-adrenergic của Fenoterol không mong muốn  trên hệ tuần hoàn: đau thắt ngực, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, run, tăng/hạ huyết áp, và đỏ bừng mặt. Hạ kali máu và nhiễm toan chuyển hóa xảy ra với liều cao hơn so với liều chỉ định
  • Các triệu chứng quá liều liên quan ipratropium bromide nhẹ như khô miệng, rối loạn thị giác.

Xử trí: Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần ngay lập tức ngừng sử dụng Berodual và tìm đến bác sĩ để được xử trí và tư vấn. Có thể xử trí quá liều bằng các thuốc chẹn beta tuy nhiên cần cân nhắc đến việc sử dụng các thuốc này có thể làm co cơ trơn, gây co thắt phế quản nghiêm trọng.

Cách xử trí khi quá liều Berodual
Cách xử trí khi quá liều Berodual

Quên liều

Khi quên liều, cần dùng càng sớm càng tốt khi phát hiện ra

Nếu như đã gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế đó mà không tự ý dùng liều gấp đôi.

Bảo quản

Bảo quản thuốc dưới 30°C, tránh độ ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Để tránh xa tầm tay trẻ em.

Thuốc Berodual giá bao nhiêu?

Giá của bình xịt Berodual 10ml là 144000VND/1 bình.

Giá của dung dịch khí dung Berodual 20ml là 106000VND/chai.

Thuốc Berodual mua ở đâu?

Berodual 10ml và 20ml đều được bán ở các nhà thuốc lớn ở khắp nơi trên toàn quốc. Tại Hà Nội, bạn có thể tìm đến nhà thuốc Lưu Anh, Ngọc Anh, nhà thuốc bệnh viện 108, … Tại Hồ Chí Minh, bạn có thể mua được ở nhà thuốc bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ, …hoặc bạn có thể nhắn tin trực tiếp với page để có thêm nhiều thông tin hơn.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây