Trĩ ngoại là bệnh gì?
Trĩ ngoại là một phân loại của bệnh trĩ – một bệnh lý ở hậu môn – trực tràng khá phổ biến ở phần lớn dân số. Cứ 4 người bất kỳ thì ước tính sẽ có đến 3 người trải phải qua trĩ ít nhất một lần trong đời.
Bản chất của trĩ là gì, cho đến hiện nay người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết về nó. Giả thuyết cũ cho rằng trĩ có bản chất liên quan đến sự giãn tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, hiện nay giả thuyết này đã trở nên lạc hậu. Bây giờ, các nhà khoa học nghiêng nhiều về giả thuyết liên quan đến bản chất của trĩ là sự di chuyển bất thường của các đệm hậu môn, sự di chuyển này gây ra giãn tĩnh mạch. Các đệm hậu môn này di chuyển sai lệch do nhiều lý do khác nhau.
Dựa theo vị trí của búi trĩ, ta có thể chia trĩ ra làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là búi trĩ xuất phát từ trong trực tràng, trĩ ngoại thì ngược lại, xuất phát từ gần hậu môn, ngoài trực tràng và trĩ hỗn hợp bao hàm cả hai loại trĩ trên. Trong bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu về trĩ ngoại.
Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả nhất [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ ngoại cũng tương tự như trĩ nói chung. Cũng giống như trĩ, thật khó để phân biệt rạch ròi nguyên nhân với yếu tố nguy cơ, vì vậy các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đưa ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại có thể là:
- Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính.
- Chế độ ăn nghèo chất xơ (ăn nhiều thịt, tinh bột, đồ ăn nhanh, lười ăn rau, củ, quả), uống ít nước. Điều này làm cho phân cứng và khó đi đại tiện hơn (táo bón).
- Căng thẳng (“rặn”) nhiều khi đi đại tiện. Điều này thường là hậu quả của chế độ ăn ít chất xơ và uống ít nước ở trên.
- Ngồi quá lâu, phổ biến nhất hiện nay là ngồi làm việc trong văn phòng liên tục nhiều tiếng đồng hồ, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu do sử dụng điện thoại hoặc đọc sách báo.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ ngoại
- Lười tập thể dục, béo phì: Có thể là do tăng áp lực trong ổ bụng, đặc biệt với tạng người châu Á dễ béo phì vùng trung tâm. Lười tập thể dục là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì. Béo phì hiện nay đang có xu hướng phát triển tại các quốc gia đang phát triển, đi cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội quá nhanh.
- Người phải nâng vật nặng nhiều cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ do sự gia tăng áp lực trong ổ bụng khi nâng vật nặng.
- Phụ nữ có thai: Có thể là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc thai nhi làm tăng áp lực trong ổ bụng. Thường là sau khi sinh con thì bệnh của người mẹ cũng giảm rõ rệt.
- Người cao tuổi: Có thể là do tuổi càng cao thì các đệm hậu môn cũng như mô nâng đỡ càng dễ thoái hóa và gây ra tình trạng trĩ.
- Tiền sử gia đình có mắc bệnh trĩ: Nếu bố và/hoặc mẹ có mắc bệnh trĩ thì có khả năng người con sau này cũng có thể mắc bệnh trĩ.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng được coi là một nguyên nhân của bệnh trĩ.
- Các bệnh lý đại tràng: Viêm loét đại tràng, u đại tràng, ung thư đại tràng, bệnh Crohn…
- Các phẫu thuật thực hiện tại trực tràng, cắt tầng sinh môn…
Triệu chứng
Các triệu chứng bệnh có xu hướng thay đổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ. Một số triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:
- Ngứa quanh hậu môn và khu vực trực tràng.
- Đau quanh hậu môn. Trĩ ngoại có xu hướng đau hơn trĩ nội.
- Có các cục gần hoặc quanh hậu môn. Có thể sờ thấy các cục này.
- Có máu trong phân. Máu thường có màu đỏ tươi vì chúng chảy trực tiếp từ búi trĩ ra chứ không phải là từ một vị trí khác trên đường tiêu hóa. Lúc đầu khi mới mắc bệnh, máu có thể chảy nhỏ giọt, nhưng khi trĩ ngoại phát triển nặng hơn, máu có thể bắn thành tia xuống bồn cầu.
Bệnh nhân có thể thấy máu ở trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu khi đi đại tiện. Những triệu chứng này cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác. Nhưng khi gặp phải triệu chứng này, bạn nên đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Biến chứng
Biến chứng trĩ ngoại gặp không nhiều, bao gồm:
Nhiễm trùng: Biến chứng này hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra, đặc biệt khi bệnh nhân có chảy máu búi trĩ ngoại mà nó lại thường xuyên tiếp xúc với phân (vốn rất nhiều vi khuẩn). Khi nhiễm khuẩn, cần sử dụng kháng sinh cần thiết và không được để nó tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết.
Thiếu máu: Búi trĩ bị chảy máu thường xuyên có thể làm cho bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính, dễ thấy nhất là người mệt mỏi, xanh xao, môi tái nhợt.
Trĩ huyết khối: Cục máu đông có thể hình thành gây bít tắc và tạo thành huyết khối, có thể lấp kín lỗ hậu môn. Đây là một biến chứng rất đau và cần can thiệp ngay lập tức, rạch bỏ phần huyết khối và nên phẫu thuật cắt trĩ luôn.
Điều trị
Điều trị không dùng thuốc
Đây là biện pháp đầu tiên được sử dụng và nó được khuyến nghị cho tất cả bệnh nhân bị bệnh trĩ, không riêng gì trĩ ngoại.
- Tắm nước ấm, điều này có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do trĩ ngoại.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Điều này không chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh, mà còn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
- Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Điều này giúp phân mềm hơn và đại tiện dễ dàng hơn, đồng thời cũng tránh được sự căng thẳng không cần thiết khi đi đại tiện.
- Không ngồi lâu một chỗ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì.
Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên để đắp hoặc xông búi trĩ.
- Lá trầu không
- Rau diếp cá
- Mật ong
- Dầu dừa
- Lá cúc tần
- Hòe hoa
Tham khảo thêm: Cách chữa trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà bằng rau diếp cá
Điều trị dùng thuốc
Một số thuốc thường được dùng trong điều trị trĩ ngoại bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng Paracetamol hoặc các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Glucocorticoid: Sử dụng Hydrocortisone để giảm ngứa. Tuy nhiên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc gây tê: Bệnh nhân có thể sử dụng Lidocain dạng bôi để giảm cảm giác đau.
- Nifedipine và Nitroglycerine: Các thuốc này có thể được sử dụng để làm giảm cảm giác khó chịu của bệnh trĩ. Tuy nhiên cần thận trọng với các tác dụng phụ của các thuốc này, bao gồm đau đầu và hạ huyết áp.
- Thuốc nhuận tràng: Có thể sử dụng khi bệnh nhân bị táo bón. Thuốc kéo nước vào phân, làm mềm phân và giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh đau đớn.
Điều trị bằng thủ thuật
Liệu pháp chích xơ tĩnh mạch
Phương pháp này sử dụng chất gây xơ để ngăn máu đi đến và nuôi mô trĩ. Như vậy mô trĩ sẽ dần xơ hóa do thiếu dinh dưỡng và oxy, teo lại và tự rụng ra. Phương pháp này áp dụng dễ dàng, nhưng có nguy cơ biến chứng chủ yếu do kỹ thuật tiêm chất gây xơ.
Liệu pháp đông máu hồng ngoại
Phương pháp này sử dụng tia hồng ngoại có bước sóng phù hợp để làm đông máu và teo búi trĩ. Phương pháp này ít gây biến chứng hơn chích xơ tĩnh mạch do ít phụ thuộc vào kĩ thuật hơn.
Liệu pháp thắt vòng cao su
Bác sĩ sẽ sử dụng một vòng cao su để thắt lại và ngăn không cho máu đến nuôi búi trĩ. Như vậy búi trĩ sẽ bị teo lại và bong ra tự nhiên. Đây là phương pháp thực hiện đơn giản.
Điều trị phẫu thuật
Với đa số các trường hợp trĩ ngoại, phẫu thuật cắt trĩ là lựa chọn tối ưu vì tỷ lệ tái phát thấp, tuy nhiên thường có đau sau phẫu thuật. Có thể dùng thuốc giảm đau để ngăn ngừa tình trạng này.
Tham khảo thêm: [CHA SẺ] Cắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền? Địa chỉ cắt uy tín
Phòng ngừa
Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất là thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống, tránh các nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh.
Hạn chế dùng các thuốc có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Ưu tiên chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau, củ, quả, đảm bảo lượng chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày nên ở ngưỡng 25-30 g với một người trưởng thành bình thường khỏe mạnh. Nếu không thể cung cấp lượng chất xơ đầy đủ hàng ngày bằng chế độ ăn, hãy xem xét sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung giàu chất xơ như Methylcellulose (Citrucel) chẳng hạn.
Uống đủ nước. Lượng nước mà cơ thể một người bình thường cần nạp vào mỗi ngày cho mỗi 10 kg cân nặng là 400 mL nước. Ví dụ nếu bạn nặng 60 kg, thì lượng nước tối thiểu bạn cần nạp vào mỗi ngày là 2.4 L nước. Lượng nước này bao gồm cả nước từ thức ăn và nước từ việc bạn uống nước cũng như các chất lỏng có chứa nước. Dù vậy, để cho dễ tính toán, hãy bỏ qua lượng nước từ thức ăn (không đáng kể) và uống một lượng nước tương đương 5 chai 500 mL mỗi ngày. Lưu ý là các chất lỏng chứa nước này không bao gồm rượu bia và các đồ uống có cồn khác, và nhìn chung để phòng ngừa trĩ, bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ uống này.
Bạn cũng nên kiêng hoặc hạn chế các loại thực phẩm có tính kích thích, cay nóng như ớt hoặc hạt tiêu…
Không ngồi quá lâu. Hãy cố gắng không ngồi lâu trong nhà vệ sinh (bằng cách không mang điện thoại hoặc sách báo vào trong nhà vệ sinh), với các công việc đặc thù phải ngồi lâu như người làm công việc văn phòng, cần có chu kỳ ngồi làm việc và vận động đi lại luân phiên (Ví dụ: cứ ngồi làm việc 50 phút lại đứng dậy đi lại và vận động nhẹ 10 phút).
Cố gắng không căng thẳng khi đi vệ sinh. Để làm được điều này thì bạn phải làm tốt việc ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước ở trên. Làm như vậy, phân sẽ mềm ra và dễ dàng được tống khứ ra ngoài. Ngoài ra, không nên cố nhịn không đi đại tiện khi cơ thể bạn thông báo dấu hiệu cần phải đi đại tiện. Đây là một trường hợp rất hay gặp ở những người trẻ tuổi, hay những người làm việc quá lâu. Điều này hoàn toàn không tốt một chút nào. Việc nhịn đi đại tiện lâu dần sẽ trở thành thói quen, khi cơ thể đã quen với điều đó, bạn có thể dễ dàng không đi đại tiện trong nhiều ngày liền, tuy nhiên khi làm như vậy, thời gian phân tồn tại trong đại tràng quá lâu, làm tăng thời gian tái hấp thu nước trong phân, phân sẽ trở nên cứng hơn và khó đi đại tiện hơn, từ đó lại làm cho bạn càng ngày càng lười đi đại tiện hơn do đi đại tiện làm bạn cảm thấy khó chịu, như vậy nó tạo thành một vòng luẩn quẩn mà bạn rất khó có thể thoát ra được.
Tập thể dục thường xuyên. WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khuyến khích mỗi người chúng ta nên tập luyện tối thiểu 150 phút, cường độ tối thiểu ở mức trung bình mỗi tuần, tương đương với tối thiểu 30 phút vận động cường độ trung bình trở lên mỗi ngày trong 5 ngày/tuần. Nếu có thể, bạn nên tăng thời gian tập luyện lên 250 phút cường độ trung bình trở lên mỗi tuần. Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn giảm áp lực trong ổ bụng, giảm cân (giảm yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ), đồng thời có tác dụng tốt với nhiều mặt khác của sức khỏe.
Một số câu hỏi thường gặp khi bị mắc trĩ ngoại
Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không?
Khi bị bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ có cảm giác rất khó chịu ở hậu môn nên thường sẽ mất hết hứng làm tình với bạn đời. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không thể kiềm chế được nên vẫn quan hệ tình dục. Theo các chuyên gia thì khi bị bệnh trĩ bệnh nhân hoàn toàn có thể quan hệ tình dục nhưng phải là quan hệ đường âm đạo chứ không được đâm vào hậu môn.
Nhiều bệnh nhân nghĩ khi đâm vào hậu môn thì có thể giúp búi trĩ thụt vào tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lệch. Khi cho dương vật vào hậu môn sẽ làm tăng ma sát tại các búi trĩ. Các búi trĩ này có thể vỡ ra và gây chảy máu.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm trùng tại búi trĩ hoặc dương vật nếu trĩ đã chuyển sang dạng nặng.
Bị bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và các nước đang phát triển do chế độ ăn uống và vận động đang còn thiếu khoa học. Bệnh trĩ không hề nguy hiểm khi ở các mức độ nhẹ. Chỉ cần bạn dùng thuốc điều độ và thay đổi chế độ ăn hợp lý là có thể ngừa bệnh trĩ không tái phát vĩnh viễn. Tuy nhiên nếu để bệnh phát triển lên các mức độ nặng thì bạn sẽ cần phải có sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế hoặc nặng nhất là phải đi phẫu thuật cắt búi trĩ.
Nên điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tây hay các thuốc dân gian
Thông thường việc sử dụng thuốc sẽ tuân theo mức độ nặng của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì các chuyên gia y tế khuyên rằng bệnh nhân nên sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ dân gian. Các thuốc có nguồn gốc tự nhiên thường rất an toàn với sức khỏe mọi người do không gây ra các tác dụng phụ.
Bệnh nhân chỉ nên dùng các thuốc tây khi trĩ ở độ nặng và cảm giác rất khó chịu khi ngồi hay di chuyển. Các thuốc tây có ưu điểm là cho tác dụng rất nhanh có thể khoảng 1 – 2 ngày là bạn đã thấy tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên chúng lại có thể gây ra nhiều các tác dụng phụ.
Phụ nữ có thai nên sử dụng loại thuốc trị trĩ nào?
Đối với phụ nữ mang thai thường chống chỉ định với các thuốc tây điều trị trĩ vì các tác dụng phụ trên thai nhi. Chính vì thế đối với những người đang mang bầu thì các chuyên gia khuyên nên dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Đa số các thực phẩm chức năng điều được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên nên tương đối an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Tuy nhiên khi sử dụng các thực phẩm chức năng thì các mẹ cần lưu ý là cần phải sử dụng một thời gian thuốc mới có tác dụng. Nó sẽ không thể tác dụng nhanh như thuốc được.
Tham khảo thêm: [CHIA SẺ] Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản tại nhà