Biểu hiện của cơn khó thở cấp do phổi tắc nghẽn mạn tính có thể khiến bệnh nhân chết nhanh chóng trong vòng chỉ chưa tới 10 phút vì không thực hiện trao đổi khí được. Một loại thuốc mà có tác dụng tại chỗ, nhanh chóng cải thiện cơn khó thở mang tính sống còn của bệnh nhân là thuốc trợ hô hấp – mà nổi bật trong dòng thuốc này phải kể đến là thuốc Ultibro Breezhaler. Thuốc này có dạng sử dụng khá khác biệt so với các loại thuốc thông thường khác, vậy cách sử dụng của loại thuốc này như thế nào? Cơ chế tác dụng ra sao? Hãy cùng Heal Central tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Ultibro Breezhaler là thuốc gì?
Ultibro Breezhaler 110/50 là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh đường hô hấp, thường được sử dụng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (còn viết tắt là COPD).
Thuốc này được bào chế dưới dạng rất đặc biệt và chỉ có ở dạng thuốc tác dụng trên đường hô hấp này: Viên nang có chứa bột thuốc dạng hít bên trong. Chính vì dạng bào chế này mà thuốc được bán kèm theo một ống hít chuyên dụng dùng cho thuốc này.
Thành phần của thuốc Ultibro Breezhaler là 2 loại hoạt chất chính:
- Indacaterol với hàm lượng là 110mcg.
- Glycopyrronium với hàm lượng 50mcg.
Mỗi hộp thuốc Ultibro Breezhaler bao gồm 5 vỉ thuốc, mỗi vỉ có 6 viên thuốc.
Số đăng kí của thuốc Ultibro Breezhaler trên thị trường Việt Nam dưới sự quản lý của Bộ Y tế là VN2-574-17.
Nhà sản xuất của Ultibro Breezhaler là một hãng dược phẩm nổi tiếng nước ngoài: Novartis Pharma AG – THỤY SĨ và nhà đăng kí của thuốc cũng là một công ty uy tín tại Việt Nam: Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2.
Tham khảo: Viêm phổi cấp do Virus Corona 2019 – nCov mới tại Vũ Hán Trung Quốc
Thuốc Ultibro 110/50 mcg có phải là Ultibro Breezhaler 110/50 không?
Thực chất Ultibro Breezhaler 110/50 chính là Ultibro 110/50 mcg. Nguyên nhân là bởi thuốc này có hàm lượng thành phần hoạt chất Indacaterol/ Glycopyrronium với tỉ lệ là 110/50.
Ngoài ra từ Breezhaler trong thuốc này còn có nghĩa là thuốc dạng hít. Như vậy, Ultibro 110/50 mcg chỉ đơn giản là một tên viết tắt của Ultibro Breezhaler 110/50, bạn có thể dùng cả 2 tên này, thậm chí chỉ cần dùng tên Ultibro để tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc Tây.
Tham khảo: Bệnh phổi bí ẩn liên quan đến thuốc lá điện tử
Một số thuốc khác có thành phần Glycopyrronium
Seebri Breezbaler
Cũng là một sản phẩm khác của công ty Novartis Pharma AG – THỤY SĨ, Seebri Breezbaler giống Ultibro Breezhaler ở điểm cả 2 loại thuốc này đều có tác dụng trên hệ hô hấp, có tác dụng trợ hô hấp cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Seebri Breezbaler so với Ultibro Breezhaler là ở thành phần hoạt chất. Nếu như Ultibro Breezhaler có 2 thành phần là Indacaterol và Glycopyrronium thì Seebri Breezbaler lại chỉ có thành phần Glycopyrronium (dưới dạng dược dụng là Glycopyrronium bromid) với hàm lượng là 50mcg.
Seebri Breezbaler có thể được đóng gói dạng hộp 1 vỉ, hộp 2 vỉ hoặc 6 vỉ, mỗi vỉ 6 viên nang cứng chứa hoạt chất, hộp thuốc này cũng có kèm theo một ống để hít như Ultibro Breezhaler.
Số đăng kí của thuốc Seebri Breezbaler tại Việt Nam do Bộ Y tế cấp là VN2-613-17.
Glycopyrronium Bromide
Một thuốc khác cũng chứa Glycopyrronium là Glycopyrronium Bromide. Thuốc này được sản xuất tại công ty Martindale Pharmaceuticals Ltd, T / A Martindale Pharma của Anh. Giống như 2 loại thuốc trên, Glycopyrronium Bromide được chuyên dùng cho các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tuy nhiên, khác với 2 thuốc trên được bào chế dưới dạng thuốc hít thì Glycopyrronium Bromide này lại được bào chế dạng dung dịch thuốc tiêm để dùng trong những trường hợp bệnh nhân không thể hít được thuốc. Mỗi hộp thuốc Glycopyrronium Bromide sẽ có 10 ống tiêm, mỗi ống tiêm có thể có 1ml hoặc 2ml dung dịch thuốc, tùy từng loại khác nhau.
Đúng như tên gọi của mình, thành phần hoạt chất chính của Glycopyrronium Bromide chính là Glycopyrronium dưới dạng dược dụng là Glycopyrronium Bromide với hàm lượng 0,2mg
Thuốc Ultibro Breezhaler có tác dụng gì?
Khi điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp như COPD thì tác dụng nhanh chóng để giải quyết tình trạng khó thở của bệnh nhân là yêu cầu cần phải được đặt ra trước tiên, bên cạnh đó là cần phải dùng những loại thuốc có thể dự phòng được cơn hen và giảm bớt các triệu chứng bệnh thường ngày, ngoài đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bệnh nhân.
Một trong số những loại thuốc thường được dùng trong phác đồ điều trị của các bệnh nhân này là thuốc có bản chất kích thích β – Adrenergic – một nhóm thuốc có khả năng làm giãn cơ hô hấp trên đường dẫn khí, giúp bệnh nhân hít thở dễ dàng hơn. Và thành phần Indacaterol chính là một thuốc thuộc nhóm thuốc này.
Thực nghiệm lâm sàng cho thấy Indacaterol có khả năng cải thiện chức năng phổi nhanh chóng chỉ sau khoảng vài phút sau khi được hít vào. Các thông số đo chức năng hô hấp của phổi như thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (được viết tắt là FEV1) được cải thiện đáng kể (tăng lên trung bình từ 110 đến 160 ml so với trước khi dùng thuốc, hiệu quả này ở giai đoạn bệnh nhân ổn định còn có ý nghĩa lâm sàng rõ rệt hơn – cải thiện tới khoảng 250-330 ml khí thở.
Tác dụng của Indacaterol trong việc hỗ trợ giãn phế quản và tăng thể tích khí thở không phụ thuộc vào thời điểm mà bệnh nhân dùng dùng thuốc (buổi sáng hoặc buổi chiều đều có tác dụng như nhau) – tác dụng này khiến cho việc tính liều và sử dụng Indacaterol trở nên đơn giản và hiệu quả cho bệnh nhân hơn.
Cơ chế tác dụng của Indacaterol như sau:
- Đầu tiên Indacaterol kích thích adenyl cyclase nội tế bào.
- Enzyme adenyl cyclase này xúc tác cho adenosin triphosphat (ATP) được biến đổi thành 3’,5’- (monophosphat vòng) (gọi là cAMP).
- Hàm lượng của cAMP vòng trong tế bào nội mạc phế quản làm cho các cơ trơn phế quản được giãn ra.
Tác động này của Indacaterol có sự chọn lọc nhất định với thụ thể β2 – adrenegic: Cụ thể là chọn lọc gấp 24 lần so với thụ thể β1 và gấp 20 lần so với thụ thể – β3. Sự chọn lọc này là cần thiết vì sẽ làm giảm những tác dụng không mong muốn của Indacaterol lên cơ thể.
Người ta cũng chứng minh được một điểm cộng của Indacaterol nữa là khả năng tác dụng nhanh nhưng lại rất kéo dài cho bệnh nhân. Thực chất Indacaterol chỉ mất khoảng 15 phút để đạt được nồng độ đỉnh trong máu bệnh nhân.
Từ năm 2012, một loại thuốc mới có tính bước ngoặt đã được đưa vào sử dụng trong điều trị COPD – nhóm thuốc LAMA. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Glycopyrronium, aclidinium và umeclidinium. Với Glycoyrronium thường được dùng dưới dạng Glycoyrronium Bromid thì đây là một dẫn chất của muối amoni bậc 4, được bào chế dưới dạng thuốc bột khô dùng đường hít có tác dụng nhanh và lâu dài.
Các nghiên cứu thuộc giai đoạn tiền lâm sàng cho thấy Glycopyrronium Bromid khi được dùng với liều 50 μg sẽ cải thiện tình trạng khó thở và chỉ số FEV1. Tính an toàn khi sử dụng Glycoyrronium là điểm cộng cho thuốc so với các nhóm thuốc điều trị COPD khác, cụ thể tỉ lệ bệnh nhân chịu tác dụng phụ của Glycoyrronium giảm hơn hẳn so với dùng các thuốc thuộc nhóm kháng cholinergic hay thuốc cường β giao cảm khác, đặc biệt là các tác dụng phụ trên tim mạch và huyết áp giảm đi đáng kể.
Chỉ định của thuốc Ultibro Breezhaler
Các bệnh nhân thường được chỉ định dùng Ultibro Breezhaler bao gồm:
- Bệnh nhân đang lên cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các triệu chứng như rối loạn tri giác, lú lẫn, choáng, môi tím tái, cảm giác nghẹt thở tăng nhanh,…
- Các bệnh nhân đang điều trị các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dự phòng bệnh tiến triển.
Cách sử dụng thuốc Ultibro Breezhaler 110/50
Cách dùng
Vì thuốc Ultibro Breezhaler 110/50 được bào chế dưới dạng viên nang cứng nhưng lại dùng dưới dạng hít. Dụng cụ đi kèm với thuốc là dụng cụ chuyên dụng cho bệnh nhân hít thuốc và có hình dạng như sau:
Do dạng thuốc này khá mới nên bệnh nhân cần được hướng dẫn và phải tuân thủ theo các bước sử dụng thuốc như sau để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất dưới đây (bạn nên xem thêm các hình minh họa để hình dung dễ dàng hơn).
- Bước 1: Bạn mở nắp đậy của dụng cụ hít thuốc như hình dưới.
- Bước 2: Bạn giữ chặt lấy chân đế, nghiêng ống ngậm để mở dụng cụ hít hẳn ra khỏi chân.
- Bước 3+4: Bóc viên nang đựng thuốc ra khỏi vỉ thuốc.
- Bước 5: Sau khi lấy viên thuốc, đặt thuốc vào buồng đựng thuốc. Chú ý: Bước này bạn không được đặt viên thuốc trực tiếp vào ống ngậm thuốc vì như vậy là sai quy cách.
- Bước 6: Đóng dụng cụ hít bằng cách thao tác ngược lại so với bước 2 như hình dưới, cho đến khi nghe thấy tiếng Click là được.
- Bước 7: Giữ dụng cụ hít thẳng đứng, chú ý phải để ống ngậm hướng lên trên để tránh thuốc bị đổ ra ngoài. Sau đó chọc vỡ viên nang trong buồng đặt thuốc bằng cách nhấn cùng lúc 2 nút bấm 2 bên của thân dụng cụ hít. Chú ý: Chỉ cần làm 1 lần duy nhất là được.
- Bước 8: Thả hoàn toàn 2 nút bấm mà bạn giữ ở bước trên.
- Bước 9: Chuẩn bị hít thuốc bằng cách thở ra hết cỡ hoàn toàn ở bên ngoài ống, sau đó ngậm ống thở của dụng cụ hít thuốc. Chú ý: Không được thổi vào ống thuốc.
- Bước 10: Cố gắng hít càng sâu càng tốt thuốc vào trong đường hô hấp, giữ cho dụng cụ hít thuốc ở vị trí như hình bên, không được ấn nút 2 bên đáy dụng cụ.
- Bước 11: Chú ý: Khi bạn hít thuốc, trong buồng đựng thuốc sẽ phát ra tiếng vo vo, sau đó bạn sẽ thấy vị của thuốc khi đi nó đi vào phổi. Nếu không nhận thấy 2 dấu hiệu trên thì có thể thuốc đã bị kẹt hoặc bạn không làm đúng bước, chưa chọc cho thuốc vỡ. Khi đó bạn phải gõ nhẹ vào đáy hộp thuốc hoặc lắc nhẹ dụng cụ hít, không được dốc ngược dụng cụ và cũng không được nhấn các nút 2 bên đáy dụng cụ. Sau đó, bạn lặp lại bước 9 và bước 10 để hít thuốc lại.
- Bước 12: Sau khi hít thuốc, bạn nên giữ không thở hay hít gì trong vòng khoảng 5 đến 10 giây và rút dụng cụ hít ra khỏi miệng. Sau đó, bạn thở ra nhẹ nhàng, hô hấp bình thường. Tiếp đó, bạn mở ống hít thuốc ra xem còn bột thuốc không, nếu còn thì lặp lại các bước từ 9 đến 12 thêm lần nữa.
- Bước 13: Sau khi đã hít hết liều thuốc, bạn mở ống hít và đổ vỏ viên nang thuốc ra khỏi dụng cụ, vứt vào thùng rác, đóng ống hít và đóng nắp dụng cụ hít trở lại, cất vào nơi khô thoáng.
Chú ý quan trọng:
- Bạn không được nuốt viên nang thuốc.
- Không được đi súc miệng ngay sau khi hít thuốc.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ, bạn chỉ nên dùng thuốc mỗi ngày 1 lần duy nhất vào một giờ nhất định để có hiệu quả tốt nhất mà lại không bị quên liều.
Nếu bệnh nhân lỡ quên dùng thuốc thì cần phải dùng lại 1 liều sớm nhất có thể.
Chống chỉ định của thuốc Ultibro Breezhaler
Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Indacaterol hay Glycopyrronium hay bất kì thành phần nào khác của thuốc.
Bệnh nhân đang bị tắc nghẽn đường thở do dị vật hoặc bệnh nhân không có phản ứng hô hấp.
Tác dụng phụ của thuốc Ultibro Breezhaler
Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
- Các phản ứng mẫn cảm trên đường hô hấp như : ho, hắt hơi, đau rát hầu họng (có thể do kích ứng niêm mạc hầu họng), ghi nhận một số bệnh nhân còn gặp tình trạng viêm hầu họng, viêm xoang hay viêm mũi, có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn sau khi dùng thuốc Ultibro Breezhaler.
- Các phản ứng phụ trên thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, nhức đầu.
- Số ít bệnh nhân còn có các phản ứng khác như đau bụng, chướng bụng do khó tiêu, sâu răng hay đau cơ xương khớp, tức ngực sau khi dùng Ultibro Breezhaler một thời gian.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Ultibro Breehaler
Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì đều phải hiểu rằng những căn bệnh này là không chữa khỏi hoàn toàn được, các biện pháp điều trị và cả thuốc Ultibro Breezhaler đều chỉ là điều trị triệu chứng và cố gắng ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển xấu thôi. Để phối hợp với thuốc Ultibro Breezhaler trong điều trị, bệnh nhân cần:
- Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
- Không được hút thuốc lá và tốt nhất tránh xa những nơi có khói thuốc lá, khói bụi và các chất hóa học bay hơi khác.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra sức khỏe định kì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ y tế nếu bệnh tình trở nặng hơn.
Chú ý về những đối tượng bệnh nhân sử dụng thuốc
Vì thuốc được đào thải chủ yếu qua đường gan và thận nên bệnh nhân bị bí tiểu hay bệnh gan không nên dùng thuốc vì có thể ở bệnh nhân này thời gian đào thải thuốc sẽ bị kéo dài hơn so với bình thường.
Thuốc có tác động nhất định lên hệ β – adrenergic nên các bệnh nhân đang mắc các bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, tăng huyết áp … hay các bệnh nhân có đáp ứng bất thường với các thuốc thuộc nhóm cường β giao cảm, bệnh nhân đang bị đái tháo đường, bệnh nhân bị nhiễm độc tuyến giáp… không được dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ và cân nhắc lợi hại.
Bệnh nhân đang mắc các bệnh liên quan đến thần kinh như động kinh, trầm cảm và đang sử dụng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… không nên dùng thuốc Ultibro Breezhaler.
Bệnh nhân dưới 18 tuổi không được dùng thuốc Ultibro Breezhaler vì các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng lên hệ tim mạch và thần kinh
Ảnh hưởng của thuốc Ultibro Breezhaler lên phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú không phải đối tượng an toàn cho việc sử dụng thuốc Ultibro Breezhaler vì các nghiên cứu hiện nay chưa chứng minh được độ an toàn của thuốc này khi dùng cho bệnh nhân. Các đối tượng bệnh nhân thuộc nhóm này không nằm trong nhóm đối tượng bệnh nhân được thử nghiệm thuốc, các bằng chứng hiện nay cũng chưa khẳng định được thuốc có qua nhau thai hay sữa ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
Do vậy chỉ bác sĩ mới quyết định được các đối tượng này có được phép sử dụng thuốc Ultibro Breezhaler hay không.
Tương tác của thuốc Ultibro Breezhaler với các thuốc khác
Các thuốc chứa các hoạt chất là những chất tác động lên hệ β giao cảm khác hoặc các thuốc đối kháng thụ thể muscarinic khi dùng chung với Ultibro Breezhaler có thể tương tác làm giảm hoặc tăng hiệu lực của nhau có thể gây quá liều hoặc không đủ liều điều trị, bệnh nhân cần chú ý các trường hợp này khi dùng thuốc.
Tốt nhất bạn nên báo với bác sĩ tiền sử bệnh và các thuốc bạn đang dùng hiện tại để bác sĩ cân nhắc bạn nên sử dụng thuốc Ultibro Breezhaler sao cho đúng nhất.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Ultibro Breezhaler
Quá liều
Trường hợp quá liều thường hiếm khi xảy ra vì khoang chứa thuốc của dụng cụ hít chỉ chứa được 1 viên thuốc 1 lúc. Tuy nhiên nếu nhận ra mình quá liều thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem mình có gặp tác dụng phụ nào đáng kể hay không và xử lý kịp thời.
Quên liều
Sự quên liều có thể dẫn đến các cơn khó thở cấp sẽ dễ xảy ra hơn, bạn nên dùng thuốc vào một thời điểm trong ngày để tránh tình trạng này. Nếu quên thuốc, bạn nên dùng lại sớm nhất có thể 1 liều, tuy nhiên bạn cũng không nên dùng liền 2 liều 1 lúc vì như vậy có thể dẫn đến quá liều hay gặp các tác dụng phụ như chúng tôi kể tới ở trên.
Thuốc Ultibro Breezhaler giá bao nhiêu?
Hiện tại, một hộp thuốc Ultibro Breezhaler có 5 vỉ, mỗi vỉ 6 viên nang cứng sẽ có giá 850.000 đồng. Tuy nhiên trong mỗi hộp này bạn sẽ được tặng kèm một dụng cụ hít thuốc chuyên dụng mà chúng tôi kê tới ở trên.
Thuốc Ultibro Breezhaler bán ở đâu Hà Nội, Tp HCM?
Vì là một thuốc có đối tượng bệnh nhân khá đông nên Ultibro Breezhaler được bán tại nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua Ultibro Breezhaler ở các hiệu thuốc sau:
- Tại Hà Nội: Nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai, nhà thuốc Bệnh viện Phổi Hà Nội, nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tôi muốn mua một hộp ULTIBRO có gởi đuoc không
tôi muốn mua 1 hộp ULTIBRO có gửi được không
Bên em gửi hàng toàn quốc anh nhé.
Tôi cần mua một hộp
Tôi cần mua một hộp
Anh vui lòng để lại sdt hoặc inbox vào fanpage hoặc liên hệ hotline 0333 40 50 80 để đặt hàng ạ.
Tôi muon mua 02 hôp thuôc ultibro, gui vê đia chỉ 12 giải phóng phường 4 quận tân bình
Chị vui lòng inbox vào fanpage Heal Central link sau https://www.facebook.com/HealCentral hoặc gọi hotline 0333 40 50 80 để được tư vấn ạ.